Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 80)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học

học sinh các trƣờng trung học cơ sở thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm đối với kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho cán bộ quản lý, GV và HS.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của học sinh trong trƣờng THCS đối với CBQL, GV và HS. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và KT, ĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thông nhằm làm tốt công tác KT, ĐG kết quả học tập của HS trƣớc yêu cầu mới: đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Có nhận thức đúng, mới có hành động đúng. Có quyết tâm thực hiện thì mới có thành công. Hoạt động quản lý muốn thành công và đạt hiệu quả cũng phải bắt nguồn từ việc tạo chuyển biến, tích cực, tự giác cho chủ thể quản lý. Vì vậy, để hoạt động KT, ĐG đạt hiệu quả, trƣớc hết ngƣời Hiệu trƣởng phải có nhận thức đúng, sâu sắc và đầy đủ về vấn đề này, vì đây là ngƣời có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo tập thể nhà trƣờng.

Hơn nữa, hoạt động quản lý là hoạt động tác động có chủ đích, tự giác đến tập thể nhiều ngƣời. Do đó, kết quả của hoạt động quản lý là kết quả của các cá thể trong tập thể đã đƣợc tác động. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc quản lý KT, ĐG kết quả học tập của HS. Có nghĩa là, để hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS có hiệu quả, đòi hỏi tất cả mọi ngƣời tham gia hoạt động trong hệ thống KTĐG ấy phải có ý

thức, khả năng và nỗ lực phối hợp thực hiện.

Quán triệt đến CBQL, GV và HS các quy chế chuyên môn, các văn bản pháp quy về giáo dục nói chung, về mục tiêu, chƣơng trình sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ về KT, ĐG nói riêng nhƣ: cách thức tổ chức các kỳ kiểm tra định kỳ, cấu trúc đề kiểm tra.... Từ đó, dẫn đến hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đi vào quy cũ, đúng quy định, tuân theo quy chế, lấy quy chế làm cơ sở và căn cứ để xây dựng mục tiêu, yêu cầu của công tác KT, ĐG kết quả học tập của HS.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Quá trình dạy – học bao gồm nhiều thành tố. Chúng có quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đổi mới nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, ... dạy học. Vì vậy, cần thiết phải có các hoạt động đổi mới KT, ĐG phù hợp, tƣơng ứng với các thành tố khác.

KT, ĐG là một trong các biện pháp hữu hiệu giúp thu thập thông tin ngƣợc. KT, ĐG khách quan, nghiêm túc, trung thực sẽ giúp phản ánh đúng thực chất hoạt động dạy - học. Từ đó, có các biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và hoạt động quản lý.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác KT, ĐG phải đƣợc học tập, bồi dƣỡng về hoạt động đánh giá kết quả học tập trong giáo dục; phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động KT, ĐG nhƣ sử dụng phần mềm soạn thảo và chấm bài kiểm tra trắc nghiệm, quản lý ngân hàng đề kiểm tra, sử dụng công cụ thống kê toán học trong việc xử lý kết quả kiểm tra.

Chuẩn hoá năng lực của đội ngũ giáo viên: tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ sƣ phạm cho GV trong hoạt động KT, ĐG nhƣ: kỹ năng trong việc lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giảng dạy, kỹ năng thiết kế các loại đề kiểm tra theo xu hƣớng đánh giá hiện nay, kỹ năng chấm kiểm tra.

Bên cạnh đó, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác coi kiểm tra nhƣ quy trình coi kiểm tra; trách nhiệm, nhiệm vụ của cán bộ coi kiểm tra, xử lý các tình huống trong lúc thực hiện công tác KT, ĐG…

KT, ĐG phải bảo đảm đƣợc tiến hành khách quan, thận trọng và khoa học trên cơ sở KT, ĐG kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS. Hoạt động KT, ĐG phải xuyên suốt, kết hợp cả kiểm tra thƣờng xuyên và kiểm tra định kỳ và phải đánh giá, ghi nhận đƣợc sự tiến bộ, phát triển trong suốt quá trình học tập của HS.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề về đổi mới mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, đổi mới hình thức KT, ĐG, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho các lực lƣợng tham gia vào quá trình đánh giá để góp phần nâng cao nghiệp vụ về KT, ĐG. Sau các đợt tập huấn, có tổ chức đánh giá kết quả nhận thức của những thành viên tham dự lớp tập huấn để rút kinh nghiệm, hoàn thiện nội dung, chƣơng trình với mục đích nâng cao năng lực, trách nhiệm kiểm tra, đánh giá cho CBQL và GV.

Đối với HS, đòi hỏi các nhà quản lý và GV cần phải giải thích, giáo dục cho các em nhận thức đúng đắn và đầy đủ về công tác KT, ĐG ở trƣờng THCS. Để làm đƣợc điều này, có thể lồng ghép tiết nói chuyện dƣới cờ hoặc trong giờ sinh hoạt lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm.

3.2.1.4. Lưu ý khi vận dụng

Thƣờng xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác KT, ĐG. Đồng thời, Hiệu trƣởng triển khai kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở GV thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo đó.

Phân công cụ thể về trách nhiệm của các thành viên nhà trƣờng để tổ chức các chuyên đề, hội thảo thật sự hiệu quả.

HS tiếp cận các tài liệu tham khảo của các môn học.

3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và quản lý hoạt động KT, ĐG nói riêng. Chức năng này không chỉ đƣợc thực hiện cuối một chu trình quản lý mà còn phải thực hiện thƣờng xuyên song song với việc thực hiện các chức năng khác. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS với mục tiêu là xem xét hoạt động KT, ĐG có diễn ra đúng theo kế hoạch, đúng theo quy trình đã đề ra không? Những biện pháp tác động vào hoạt động KT, ĐG có đem lại hiệu quả không? Đồng thời, điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục của nhà trƣờng.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trƣởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trƣởng quản lý chuyên môn và Tổ trƣởng chuyên môn tiến hành các nội dung cụ thể nhƣ sau:

Kiểm tra việc tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nhận thức, nghiệp vụ và công tác KT, ĐG cho GV, cũng nhƣ năng lực cần thiết của mỗi GV về việc dạy và KT, ĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng.

Kiểm tra quá trình tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ của các tổ bộ môn, kiểm tra nội dung, phƣơng pháp ra đề của các tổ nhóm bộ môn có bám theo đúng nội dung chƣơng trình yêu cầu, bám sát ma trận đề, phù hợp với trình độ của HS không? Cách tổ chức kiểm tra đã đảm bảo tính khoa học, khách quan và công bằng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS chƣa? Thông qua đó, đánh giá lại kế hoạch và công tác chuẩn bị đã hợp lý chƣa sẽ điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

trợ cho hoạt động TK, ĐG nhƣ: phòng kiểm tra, hệ thống máy tính, các phần mềm hỗ trợ ra đề, biểu mẫu…

Kiểm tra quy trình chấm, trả bài, vào điểm đúng của GV (kiểm tra thƣờng xuyên chậm nhất 1 tuần sau khi tiến hành kiểm tra, kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ không quá 3 ngày sau kiểm tra). Kiểm tra tính chính xác, đảm bảo sự khách quan và công bằng trong quá trình GV thực hiện các quy trình trên.

Kiểm tra kết quả đạt đƣợc sau khi tiến hành kiểm tra các khối lớp, tiến hành đối chiếu, so sánh kết quả đạt đƣợc giữa các lớp, giữa các GV dạy cùng môn, cùng khối lớp để kích thích phong trào thi đua dạy tốt - học tốt của nhà trƣờng. Kiểm tra việc rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra của GV và tổ bộ môn.

3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp

Bộ phận chuyên môn nhà trƣờng cần xây dựng chế độ kiểm tra, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS. Xây dựng cơ sở dữ liệu nhà trƣờng về ngân hàng đề kiểm tra. Thƣờng xuyên gửi kết quả học tập của HS về cho phụ huynh học sinh thông qua hệ thống tin nhắn vn.edu của nhà trƣờng để phụ huynh kịp thời điều chỉnh việc học và quan tâm đến việc học của con mình.

Hiệu trƣởng kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn để nắm bắt tình hình việc thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng về thực hiện quy chế chuyên môn trong công tác KT, ĐG có đúng không? Có đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp và nội dung KT, ĐG theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định không? Đồng thời, hiệu trƣởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho Phó hiệu trƣởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra đôn đốc công việc để nắm bắt chính xác thông tin và cùng cấp dƣới giải quyết những vƣớng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện KT, ĐG kết quả học tập của HS.

giúp CBQL nhà trƣờng nắm đƣợc nội dung GV tiến hành KT, ĐG trong giờ dạy của GV. Kiểm tra hàng tháng các con điểm trên hệ thống sổ điểm sẽ nắm đƣợc thông tin về việc chấm và trả bài của GV có đảm bảo đúng kế hoạch không? Đặc biệt là nắm đƣợc kết quả của HS để từ đó điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS

So sánh, đối chiếu kết quả kiểm tra mà HS đạt đƣợc so với chỉ tiêu đề ra ở đầu năm. So sánh kết quả GV tiến hành kiểm tra trên lớp với kết quả kiểm tra chung toàn khối, kiểm tra gƣiax kỳ, kiểm tra cuối kỳ để kiểm tra sự đồng bộ, nhất quán trong công tác KT, ĐG nhằm hạn chế việc chạy theo thành tích của một số GV đã tạo ra kết không đúng thực chất của HS.

Đƣa ra các tiêu chí thi đua cuối năm giữa các giáo viên đối với việc hoàn thành nhiệm vụ KT, ĐG kết quả học tập của HS. Tuyên dƣơng, khen thƣởng những GV hoàn thành xuất sắc, có thành tích cao trong công tác KT, ĐG để động viên, khích lệ kịp thời góp phần hành thành tốt nhiệm vụ năm học.

3.2.2.4. Lưu ý khi vận dụng

Quản lý công tác KT, ĐG kết quả học tập của HS không thể quy về một chức năng duy nhất nào đó mà phải xem xét trên rất nhiều yếu tố, bởi vì các chức năng đều có sự thống nhất, quan hệ biện chứng với nhau, đƣợc thực hiện theo trình tự khác nhau. Chính vì thế, để công tác KT, ĐG kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện các chức năng quản lý cần phải đồng bộ, linh hoạt và cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau.

3.2.3. Quản lý nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách hiệu quả.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo tính nhất trong nội dung và cấp độ yêu cầu đối với từng khối lớp và đảm bảo tính công bằng khách quan trong kiểm tra, đồng thời phải bám sát kỹ năng trong nội dung. Từ đó thông qua kết quả kiểm tra để có

sự đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm giúp HS lĩnh hội tri thức tốt hơn và phù hợp với năng lực của từng đối tƣợng HS, giúp cho việc đánh giá năng lực thực của học sinh đạt hiệu quả. Ngoài ra biện pháp này khắc phục đƣợc những tiêu cực có thể xảy ra khi hiện tƣợng dạy thêm, học thêm tràn lan nhƣ hiện nay, tạo đƣợc sự công bằng, khách quan trong đánh giá, tạo cho HS yên tâm học tập. Đồng thời, tiếp cận phƣơng pháp đánh giá mới theo hƣớng đánh giá năng lực thực của HS hiện nay, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới nền giáo dục và đổi mới trong hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

Khi KT, ĐG kết quả học tập của HS, GV cần tăng cƣờng sử dụng các hình thức kiểm tra hiện đại, đa dạng, phù hợp, tránh KT, ĐG máy móc, đơn điệu.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tạo sự thống nhất cao trong nội dung kiểm tra theo từng môn học, từng khối lớp, từng thời điểm theo đúng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, đổi mới phƣơng pháp KT, ĐG theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thông và đánh giá đúng năng lực ngƣời học.

Xây dựng ma trận hai chiều với các đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao với sự thống nhất trong tổ, nhóm bộ môn.

Nội dung đề phải bám sát theo ma trận đã đƣợc thống nhất. Việc đƣa ra đề đảm bảo bám theo ma trận còn hạn chế đƣợc tình trạng học tủ, học lệch ở HS, đảm bảo đề ra phải xuyên suốt bao quát chƣơng trình, đúng trọng tâm và vừa sức.

Xây dựng hệ thống bài tập đa dạng, chất lƣợng bài tập đƣợc chú trọng trong kiểm tra, có sự lồng ghép bài tập bài tập vào giờ học và sự liên kết giữa các bài tập với nhau trong quá trình dạy học để phát huy khả năng tổng hợp, phân tích của HS.

Để đánh giá chính xác năng lực của HS, GV cần xây dựng cấu trúc đề kiểm tra với một hệ thống câu hỏi yêu cầy với nhiều cấp độ khác nhau từ thấp đến cao nhƣ: Tái hiện, vận dụng, giải quyết vấn đề và gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn để mở ra nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau cho HS. Từ đó có thể áp dụng các phƣơng pháp đánh giá mới phù hợp với yêu cầu mới nhƣ đánh giá dựa vào kết quả công việc, đánh giá theo kết quả nhóm, đánh giá quá trình…

GV phải trau dồi kỹ năng sử dụng các phƣơng pháp, hình thức KT, ĐG kết quả học tập của HS THCS sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp dạy học, trình độ HS nhằm đánh giá HS một cách khách quan, toàn diện và công khai. Các phƣơng pháp, hình thức KT, ĐG chủ yếu bao gồm: kiểm tra tự luận, kiểm tra trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, thảo luận, giải quyết tình huống, thí nghiệm - thực hành, ...

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

Tăng cƣờng tổ chức bồi dƣỡng GV về kĩ năng ra đề theo yêu cầu mới. GV sử dụng các hình thức kiểm tra phù hợp với yêu cầu mới đặt ra nhƣng đảm bảo theo chuẩn kiến thức kỹ năng cấp giáo dục phổ thông.

Thông qua các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, Hiệu trƣởng yêu cầu phải có sự thảo luận thống nhất trong tổ, nhóm về nội dung ra đề, cách tổ chức kiểm tra cho từng nội dung chƣơng trình, bài cụ thể (thể hiện thông qua biên bản sinh hoạt tổ, nhóm bộ môn). Nhất là, thảo luận để đƣa ra ma trận hai chiều và đƣợc thông báo đến tất cả các thành viên trong nhóm giảng dạy cùng khối lớp đƣợc kiểm tra. Có nhƣ vậy, mới đảm bảo tính công bằng, trung thực và khách quan trong công tác KT, ĐG kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 80)