QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở nội vụ tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

7. Kết cấu của đề tài

3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN

Trên cơ sở lý thuyết về KSNB đã đề cập và thực trạng hệ thống KSNB của Sở Nội vụ đã trình bày ở chương 2, tác giả đề xuất các quan điểm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định như sau:

Thứ nhất: Quan điểm kế thừa

Kế thừa là quy luật phát triển tất yếu của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Kế thừa còn được xem là một trong những đặc trưng cơ bản, phổ biến của phủ định biện chứng, là sợi dây liên kết bền vững giữa cái cũ và

cái mới, giữa sự vật cũ và sự vật mới trên con đường phát triển. Thực chất đây là quá trình đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa sự vật cũ với sự vật mới nhằm phát huy những yếu tố, bộ phận tích cực, tiến bộ của cái cũ, sự vật cũ để xây dựng, tạo nên cái mới, sự vật mới. Quan điểm này được thực hiện trên các khía cạnh như sau: - Về mặt lý luận: luận văn tổng hợp, kế thừa, chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố về KSNB của COSO, hướng dẫn của INTOSAI và các văn bản pháp quy của Nhà nước để làm nền tảng cơ sở lý luận.

- Về thực trạng và giải pháp, luận văn kế thừa phát huy những ưu điểm đã đạt được và đề xuất hoàn chỉnh, bổ sung những mặt chưa làm được để nâng cao tính hiệu lực của hệ thống KSNB tại Sở Nội vụ tỉnh Bình Định.

Thứ hai: Quan điểm hội nhập

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập là một xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Trong xu thế này một mặt chủ động hội nhập, mặt khác cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Hội nhập quốc tế sâu rộng sẽ tạo điều kiện cho chúng ta có điều kiện tham gia các tổ chức quốc tế. Một mặt, giúp chúng ta bắt nhịp xu hướng phát triển chung của thế giới; mặt khác, đòi hỏi chúng ta phải theo những quy chuẩn chung của các nước đã phát triển, trong đó pháp luật về kiểm soát tài chính cũng là một lĩnh vực chúng ta phải hội nhập. Điều này đòi hỏi toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động của các cơ quan tài chính nói riêng cũng phải đổi mới và hoàn thiện để có thể thực hiện được đầy đủ và nghiêm chỉnh những cam kết quốc tế. Do vậy, ứng dụng hiệu quả những công cụ quản lý kinh tế hiện đại của thế giới, trong đó có việc áp dụng hệ thống KSNB đã được COSO và INTOSAI hướng dẫn ban hành là hết sức cần thiết và cấp bách.

Thứ ba: Quan điểm đổi mới

Đổi mới hoạt động KSNB phải dựa trên cơ sở tăng cường nhận thức và thay đổi tư duy lý luận về KSNB. Bởi vì, cần phải thay đổi nhận thức cũ cho rằng hoạt động sử dụng ngân sách nhà nước không cần KSNB nếu như không có ai thắc mắc, khiếu nại sang tư duy mới là tự kiểm soát và chấp nhận KSNB, coi KSNB là hoạt động thường xuyên và hữu hiệu để kiểm soát hoạt động trong các CQHC. Để thực

hiện điều này đòi hỏi trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan CQHC trong công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, phải coi KSNB là công cụ để đảm bảo tính minh bạch, công khai, là yêu cầu tất yếu và khách quan, là đòi hỏi của xã hội và của công chúng. Tuy nhiên, việc đổi mới phải có lộ trình và đúng với quan điểm hoạt động của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, tác giả cho rằng, quan điểm đổi mới hoạt động KSNB tại Sở Nội vụ cần phải:

(1) Thực hiện theo đúng đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; (2) Phải phục vụ chiến lược tài chính của Chính phủ đến năm 2020;

(3) Phải đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước theo hướng công khai, minh bạch và phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế của đất nước;

(4) Phải phù hợp với tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ;

(5) Phải theo các nguyên tắc phù hợp, thường xuyên - liên tục, đồng bộ với các cơ quan ngoại kiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở nội vụ tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)