Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 72)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết

kết quả học tập của học sinh

Từ kết quả khảo sát thực trạng, có thể nêu lên những nhận định, đánh giá chung về thực trạng nhƣ sau:

2.5.1. Ưu điểm

Tất cả các CBQL và hầu hết giáo viên đƣợc khảo sát đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đổi mới hoạt động KT, ĐG cũng nhƣ các biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh hiện nay. Phần lớn đều coi trọng vai trò và nhận biết đƣợc các chức năng của KT-ĐG góp phần định hƣớng, điều chỉnh quá trình dạy học.

Bƣớc đầu đã thấy đƣợc sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ GV trong việc cải thiện nội dung, phƣơng pháp, hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS.

Đa số CBQL và GV đều có năng lực chuyên môn trong công tác KT, ĐG kết quả học tập của HS, có khả năng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động KT, ĐG trong nhà trƣờng.

Công tác KT, ĐG có sự chỉ đạo tƣơng đối thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm chuyên môn và GV trong trƣờng.

Có ngân hàng đề kiểm tra của một số bộ môn, hàng năm có bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu của bộ môn và của Bộ GD&ĐT. Đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động KT, ĐG.

Các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn cơ bản đáp ứng đƣợc tối thiểu cho hoạt động này và nhà trƣờng có đầy đủ các công cụ pháp quy để tiến hành KT, ĐG. Đến nay, hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đã đạt

đƣợc một số hiệu quả nhất định và đã mang lại nhiều tác dụng tốt cho hoạt động dạy – học.

2.5.2. Hạn chế

Còn một bộ phận CBQL và GV chƣa nhận thức sâu sắc về tác dụng của KT, ĐG kết quả học tập của HS, chƣa tích cực chủ động trong việc đổi mới KT, ĐG.

Việc chỉ đạo của hiệu trƣởng đối với các tổ chuyên môn chƣa thực sự đi vào chiều sâu. Công tác bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng đối với hoạt động KT, ĐG còn sơ sài mang tính hình thức, chƣa sâu vào thực tiễn.

Việc KT, ĐG kết quả học tập của HS đôi khi chƣa thật sự hiệu quả là do: - Chƣa biết cách sử dụng KT, ĐG để tạo động lực, khuyến khích động viên học sinh trong học tập. Chƣa kết hợp các hình thức KT, kết quả học tập của HS.

- GV chƣa hiểu sâu sắc về các phƣơng pháp KT, ĐG, chƣa nắm đƣợc kỹ thuật soạn câu hỏi kiểm tra.

- Kỹ năng sử dụng các thiết bị, phƣơng tiện cũng là một hạn chế lớn. Hiện chỉ có chủ yếu các CBQL và GV trẻ có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị hiện đại nên gặp khó khăn nhất định khi công việc KT, ĐG kết quả học tập của HS đòi hỏi sự khách quan, chính xác và nhanh chóng dù phải xử lý một khối lƣợng thông tin lớn.

- Năng lực tự KT, ĐG của HS cũng là một hạn chế lớn cho việc đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS. Học sinh vẫn thụ động chờ đƣợc giáo viên KT, ĐG. Việc KT, ĐG gần đƣợc xem nhƣ là công việc độc quyền của GV.

Cơ sở vật chất mới tạm đủ để đáp ứng cơ bản việc KT, ĐG nhƣng nếu muốn đổi mới KT, ĐG kết quả học tập của HS thì cần có sự cải thiện rất lớn.

chƣa đƣợc thực hiện một cách đồng bộ, khách quan, khoa học. Vì thiếu các tiêu chuẩn, tiêu chí. Công tác thanh tra, kiểm tra mang nặng tính hành chính, thủ tục, chƣa giúp ích đƣợc nhiều cho việc nâng cao hiệu quả KT, ĐG. Việc kiểm tra chủ yếu đƣợc thực hiện trong nội bộ trƣờng học nên tình trạng vị nể, bỏ qua các sai sót còn diễn ra phổ biến nên chƣa mang lại tác dụng tƣ vấn, thúc đẩy cho đối tƣợng đƣợc kiểm tra.

Việc thực hiện các chức năng quản lý trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh chƣa chặt chẽ còn nhiều bất cập nhƣ: Công tác xây dựng kế hoạch KT, ĐG chƣa thƣờng xuyên; Chƣa thành lập đƣợc bộ phận khảo thí độc lập để thực hiện KT, ĐG kết quả học tập của HS; Công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện kế hoạch chƣa thƣờng xuyên, còn mang tính đối phó, chậm đổi mới.

2.5.3. Nguyên nhân

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Về mặt nhận thức của CBQL và GV là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng về hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS cũng nhƣ thực trạng quản lý hoạt động này còn nhiều hạn chế. Hầu nhƣ CBQL và GV khi đƣợc khảo sát đều trả lời coi trọng hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, tuy nhiên nhận thức chƣa thật sự đầy đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò và ý nghĩa của hoạt động này trong nhà trƣờng.

Hầu hết các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã chƣa có biện pháp quản lý một cách đồng bộ các khâu trong quá trình KT, ĐG, do vậy việc GV hiểu khác nhau về chuẩn kiến thức, kỹ năng dẫn đến việc yêu cầu đối với HS là khác nhau, dẫn đến kết quả đánh giá chƣa đồng đều và chính xác. Nhiều GV chƣa nhận thức đƣợc sự cần thiết phải đánh giá HS đúng thực chất, hơn nữa nếu đánh giá không đúng thực chất năng lực của HS thì bản thân GV cũng chƣa bị bất cứ một chế tài nào.

đội ngũ CBQL và GV cũng là một nguyên nhân cơ bản làm cho hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS chƣa đạt hiệu quả cao nhƣ mong muốn. Năng lực hiểu biết và lãnh đạo của đội ngũ CBQL về hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS còn hạn chế, giao khoán hoạt động này cho tổ chuyên môn và GV, ít tiến hành kiểm tra đánh giá đối với hoạt động này.

2.5.3.2 Nguyên nhân khách quan

Quy trình KT, ĐG kết quả học tập của học sinh chƣa tạo đƣợc sự đồng bộ và thống nhất trong việc chỉ đạo sử dụng các phƣơng pháp trong KT, ĐG kết quả học tập của HS đôi khi còn định tính thông qua nhận xét của GV nhƣ môn thể dục, Mĩ thuật, Âm nhạc còn mơ hồ chƣa có hƣớng dẫn cụ thể các tiêu chí đánh giá để GS làm cơ sở đánh giá chính xác kết quả học tập của HS dẫn đến việc đánh giá theo cảm tính, không đảm bảo tính khách quan, công bằng.

Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động KT, ĐG ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nhƣ: phòng học, máy photocoppy, hệ thống phòng máy vi tính, phòng thực hành, hệ thống loa, các trang thiết bị dạy học... tƣơng đối đầy đủ, đảm bảo phục vụ dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế nhƣ phần mềm xáo đề trắc nghiệm khách quan chƣa đƣợc GV sử dụng.

Hầu nhƣ các trƣờng đều cố gắng xây dựng môi trƣờng giáo dục lành mạnh, động cơ, thái độ nghiêm túc, đúng đắn trong học tập và kiểm tra. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận nhỏ GV chƣa coi trọng công việc KT, ĐG, một phần chạy theo chỉ tiêu, thành tích và nhất là cách xét HS tốt nghiệp THCS.

Việc quản lý dạy thêm, học thêm ở các trƣờng THCS tên địa bàn thị xã tƣơng đối nghiêm túc, tuy nhiên vẫn còn tình trạng dạy thêm không đúng quy định vẫn còn xảy ra, tạo rào cản lớn dẫn đến tiêu cực trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

Có thể nói, Phòng GD&ĐT thị xã Hoài Nhơn trong những năm qua, đã có nhiều cố gắng trong quản lý, chỉ đạo các trƣờng THCS thực hiện tốt hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS, song vẫn còn nhiều hạn chế. Yếu tố đổi mới chƣa mạnh mẽ, toàn diện, chƣa đi vào chiều sâu và ổn định. Hiệu quả, chất lƣợng hoạt động KT, ĐG chƣa góp phần mạnh mẽ đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Vì vậy, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa đối với công tác quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của thị xã

Tiểu kết chƣơng 2

Qua tìm hiểu thực trạng hoạt động KT, ĐG và quản lý KT, ĐG kết quả học tập của học sinh ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi nhận thấy hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đã có nhiều cố gắng và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên trong quá trình quản lý, chỉ đạo và thực hiện vẫn còn một số hạn chế ở một số khâu trong quy trình KT, ĐG; quá trình quản lý, tổ chức hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS và quản lý công tác chấm, trả bài kiểm tra. Có rất nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân xuất phát từ yếu tố đội ngũ nhà giáo là chủ đạo, tiếp đến là những giới hạn bởi kỹ thuật KT, ĐG và cách thức quản lý hoạt động này.

Tóm lại, để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần có các biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS một cách hợp lí , khoa học và mang tính thực tiễn. Có nhƣ vậy mới tác động đồng bộ tới các khâu, các chủ thể của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động dạy học nói chung, hoạt động KT, ĐG nói riêng ở các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu trên, luận văn tiếp tục nghiên cứu đề xuất các biện pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS các trƣờng THCS thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ

HOÀI NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học.

Các biện pháp đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục đã thừa nhận. Nó phản ánh khách quan quá trình quản lý của ngƣời CBQL, phù hợp với các đối tƣợng và các quy luật của các quá trình giáo dục. Bất kỳ một biện pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý giáo dục nói chung hay quản lý hoạt động KT, ĐG nói riêng đều phải đảm bảo tính pháp lý, tức là phải phù hợp với quan điểm đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc về giáo dục. Tính khoa học còn đƣợc thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm vững vàng và tính hiệu quả cao, tức là phải phù hợp với quá trình đổi mới mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học…

3.1.2. Nguyên tắc phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình .

Các biện pháp đề ra trên cơ sở phù hợp với mục tiêu và nội dung chƣơng trình đào tạo. Đồng thời, phải đánh giá đƣợc năng lực của từng học sinh, đánh giá đƣợc quá trình đào tạo; đảm bảo theo chiều hƣớng phát triển nhằm cải thiện, nâng cao chất lƣợng công tác quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển.

Hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS là một thành tố của quá trình dạy học, do vậy những biện pháp đƣa ra không thể phủ nhận những biện

pháp đã có từ trƣớc mà phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc. Đồng thời, phải đảm bảo tính phát triển để có thể áp dụng biện pháp trong một thời gian dài và luôn phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục ngày nay. Việc đánh giá đƣợc tiến hành công khai, kết quả đƣợc công bố kịp thời, tạo động lực để thúc đẩy đối tƣợng vƣơn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế các mặt xấu, giúp con ngƣời ngày càng hoàn thiện hơn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn.

Công tác KT, ĐG kết quả của HS THCS ở các trƣờng trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực. Song, thực tiễn các quy trình, cách tổ chức và thực hiện trong KT, ĐG còn chƣa thống nhất và chƣa đảm bảo, nhiều GV còn đánh giá theo cảm tính, thiếu khách quan chƣa khoa học. Vì vậy, trong công tác chỉ đạo việc KT, ĐG kết quả học tập của HS THCS, Phòng GD&ĐT thị xã Hoài Nhơn và Hiệu trƣởng khi đƣa ra biện pháp chỉ đạo phải phù hợp với tình hình thực tiễn của các nhà trƣờng trên địa bàn thị xã.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp và khả thi.

Tính khả thi đƣợc đề cập tới sự phù hợp của lí luận và thực tiễn; các biện pháp quản lý đề xuất phải có lí luận chặt chẽ nhƣng đồng thời phải phù hợp đặc điểm của các trƣờng: từ phù hợp với HS, GV đến phù hợp với các nhân tố khác trong nhà trƣờng. Nói cách khác là phải sử dụng đƣợc trong thực tế. Muốn vậy, các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng trong thực tế qua thăm dò, điều tra…

Các biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS các trƣờng THCS thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đƣợc đề xuất phải có tác dụng đổi mới và nâng cao quản lý hoạt động KT, ĐG, nhƣng phải đảm bảo tính khả thi. Các biện pháp đƣa ra đảm bảo tính khả thi, phải cụ thể, phù hợp với đối tƣợng, điều kiện thực hiện, đảm bảo hài hòa các lợi ích, đảm bảo khả

năng thực hiện trong thực tế ở nhà trƣờng. Nếu xác lập và áp dụng các biện pháp quản lý không đảm bảo các yêu cầu trên, sẽ không mang lại hiệu quả, gây tổn thất về thời gian và công sức.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh các trƣờng trung học cơ sở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định học sinh các trƣờng trung học cơ sở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho cán bộ quản lý, GV và HS.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh trong trƣờng THCS đối với CBQL, GV và HS. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và KT, ĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thông nhằm làm tốt công tác KT, ĐG kết quả học tập của HS trƣớc yêu cầu mới: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Có nhận thức đúng, mới có hành động đúng. Có quyết tâm thực hiện thì mới có thành công. Hoạt động quản lý muốn thành công và đạt hiệu quả cũng phải bắt nguồn từ việc tạo chuyển biến, tích cực, tự giác cho chủ thể quản lý. Vì vậy, để hoạt động KT, ĐG đạt hiệu quả, trƣớc hết ngƣời Hiệu trƣởng phải có nhận thức đúng, sâu sắc và đầy đủ về vấn đề này, vì đây là ngƣời có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo tập thể nhà trƣờng.

Hơn nữa, hoạt động quản lý là hoạt động tác động có chủ đích, tự giác đến tập thể nhiều ngƣời. Do đó, kết quả của hoạt động quản lý là kết quả của các cá thể trong tập thể đã đƣợc tác động. Điều này có ý nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 72)