Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 99 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn: Luận văn gồm 3 phần

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp đƣợc đề xuất nêu trên đều có tính độc lập tƣơng đối và có những đặc điểm riêng nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau, thúc đẩy phát triển, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, hƣớng tới mục tiêu hoàn thiện hệ thống KT, ĐG kết quả học tập của HS. Trong mối quan hệ đó, có thể thấy:

Biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS có vai trò then chốt và có vị trí tiên quyết, vì nếu muốn nâng cao chất lƣợng quản lý

hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS đạt đƣợc kết quả tốt trƣớc tiên phải nâng cao nhận thức cho đội CBQL, GV và HS. Đây là tiền đề cho các biện pháp khác, nó ảnh hƣởng và chi phối đến tất cả các biện pháp còn lại.

Biện pháp tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập của HS là điều kiện kiểm tra việc thực hiện KT, ĐG có diễn ra đúng theo kế hoạch, đúng theo quy trình đã đƣợc xây dựng không; Những biện pháp tác động vào hoạt động KT, ĐG có đạt đƣợc mục đích không.

Biện pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS thuộc về biện pháp tác động đến quy trình thực hiện hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

Biện pháp đẩy mạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin thuộc về biện pháp hỗ trợ rất cần thiết và không thể thiếu nhằm trợ giúp các biện pháp khác thực hiện tốt hơn.

Biện pháp cuối cùng là đổi mới công tác kiểm tra giám sát các hoạt động KT, ĐG giúp Hiệu trƣởng quản lý tốt hơn hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS. Thông qua đó, tác động kiểm tra rà soát các khâu trong quá trình tổ chức KT, ĐG; Tác động tác động tới các biện pháp khác cùng phát triển.

Trong từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể, mỗi biện pháp có vị trí, vai trò khác nhau trong hệ thống các biện pháp, tùy theo từng thời điểm và điều kiện cụ thể của mỗi nhà trƣờng. Các biện pháp đề xuất nêu trên, nếu đƣợc phối hợp triển khai thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt sẽ tạo ra những bƣớc chuyển biến rõ rệt, có tính đột phá nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng công tác quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS.

Do vậy, Hiệu trƣởng cần triển khai thực hiện đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho nhà trƣờng. Muốn thực hiện đổi mới quản lý, Hiệu trƣởng cần phải có tinh thần chủ động

đổi mới, có quyết tâm cao, không ngừng học hỏi, tìm tòi; đặc biệt là phải tƣ duy để lựa chọn và thực hiện đồng bộ các biện pháp thật sự phù hợp với môi trƣờng giáo dục, với giáo dục đặc thù của nhà trƣờng. Biết cách khơi dậy ở tất cả mỗi thành viên trong nhà trƣờng cùng sát cánh với Hiệu trƣởng thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý. Các biện pháp trên đây không chỉ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục mà còn làm tăng hiệu quả quản lý hoạt động KT, ĐG kết quả học tập của HS tại các trƣờng THCS trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 99 - 101)