7. Kết cấu của đề tài
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty thì vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục nhƣ:
* Về phân loại chi phí sản xuất
Hiện tại, Công ty phân toàn bộ chi phí sản xuất thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Tuy nhiên, qua số liệu, sổ sách của Công ty liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng 3, 4 năm 2020 không thấy đề cập đến những chi phí nhƣ: chi phí giám sát công trình, chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí lán trại tạm thời phục vụ thi công, … Do đó, cho thấy Công ty không phản ánh chi phí gián tiếp vào chi phí sản xuất của công trình này, điều này sẽ làm cho giá thành của công trình không đầy đủ và không chính xác.
* Về dự toán chi phí sản xuất
Trong dự toán chi phí sản xuất tại Công ty có phân thành chi phí trực tiếp (chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công) và chi phí gián tiếp. Tuy
64
nhiên, khi so sánh giữa chi phí sản xuất dự toán và chi phí sản xuất thực tế phát sinh có sự chênh lệch quá lớn. Tổng chi phí dự toán là 853.719.324 đồng, chi phí thực tế phát sinh là 429.015.042 đồng. Nhƣ vậy, dự toán cao hơn thực tế 424.704.282 đồng. Điều này cho thấy số liệu dự toán của Công ty chƣa hợp lý, cần xem x t lại cơ sở lập dự toán, định mức, đơn giá dự toán hiện tại của Công ty để có sự điều chỉnh cho phù hợp, gần với chi phí thực tế, khi đó dự toán mới có ý nghĩa đối với Công ty.
Trong dự toán chi phí gián tiếp ở Bảng 2.2 cho thấy Công ty dự toán theo tỷ lệ % với chi phí trực tiếp là chƣa hợp lý, chẳng hạn nhƣ chi phí chung và chi phí nhà tạm ở và điều hành thi công bằng 6,2% và1,2% chi phí trực tiếp. Thực tế cho thấy rằng những chi phí này không có sự chênh lệch nhiều giữa các công trình, nếu tính theo % chi phí trực tiếp thì những công trình có chi phí trực tiếp lớn thì chi phí này cũng sẽ tăng theo. Điều này làm cho giá thành dự toán sẽ cao. Và đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí dự toán của Công ty chênh lệch quá lớn so với chi phí thực tế phát sinh.
* Về hạch toán chi phí sản xuất và sổ sách kế toán
Công trình đƣờng bê tông phát sinh trong hai tháng 3 và 4 năm 2020. Qua số liệu, chứng từ phản ánh trên Sổ chi tiết tài khoản 154 (Bảng 2.7 và 2.8) của công trình cho thấy Công ty hạch toán vào chi phí sản xuất các khoản chi phí nhƣ: xuất kho nguyên liệu cho xây lắp (tài khoản 152), khấu hao xe ô tô (tài khoản 214), chi phí lƣơng nhân công (tài khoản 334) và chi thuê máy thi công (tài khoản 111). Nhƣ vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty có thể có các vấn đề nhƣ sau:
- Công ty có phát sinh cách khoản chi phí về công cụ, dụng cụ nhƣng có thể đã phản ánh hết cho các công trình trƣớc, công trình này có sử dụng nhƣng không phân bổ chi phí nên không thể hiện khoản chi phí này.
- Công ty có khấu hao xe ô tô, tức có phát sinh chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) nhƣng không thấy phản ánh khoản mục chi phí này.
65
- Chi phí nhân công trực tiếp có phát sinh và đó là tiền lƣơng phải trả cho công nhân xây lắp. Tuy nhiên, không thấy Công ty trích bảo hiểm cho các công nhân này, không phát sinh tài khoản 338. Nếu công nhân là lao động có hợp đồng lao động thì Công ty nên trích bảo hiểm cho họ. Nếu Công ty chỉ thuê lao động bên ngoài thì mới không phát sinh các khoản trích bảo hiểm này.
- Khi tiến hành thi công công trình sẽ có bộ phận giám sát thi công, giám sát kỹ thuật. Nhƣng qua phản ánh tại sổ sách kế toán của Công ty cũng không thấy thể hiện khoản mục chi phí này.
Trên Sổ chi tiết tài khoản 154, chi phí sản xuất đƣợc chi tiết thành 4 nội dung là vật liệu (tài khoản 152), nhân công (tài khoản 334), khấu hao TSCĐ (tài khoản 214) và chi phí chung (tài khoản khác). Nhƣ vậy, Công ty tiến hành chi tiết chi phí sản xuất theo nội dung chi phí chứ không chi tiết theo khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung). Chẳng hạn khi xuất nguyên liệu cho xây lắp và xuất nguyên liệu cho máy thi công, nếu theo cách chi tiết trên sổ chi tiết của Công ty thì cả hai nghiệp vụ này đều đƣa vào cột vật liệu. Còn nếu chi tiết theo khoản mục chi phí thì hai nghiệp vụ này sẽ đƣợc phản ánh vào hai cột là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công. Do đó, việc chi tiết chi phí sản xuất trên sổ chi tiết của Công ty sẽ không cung cấp đƣợc thông tin về từng khoản mục chi phí sản xuất, gây khó khăn trong việc phân tích, đánh giá biến động theo từng khoản mục chi phí.
* Về phân tích biến động chi phí
Hiện nay, Công ty không có tiến hành phân tích biến động chi phí. Cuối năm, Công ty chỉ lập Báo cáo chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành. Trong báo cáo cũng chỉ thực hiện việc thống kê lại số liệu các khoản mục chi phí sản xuất và giá thành của các công trình phát sinh trong năm chứ chƣa có
66
sự phân tích, đánh giá chênh lệch giữa thực tế phát sinh và dự toán chi phí. Do đó, chƣa đánh giá đƣợc việc lập dự toán có lợi ích nhƣ thế nào đối với Công ty, cũng nhƣ không thấy đƣợc chi phí thực tế phát sinh thấp hơn hay cao hơn so với dự toán, biến động đó là do yếu tố nào, nguyên nhân từ đâu. Nên có thể dẫn đến tình trạng chi phí tăng không kiểm soát đƣợc và giá thành công trình sẽ tăng, làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty.