Hoàn thiện về Giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 92 - 94)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Hoàn thiện về Giám sát

- Hoàn thiện Ban Thanh tra nhân dân: bộ phận này đã đƣợc thành lập tuy nhiên lại chƣa đƣợc trang bị đầy đú các kỹ năng cũng nhƣ chƣa nắm rõ vai trò của chức năng này. Vì vậy cần phải tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ về thanh tra nhân dân nhằm góp phần nâng cao hiểu biết cũng nhƣ kinh nghiệm về nhiệm vụ, chức năng, tổ chức, quyền hạn của thanh tra nhân dân cho các cán bộ làm nhiệm vụ để học có khả năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ.

- Chức năng quan trọng nhất của NHNN là Thanh tra, giám sát các hoạt động của TCTD, vì vậy cần tạo điều kiện cho CBCC thanh tra viên đƣợc phép trực tiếp báo cáo những kết quả đạt đƣợc, những sai phạm trong quá trình thanh tra kiểm tra lên ngƣời quản lý trực tiếp, việc làm này là hết sức cần thiết và cần đƣợc phát huy thành một văn hóa ở Chi nhánh. Để làm đƣợc điều này thì cần phải quy định rõ ràng trong quy định, trong quy chế nội bộ nên có các

hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với cá nhân đi trái với quy định hoặc cố tình cản trở việc truyền đạt thông tin lên ngƣời quản lý cao nhất.

- Giám sát nhân viên: Ban lãnh đạo Chi nhánh cần thƣờng xuyên giám sát nhân viên của mình để nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng, hoàn cảnh, chia sẽ, động viên công chức thanh tra; đồng thời, giáo dục ý thức, đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm cao trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng , lãng phí.

- Giám sát hiệu quả công việc: Tạo điều kiện cho nhân viên giám sát lẫn nhau, thủ trƣởng cần tăng cƣờng giám sát công việc thƣờng xuyên thông qua quá trình quản lý công việc của họ. Cơ quan có thể dùng các biện pháp xiết chặt các quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị hoặc có thể yêu cầu CBCC thực hiện mẫu kế hoạch làm việc tuần nhƣ bảng 3.1 nhằm đánh giá tình hình thực hiện công việc cũng nhƣ đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân. Qua theo dõi sát sao bản kế hoạch và báo cáo kết quả hàng tuần (không cần kết quả ngày), ta sẽ hiểu đƣợc tình hình nhân lực trong cơ quan - ngƣời nào năng lực yếu (việc ít mà làm không kịp, cứ chuyển sang tuần sau, ngày sau...), ngƣời nào quá tải (vì quá nhiều việc), ngƣời nào ít việc (không biết ghi gì vào bản kế hoạch), ngƣời nào thừa (chẳng có gì để ghi, hoặc ghi toàn việc vu vơ, không tạo giá trị), ngƣời nào chủ động, trách nhiệm (làm kế hoạch và báo cáo rất trách nhiệm, rõ ràng, nghiêm túc), ngƣời nào hời hợt, cẩu thả, vô trách nhiệm (làm KH và báo cáo hời hợt, cẩu thả, vô trách nhiệm).... của từng nhân có biện pháp xử lý các khó khăn hoặc đƣa ra các giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong việc thực hiện các mục tiêu.

Bảng 3.1. Mẫu báo cáo tuần

Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Định KẾ HOẠCH LÀM VIỆC TUẦN

(Từ ngày … đến ngày …) Ngƣời lập: Phòng/ban: STT Công việc trong tuần Ngày dự kiến Trách nhiệm Ghi chú Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

(Bảng này sẽ đƣợc tổng hợp theo phòng và gửi email cho lãnh đạo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)