Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro

Đây là giải pháp cấp thiết và cần thực hiện nhất để hoàn thiện hệ thống KSNB của cơ quan hiện nay.

- Tham mƣu cho Ban lãnh đạo về các rủi ro: Trƣớc hết, các Phòng phải tham mƣu, báo cáo cho Ban lãnh đạo những rủi ro có thể nhận dạng ở các phần hành, nhiệm vụ mình đƣợc phân công thực hiện của phòng. Tổ chức cho các Phòng tiến hành soạn thảo các rủi ro, các đề xuất đối phó rủi ro liên quan đến hoạt động chủ yếu của bộ phận mình và tính vào khối lƣợng công việc

hàng năm cho cán bộ tham gia soạn thảo.

- Cần thành lập hội đồng tƣ vấn về công tác kiểm tra, nhận diện rủi ro: Từ các rủi ro đƣợc tham mƣu từ cấp Phòng, BLĐ cần xem xét thành lập Hội đồng tƣ vấn để giúp Giám đốc đánh giá và ứng phó với các rủi ro. Văn hóa về quản trị rủi ro đã từng bƣớc hình thành trong hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc. Nhiều cán bộ, công chức trong cơ quan có ý thức về nhận diện rủi ro rất tốt. BLĐ cần tận dụng và bồi dƣỡng thêm, cử những cán bộ công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ các cán bộ có trình độ về chuyên môn và quản lý đi bồi dƣỡng tập huấn các khóa ngắn hạn về rủi ro. Tập hợp họ thành lập một Hội đồng tƣ vấn, nhận diện rủi ro để phản ánh và nhận diện kịp thời các rủi ro để cơ quan có biện pháp phòng tránh.

- Xây dựng quy trình đánh giá và đối phó rủi ro cho các hoạt động: Sau khi thành lập Hội đồng tƣ vấn rủi ro, BLĐ nên tổ chức họp bàn cùng các lãnh đạo cấp Phòng và Hội đồng tƣ vấn rủi ro để cùng trao đổi, đƣa ra danh sách tất cả những rủi ro đơn vị có thể gặp phải.

- Rủi ro nhận diện đƣợc truyền đạt đến các phòng ban: Sau khi Hội đồng tƣ vấn xây dựng đƣợc quy trình đánh giá rủi ro,để nhận diện đƣợc rủi ro là một vấn đề hết sức khó khăn, nhƣng khi rủi ro đã đƣợc phát hiện mà lại không đƣợc truyền đạt đến các phòng ban thì việc phát hiện đó cũng không mang lại đƣợc hiệu quả gì thực tế. Do đó khi có một vấn đề rủi ro đƣợc phát hiện cần nhanh chóng đƣợc truyền đạt đến các phòng ban một cách rộng rãi bằng hệ thống văn bản giấy hoặc địa chỉ mail công vụ nội bộ và cần đảm bảo các thông tin này đƣợc truyền đạt một cách chính xác để có hƣớng giải quyết thiết thực nhất đối phó với rủi ro.

Giải pháp hoàn thiện công tác rủi ro sẽ góp phần giúp cơ quan sớm nhận biết đƣợc rủi ro. Điều này sẽ giúp cơ quan chủ động hơn trong công tác đối phó với những rủi ro sẽ gặp phải, và từ đó sẽ giúp hoạt động của Chi nhánh

ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)