Hoàn thiện về môi trƣờng kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Hoàn thiện về môi trƣờng kiểm soát

- Xây dựng và hoàn thiện các quy chế về sự chính trực, đạo đức thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nƣớc cho từng loại, từng chức danh công chức. Dựa vào quy chế lao động, bổ sung thêm phần đánh giá năng lực chuyên môn cũng nhƣ hành xử cán bộ, phẩm chất đạo đức định kỳ nhằm khuyến khích ngƣời lao động nỗ lực làm việc, đóng góp, xây dựng và hoàn thiện bản thân.

Đồng thời, ban lãnh đạo cơ quan, các đồng chí Đảng viên cần thể hiện những lời nói, cử chỉ, hành động cho nhân viên cấp dƣới, quần chúng hiểu rằng họ rất coi trọng và đề cao tính chính trực và những giá trị đạo đức và coi nó nhƣ là phƣơng châm sống, phƣơng châm làm việc. Những việc nhƣ làm gƣơng trong hành vi xử lý công việc hàng ngày, tuyên dƣơngvà nêu gƣơng trƣớc tập thể cơ quan đối với những CBCC có hành động trung thực, liêm chính; phê bình và kỷ luật nghiêm minh những trƣờng hợp có hành vi gian lận, không trung thực làm ảnh hƣởng đến cơ quan. Việc xử phạt nên khách quan áp dụng theo một khung xử lý đề ra, khuyết khích phát hiện sai phạm và khắc phục sai phạm theo chuẩn mực đạo đức đã đƣợc xây dựng.

- Tại NHNN, hoạt động sử dụng ngân sách, tài sản nhà nƣớc tại cơ quan diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nên cho dù đã có những quy định chặt chẽ nhƣ quy định về quản lý tài sản công, quy định về sử dụng tài sản công… nhƣng khi thực hiện vẫn không tránh khỏi nhầm lẫn, thiếu sót, vi phạm do lỗi khách quan và chủ quan. Do vậy, cần nâng cao nhận thức về hoạt động KSNB là thƣờng xuyên và liên tục để trở thành thói quen. Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi Giám đốc Chi nhánh phải coi KSNB là công cụ đảm bảo mọi hoạt động đƣợc minh bạch, công khai, có đánh giá quá trình thực hiện định kỳ đối với từng bộ phận trong quá trình thực hiện công tác KSNB.

- Chức năng quan trọng nhất trong hoạt động quản lý của NHNN là thanh tra các TCTD, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của các TCTD trên địa bàn tỉnh, vì vậy cần phải nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra thông qua việc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ về trình độ chuyên môn cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của công chức thanh tra, mỗi cán bộ phảithƣờng xuyên cập nhật các kiến thức mới, văn bản quy định mới để xử lý tốt các công việc đƣợc giao. Khuyến khích, hỗ trợ về thời gian, tài chính cho công chức, viên chức đƣợc học tập nâng cao trình độ. Nên ban hành cơ chế đi học thông thoáng và chính sách hỗ trợ riêng theo chi phí thực tế mà ngƣời học phải chi trả…

- Cần cụ thể hóa bằng văn bản các quy định về tính chính trực và giá trị đạo đức. Mặc dù, hiện nay Chi nhánh đã có ban hành bộ quy tắc ứng xử, làm cơ sở điều chỉnh hành vi của công chức, viên chức tại đơn vị nhƣng bộ quy tắc này đƣợc soạn thảo dựa trên nền tảng các quy định của pháp luật nhƣ: Luật Công chức, Luật Viên chức… mà chƣa chú trọng đến tính chất ngành nghề đặc thù của Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Hiện NHNN đang áp dụng Hệ thống quản trị văn bản Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam gói thầu: SG3.2 Hệ thống quản trị văn bản và nguồn nhân lực

cho ngân hàng nhà nƣớc. Thông qua chƣơng trình này, việc quản lý cán bộ công chức về khối lƣợng công việc đƣợc giao, mức độ hoàn thành theo thời gian quy định, việc thực hiện hồ sơ công việc của cán bộ đƣợc đánh giá một cách chặt chẽ và khoa học.Vì vậy, thông qua chƣơng trình này, BLĐ cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng công chức ứng với mức độ hoàn thành tƣơng ứng với vị trí công việc, các giải pháp, sáng kiến… để giúp các cá nhân phát huy đƣợc năng lực của mình tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu của công chức.

- Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của toàn thể CBCC trong cơ quan: Ngƣời lãnh đạo thành công là những ngƣời biết lắng nghe, biết xây dựng mối quan hệ với nhân viên mà qua đó họ không chỉ thu đƣợc những thông tin cần thiết, hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng của cấp dƣới, để có những chính sách, giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, mà còn là hình thức động viên, khích lệ rất lớn để nhân viên làmviệc tốt hơn. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dƣới. Luôn giữ thái độ bình tĩnh, điềm đạm trƣớc những vấn đề mà cấp dƣới trình bày làm ban lãnh đạo không hài lòng, tránh thái độ chỉ trích vội vàng. Vì những thái độ này sẽ làm cho các cán bộ e ngại không dám bộc lộ những suy nghĩ, tâm trạng của mình và nhƣ vậy thủ trƣởng sẽ không có cơ hội để hiểu nhân viên của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)