Mô tả quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở nội vụ tỉnh bình định (Trang 50 - 56)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Mô tả quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định

2.2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định. Qua đó, nhận diện được những thuân lợi, khó khăn trong công tác tổ chức hệ thống KSNB.

Mục tiêu khảo sát nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

- Thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống KSNB tại đơn vị như thế nào? - Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai và duy trì hệ thống KSNB tại đơn vị là gì?

- Giải pháp nào giúp đơn vị hoàn thiện hệ thống KSNB hiệu quả?

2.2.1.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát

Đối tượng khảo sát: Là công chức của Sở Nội vụ tỉnh Bình Định trong biên chế tổng số là 29 người.

2.2.1.3. Thu thập dữ liệu

Nguồn thu thập dữ liệu: Luận văn sử dụng hai nguồn dữ liệu để thực hiện nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp và Dữ liệu sơ cấp.

Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu được thu thập từ các nguồn công bố chính

thức, bao gồm:

+ DLTC bên trong: Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn dữ liệu thông tin rất phong phú, có thể thu thập và sử dụng ngay lập tức như nội quy, quy chế, báo cáo… + DLTC bên ngoài: Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã được xuất bản có được từ Nhà nước, Chính phủ, Bộ ngành, Chính quyền địa phương. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu cũng tạo nên nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ Internet. Trong thực tế, có rất nhiều DLTC có thể sử dụng được và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu thích hợp.

- Nguồn DLTC của luận văn được thu thập từ:

+ Các báo cáo, bài viết, bài tổng hợp nghiên cứu về hệ thống KSNB.

+ Các Luật liên quan tới công tác điều hành quản lý đơn vị; Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan tới công tác quản lý tài chính công; quản lý tài sản công, công tác thanh tra; kiểm toán; hoạt động kiểm tra; kiểm soát nội bộ;

+ Các Quy chế; Quyết định; các Báo cáo hoạt động; Báo cáo tài chính; Báo cáo tổng kết…của Sở Nội vụ trong giai đoạn 2017 - 2018.

( Cụ thể trong Danh mục, tài liệu tham khảo)

- Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thu thập trực tiếp tại nguồn dữ

liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. + Nguồn DLSC:

- Các DLSC được thu thập trực tiếp từ đối tượng, là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Vì vậy, các DLSC giúp nhà nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, phát hiện ra các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. DLSC được thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao, đảm bảo tính cập nhật, đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập DLSC lại thường phức tạp, mất thời gian và tốn kém. DLSC có thể thu

thập bằng việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra, cũng có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu sơ cấp.

- Nguồn DLSC của luận văn được thu thập qua kết quả khảo sát đánh giá về hệ thống KSNB của Sở Nội vụ trên phiếu điều tra.

- Sau khi đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Sở, tác giả sẽ nhận diện được những mặt chưa làm được trong hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó tác giả sẽ trao đổi trực tiếp với một số CBCC liên quan trong hệ thống KSNB tại Sở, nhằm tìm hiểu rõ nguyên nhân tồn tại trong hệ thống KSNB.

+ Mục đích khảo sát: là tìm hiểu đánh giá thực trạng về hệ thống KSNB của Sở theo 05 thành tố của INTOSAI, cụ thể:

- Môi trường kiểm soát; - Đánh giá rủi ro;

- Hoạt động kiểm soát; - Thông tin và truyền thông; - Hoạt động giám sát;

Từ đó, tác giả tổng hợp phân tích đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB của Sở.

- Thời gian khảo sát tháng 2 năm 2019. + Phương pháp khảo sát và phân tích:

- Liên hệ từng cá nhân trong dach sách đối tượng được khảo sát đã chọn đủ tiêu chuẩn, cung cấp phiếu điều tra (phụ lục 03).

Số phiếu phát ra 29 phiếu, sau khi khảo sát thu về 29 phiếu. Số phiếu đủ tiêu chuẩn để phân tích 29. Tổng hợp điểm kết quả điều tra theo đánh giá 5 mức độ.

- Sử dụng phần mềm thống kê IBM SPSS (Statistical Products for the Social Services) phiên bản 20.0 để xử lý số liệu, các bước tiến hành xử lý số liệu gồm:

→ Tổng hợp số liệu điều tra; → Mã hóa, nhập số liệu; → Phân tích số liệu;

- Bộ số liệu được mã hóa theo biến số (variables) và phân tích theo 05 mức độ đã được thiết kế theo bảng câu hỏi khảo sát.

- Phiếu điều tra được mã hóa theo các biến số lớn như sau: MT_ Môi trường kiểm soát;

RR_: Đánh giá rủi ro. KS_: Hoạt động kiểm soát; TT_ Thông tin truyền thông; GS_: Giám sát

Nhóm 1: Các biến số nằm trong nhóm biến số lớn thứ nhất (MT_) được mã hóa theo thứ tự từ 1 đến 20 (MT1 đến MT 20);

Nhóm 2: Các biến số nằm trong nhóm biến số lớn thứ hai (RR_) được mã hóa theo thứ tự từ 1 đến 5 (RR1 đến RR5);

Nhóm 3: Các biến số nằm trong nhóm biến số lớn thứ ba (KS_) được mã hóa theo thứ tự từ 1 đến 13 (KS1 đến KS13)

Nhóm 4: Các biến số nằm trong nhóm biến số lớn thứ tư (TT_) được mã hóa theo thứ tự từ 1 đến 11 (TT1 đến TT11)

Nhóm 5: Các biến số nằm trong nhóm biến số lớn thứ năm (GS_) được mã hóa theo thứ tự từ 1 đến 3 (GS1 đến GS3)

- Tổng cộng các câu hỏi là 52 câu, được hỏi và phân tích theo 05 biến số lớn. - Toàn bộ phiếu điều tra được phân tích bằng lệnh thống kê mô tả (Descriptive statistics) trong phần mềm SPSS, theo bảng sau:

Bảng 2.1 Ký hiệu, thuật ngữ sử dụng trong phân tích thống kê mô tả

Ký hiệu Diễn giải

Số mẫu điều tra (N) Số mẫu đạt tiêu chuẩn

Giá trị tối thiểu (Min) Số điểm thấp nhất được chọn Giá trị tối đa (Max) Số điểm cao nhất được chọn Giá trị trung bình (Mean) Điểm trung bình

2.2.1.4. Phương pháp khảo sát

Có nhiều phương pháp nghiên cứu, tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng loại phương pháp nào lại phụ thuộc vào loại số liệu cần được thu thập. Khi nào cần thông tin định lượng thì sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng (NCĐL). Nếu số liệu cần thu thập là định tính thì sử dụng các phương pháp định tính (NCĐT). Trong luận văn tác giả sử dụng phối hợp cả hai phương pháp, trong đó:

- NCĐT để hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra và giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL.

- NCĐL để hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu.

Phương pháp nghiên cứu định tính

NCĐT là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm đối tượng nghiên cứu từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp NCĐT sau:

- Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phân tích lý thuyết được sử dụng trong luận văn thông qua việc nghiên cứu và hệ thống hoá lý thuyết về hệ thống KSNB, các yếu tố của KSNB, vai trò, hạn chế của hệ thống KSNB.

- Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết trong luận văn được nghiên cứu từ:

+ Khuôn khổ báo cáo COSO 1992 và hướng dẫn KSNB khu vực công của INTOSAI 1992, COSO 2013;

+ Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; luật Ngân sách, luật Kế toán, luật Đấu thầu; các văn bản dưới luật: Nghị định, Thông tư. Các văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành: Quyết định; Quy trình; Chuẩn mực; Hướng dẫn…

+ Các Nội quy; Quy chế; Báo cáo của đơn vị. Sau đó được tác giả tổng hợp, sắp xếp, trình bày các luận cứ một cách logic nhằm làm rõ các luận điểm lý thuyết về hệ thống KSNB.

Trên cơ sở đó, tác giả phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ tỉnh bình Định

- Phương pháp diễn dịch liên quan đến các bước tư duy sau:

+ Phát biểu một giả thiết (dựa trên lý thuyết hay tổng quan nghiên cứu + Thu thập dữ liệu để kiểm định giả thiết;

+ Ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ giả thiết.

- Phương pháp quy nạp có ba bước tư duy:

+ Quan sát thế giới thực;

+ Tìm kiếm một mẫu hình để quan sát;

+ Tổng quát hóa về những vấn đề đang xảy ra.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

NCĐL là lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. NCĐL sử dụng một bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước theo một cơ cấu nhất định cho các đối tượng nghiên cứu, cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số. Trong luận văn tác giả sử dụng các phương pháp NCĐL sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Các kỹ thuật phân tích:

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. NCĐL được thực hiện thông qua bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết cùng các giả thuyết đã đặt ra.

- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu; từ đó, giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ đề ra quyết định lựa chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở nội vụ tỉnh bình định (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)