Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở nội vụ tỉnh bình định (Trang 72 - 76)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát

- Việc phổ biến, truyền đạt các quy tắc ứng xử, hướng dẫn về đạo đức tại Sở được thực hiện chưa tốt trong quá trình hoạt động.

- Các phòng trong Sở chưa hợp tác, mang tính chất tạo điều kiện cho nhau để hoàn thành công việc chưa thực sự phù hợp.

- Trong công tác kiểm soát hoạt động của CBCC chưa thật sự tốt và thường xuyên, cụ thể: CBCC chưa được kiểm tra nghiệp vụ theo định kỳ để sắp xếp, luân chuyển vị trí phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng với vị trí công việc.

- Vấn đề về chính sách nhân sự, vì khối lượng công việc nhiều và tình hình thực hiện tinh giản biên chế theo quy định số lượng biên chế có phần hạn chế nên cần phải được quan tâm.

- Chính sách khen thưởng còn mang tính định mức. Cơ chế quy định hàng năm mỗi đơn vị sẽ có bao nhiêu cá nhân được khen thưởng dẫn đến phải bình bầu thông qua bỏ phiếu kín. Điều này dễ dẫn đến đánh giá con người nhiều hơn là đánh giá công việc.

- Việc thực hiện các chế độ, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng của Sở chưa được chú trọng đúng mức, việc thanh toán công tác phí chưa kịp thời;

Thứ hai, về đánh giá rủi ro

- Sở chưa quan tâm đúng mức đến việc phân tích, đánh giá và quản trị các rủi ro. Ít có tổ chức các cuộc họp định kỳ để nhận dạng rủi ro.

- Chưa có quy trình đánh giá rủi ro toàn diện. Công tác nhận diện rủi ro còn đơn giản, chủ yếu là so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch và kết quả giữa các thời kỳ để đánh giá khả năng rủi ro và đưa ra biện pháp ứng phó rủi ro.

- Các phương pháp đánh giá và phân tích rủi ro vẫn con mang tính chất cảm tính, thường.

- Các phương pháp đánh giá và phân tích rủi ro mang nhiều cảm tính, dẫn đến các biện pháp đối phó rủi ro thường không hiệu quả, đa phần là khắc phục hậu quả hơn là chủ động phòng ngừa.

Thứ ba, về hoạt động kiểm soát

- Việc phân chia trách nhiệm, ủy quyền chưa được cụ thể hóa đến từng cá nhân, gây khó khăn khi có sự cố xảy ra.

- Chưa thường xuyên rà soát lại các thủ tục kiểm soát, việc kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận, kiểm tra độc lập còn thiếu.

- Chưa quy định yêu cầu về thời gian hoàn thành và chất lượng của từng khâu việc, của từng phòng và chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm, chậm trễ ảnh hưởng tới chất lượng công việc;

- Một số hoạt động kiểm soát tài sản chưa tuân thủ tốt mọi quy trình, quy định của Nhà nước do việc thực hiện cơ chế khoán chi tại Sở.

Thứ tư, về thông tin và truyền thông

- Mặc dù có sự cải tiến để ứng dụng công nghệ thông tin nhưng vẫn còn ở mức thấp và hạn chế; chưa có hình thức truyền đạt thông tin kịp thời đối với các trường hợp khẩn cấp, cần thiết.

- Chưa thiết lập đường dây nóng để nhận phản hồi từ bên ngoài mà chủ yếu chỉ tiếp nhận ý kiến qua số máy điện thoại của Lãnh đạo Sở.

- Văn bản về chế độ, chính sách liên quan đều lưu trữ ở văn phòng Sở chứ chưa sao gửi cho các phòng/ban kịp thời. Đôi khi muốn kiểm tra các phòng phải tự liên hệ văn phòng Sở để sao lưu làm quá trình xử lý thông tin đôi khi chậm trễ.

- Kết quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Sở chưa được phổ biến đến các cán bộ, công chức và công khai trên Website của Sở theo quy định.

Thứ năm, về giám sát

- Sở chưa tổ chức bộ phận chuyên trách giám sát các hoạt động của Phòng. Việc giám sát chỉ được hiện hữu trong chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng mà người đứng đầu phải chịu trách nhiệm báo cáo. Điều này dẫn đến, không tránh khỏi sự bao che cho công chức của mình.

- Công tác giám sát chưa được xem là một hoạt động cụ thể trong kế hoạch hàng năm; hoạt động giám sát cần phải được quan tâm và thực hiện song hành cùng các hoạt động khác.

- Thiếu đội ngũ công chức có kỹ năng nghiệp vụ giám sát quản lý chuyên nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về Sở Nội vụ tỉnh Bình Định và kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng về hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ. Nội dung của chương này đã tập trung giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

- Trình bày khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Sở Nội vụ tỉnh Bình Định;

- Khái quát được chức năng, nhiệm vụ của Sở Nội vụ và một số kết quả đạt được giai đoạn 2017 - 2018;

- Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ trên các khía cạnh: Về thực hiện các quy định KSNB của ngành nội vụ giai đoạn 2017 – 2018 và khảo sát thực trạng các thành tố của hệ thống KSNB tại đơn vị. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG

KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở nội vụ tỉnh bình định (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)