Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 94)

7. Kết cấu của đề tài

3.3. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát

nội bộ tại NHNN chi nhánh tỉnh Bình Định

3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Đối với công tác thanh tra tại chỗ, với sự ra đời của Luật thanh tra năm 2010 và Nghị định 86/2011/NĐ-CP, Nghị định số 26/2014/NĐ-CP, Thông tƣ số 05/2014/TT-TTCP, Thông tƣ số 36/2016/TT-NHNN có thể đƣợc xem là một “kim chỉ nam” cho thanh tra Ngân hàng toàn hệ thống trong triển khai các cuộc thanh tra tại chỗ. Yêu cầu đặt ra về việc xây dựng một cuốn Sổ tay thanh tra chuẩn mực áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo việc tiến hành một cuộc thanh tra thuận lợi hơn cũng nhƣ cập nhật kết quả thanh tra vẫn là hết sức cần thiết.

đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm tính cạnh tranh… Tuy nhiên, NHNN Việt Nam cần chú trọng xem xét việc gắn thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng công chức. Sử dụng, phân công công việc phải phù hợp với năng lực, sở trƣờng của công chức theo vị trí công tác đảm nhiệm. Làm tốt công tác kế hoạch, quy hoạch đảm bảo nguồn nhân lực dồi dào, có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, sử dụng công chức. Đổi mới tuyển chọn lãnh đạo cấp phòng theo hƣớng chú trọng nguyên tắc thực tài, đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu, đổi mới phƣơng thức và nội dung lấy phiếu tín nhiệm. Thí điểm thực hiện chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo, quản lý.

- Đổi mới phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng CBCC: Hiện nay các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng công chức còn nặng về lý thuyết, giảng dạy còn chung chung, chƣa đi sâu vào từng lĩnh vực, nội dung giảng dạy chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế của công chức. Đổi mới chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng có nghĩa là đổi mới theo hƣớng chuyên sâu vào các chƣơng trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của công chức, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế, không đƣợc thực hành nên cảm thấy nhàm chán. Nội dung chƣơng trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nƣớc, giúphọc viên có đƣợc cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Đổi mới phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, giảng dạy có vai trò rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho ngƣời đi học.

- Ban hành hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các quy định về loại bỏ, bãi miễn những ngƣời không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; bố trí công tác khác với những ngƣời hạn chế về năng lực… Trong chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011- 2020, Luật cán bộ, công chức đã quy định về vấn đề này, tuy nhiên cho đến

nay quy định này vẫn chƣa đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ trên diện rộng vì chƣa có hƣớng dẫn thự chiện do vậy vẫn còn một bộ phận không nhỏ công chức thiếu tích cực trong hoạt động nghề nghiệp vẫn đang làm việc trong bộ máy hành chính và điều này tác động, ảnh hƣởng đến tâm lý – hành động của những công chức có tính tích cực nghề nghiệp cao.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Định

- Để ngày càng hoàn thiện hệ thống KSNB tại Chi nhánh cần tăng cƣờng sự phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị, có thể cân nhắc việc đầu tƣ trang thiết bị tính toán, xử lý thông tin và phần mềm thu nhận xử lý thông tin tạo điều kiện cải thiện tốt hơn hệ thống KSNB tại Chi nhánh.

- Ngoài các khóa học bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, Chi nhánh cần xem xét tạo điều kiện cho CBCC của Chi nhánh đƣợc học tập để nâng cao trình độ về lĩnh vực CNTT để ứng dụng CNTT xử lý công việc chuyên môn một cách khoa học hơn, nâng cao hiệu quả làm việc, và thông qua ứng dụng CNTT hạn chế tối đa xảy ra sai sót so với việc làm thủ công, nhất là đối với các CBCC lớn tuổi, đồng thời hỗ trợ về chi phí đào tạo nhằm giúp cho CBCC yên tâm học tập, nghiên cứu.

- Đề xuất các chính sách đãi ngộ và tuyển dụng công chức CNTT có trình độ cao đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn theo vị trí công việc, đáp ứng xu hƣớng hiện đại hóa đất nƣớc.

- Thực hiện thƣờng xuyên chế độ luân chuyển CBCC giữa các phòng với nhau. Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong công việc và tiêu cực tại đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành cần đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong công tác và có tâm huyết với nghề.

Tổ chức thƣờng xuyên các buổi họp nhanh để lắng nghe ý kiến của CBCC. Nhằm nắm đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của CBCC, lắng nghe các khó

khăn vƣơng mắc trong quá trình xử lý công việc của CBCC, có biện pháp theo dõi thái độ làm việc của CBCC khi tiếp dân để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cán bộ tiếp dân làm khó dễ, nhũng nhiễu nhân dân.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận kiểm soát nội bộ ở chƣơng 1, tìm hiểu và phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNN chi nhánh tỉnh Bình Định ở chƣơng 2, tác giả đã đề xuất một giải pháp cũng nhƣ những kiến nghị để thực hiện những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB cơ quan, góp phần tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị của mình.

Mong rằng những giải pháp đề xuất trên sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan.

KẾT LUẬN

Việc đổi mới luôn tạo ra những cơ hội, thách thức cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào. Với vai trò là “Ngân hàng của các ngân hàng”, thì Ngân hàng nhà nƣớc phải cần xây dựng cho mình một hệ thống KSNB vững mạnh. Có nhƣ vậy, Cơ quan mới có thể phát triển, đổi mới và hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc giao phó.

Qua tìm hiểu, khảo sát và đánh giá hệ thống KSNB tại Ngân hàng nhà Nƣớc chi nhánh tỉnh Bình Định thông qua các yếu tố môi trƣờng kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát cho thấy Chi nhánh đã tạo đƣợc môi trƣờng kiểm soát khá tốt đảm bảo thực hiện cho các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông đƣợc thông suốt và các chu trình đƣợc tuân thủ theo đúng quy định giúp đạt đƣợc mục tiêu mà Chi nhánh đặt ra. Tuy nhiên, do còn hạn chế về, năng lực quản lý, nhân sự, chính sách nhân sự và phân công phân nhiệm chƣa rõ ràng nên hệ thống vẫn còn một số lỗ hỏng.

Với các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB cho Chi nhánh mà tác giả đã đề ra hy vọng rằng cùng với sự cố gắng cộng thêm trình độ quản lý chỉ đạo của Ban lãnh đạo và sự quyết tâm nỗ lực cống hiến của toàn thể cán bộ công nhân viên sẽ mang đến hiệu quả của việc xây dựng hệ thống KSNB cho Chi nhánh đƣợc cao hơn.

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp. Mặc dù đã đƣợc sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của PGS.TS Hà Xuân Thạch, nhƣng sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý chia sẻ của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ môn kiểm toán, khoa Kế toán - Kiểm toán Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM, (2012), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phƣơng Đông.

[2] Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 46/2010/QH12, ban hành ngày 16/6/2010, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[3] Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Chính phủ ban hành ngày 22/9/2011.

[4] Phạm Ngọc Cƣơng (2015), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại sở tài chính Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Phạm Huyền Trang (2016), Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Tấn Bình Minh (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc nhà nước Bình Định, Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

[7] Trần Thị Huyền Trang (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hoàng Mai, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Lao động Xã hội.

[8] Internal Control: Integrated Framework, Evaluation Tools – COSO, (1992).

[9] Internal Control: Integrated Framework, Evaluation Tools – COSO, (2013).

[10] Internal Control: Integrated Framework, Framework – COSO, Septemper (1992).

[11] Internal Control: Integrated Framework, Framework – COSO, 2004. [12] Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector, (2004),

INTOSAI General Secretariat.

[13] Basel Committee, (2013). A brief history of the Basel Committee. [14] COSO (2013), “Internal Control Integrated Framework”.

[15] Kramer, M. and Cizl, J., (2013). An Overview of the 2013 COSO Framework.

[16] Lord, S., (2013). An overview of COSO’s 2013 internal control – Intergrated Framework.

[17] INTOSAI Internal Control Standards Committee, Intosai Gov 9100, Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector, (2004). [18] Internal Control Standards – GAO (August 2001), Internal Control

Management and Evaluation Tool.

[19] International Organization of Supreme Audit Institutions (2001), Internal Control:Providing a Foundationfor Accountability in Government.

[20] The Internal Control Standards Committee (1997), Guidance for Reporting on the Effectiveness of Internal Controls: SAI Experiences In Implementing and Evaluating Internal Controls.

[21] Tabachnick, B. G. and Fidel, L. S., (1996). Using multivariate statistics.

PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT

BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH

BÌNH ĐỊNH

Kính chào Anh / Chị

Nhằm khảo sát việc vận hành hệ thống KSNB tại Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bình Định trong việc đáp ứng các mục tiêu mà các đơn vị đề ra, từ đó nêu ra những mặt đạt đƣợc và những điểm còn hạn chế ảnh hƣởng đến việc thực hiện mục tiêu của các đơn vị nhằm đề xuất thêm một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hơn về hệ thống KSNB tại Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Bình Định.

Tất cả các câu trả lời Khách quan của Anh/Chị góp phần quyết định sự thành công của nghiên cứu này. Thông tin trả lời của từng cá nhân sẽ không xuất hiện trong kết quả nghiên cứu mà chỉ công bố kết quả tổng hợp. Cảm ơn sự giúp đỡ của Anh/Chị.

I. Thông tin chung :

1. Họ tên :... 2. Phòng: ... Chức vụ: ... 3. Giới tính ...

Anh/Chị vui lòng trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào ô Mức độ trả lời ở từng dòng đối với mỗi câu hỏi. Những con số này thể hiện mức độ Anh/ Chị đồng ý nhƣ thế nào với ý kiến đó.

STT Câu hỏi Mức độ trả lời

1 2 3 4 5

1

Cơ quan đã xây dựng môi trƣờng các chuẩn mực về cách thức ứng xử và các giá trị đạo đức, cách thức truyền đạt và thực hiện trong thực tiễn nhằm nâng cao tính trung thực và cƣ xử có đạo đức của nhân viên.

2

Cơ quan đã ban hành các văn bản, quy tắc, nội quy liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và đã thực hiện phổ biến đến từng CBCC một cách nghiêm túc.

3 Lãnh đạo luôn thƣờng xuyên đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức trƣớc toàn thể CBCC. 4

Mỗi CBCC luôn đƣợc quán triệt về tinh thần phối hợp, hợp tác tốt trong công việc đối với đồng nghiệp và các đoàn thể trong cơ quan để thực hiện nhiệm vụ chung.

5

Quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, phòng ban đã đƣợc phân chia rõ ràng bằng văn bản để giúp tránh đƣợc sự chồng chéo, đùn đẩy giữa các nhân viên khi làm việc với nhau.

6

CBCC ở tất cả các vị trí đều có đủ kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện công việc chuyên môn.

7

CBCC đã đƣợc phân công công việc hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn của từng ngƣời.

8

Lãnh đạo có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để điều hành hoạt động cơ quan.

9

Khi phân công công việc, ngƣời quản lý luôn tiến hành phân tích kiến thức và kỹ năng của nhân viên để giao việc.

10 Ban lãnh đạo luôn thƣờng xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với cán bộ, công chức.

11

Cơ cấu tổ chức của cơ quan đã ban hành văn bản phân chia quyền hạn rõ ràng giữa các phòng ban, bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.

12 Cơ cấu tổ chức tại cơ quan hiện tại phù hợp với quy mô hoạt động của cơ quan.

13

Cơ cấu tổ chức đã tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dƣới lên trong các hoạt động cơ quan.

14 Nguồn nhân sự tại cơ quan hiện tại đã đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc không.

15 Khi tuyển dụng, cơ quan đã có chú trọng đến năng lực chuyên môn.

16

Cơ quan đã xây dựng quy chế làm việc, khen thƣởng và kỷ luật rõ ràng.

17

Đơn vị luôn tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia các khóa học nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

18 Đơn vị luôn thƣờng xuyên nhận dạng và phân tích rủi ro trong hoạt động của mình

19

Đơn vị có xây dựng cơ chế để nhận dạng những thay đổi có thể tác động đến khả năng đạt đến mục tiêu

20 Đơn vị có thực hiện đánh giá rủi ro cụ thể cho từng Phòng ban

21

Các Phòng ban có thực hiện tự giám sát và phân tích rủi ro trong hoạt động nhiệm vụ đƣợc giao

22

Hệ thống dữ liệu, máy tính làm việc tại cơ quan luôn đƣợc quan tâm đề phòng mất mác và hƣ hỏng

23 Đơn vị đã xây dựng các quy định cụ thể để thực thi chính sách kiểm tra nội bộ

24 Đơn vị luôn thƣờng xuyên đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát

25 Đơn vị có thực hiện kiểm soát công tác tổ chức, quản lý và điều hành của BLĐ

26 Đơn vị luôn thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch theo tháng, quý

PHỤ LỤC 02

HỆ THỐNG VĂN BẢN KIỂM SOÁT NỘI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

- Thông tƣ số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của Thống đốc quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của NHNN

- Văn bản số 8660/HD-NHNN ngày 21/11/2014 hƣớng dẫn kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố.

- Văn bản số 4808/HD-NHNN ngày 28/6/2016 hƣớng dẫn tự kiểm tra công tác tài chính kế toán và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản trong hệ thống NHNN.

- Văn bản số 235/BIĐ2 ngày 18/4/2017 của NHNN Bình Định ban hành bộ quy tắc ứng xử của CBCC NHNN Bình Định.

PHỤ LỤC 03

DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA NHNN CHI NHÁNH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐƢỢC KHẢO SÁT

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác

1 Nguyễn Trà Dƣơng Phó Giám đốc Lãnh đạo Chi nhánh 2 Nguyễn Thế Quang Chánh thanh tra,

GSNH Thanh tra, giám sát Chi nhánh 3 Nguyễn Thị Thu

Hƣơng

Phó Chánh

thanh tra, GSNH Thanh tra, giám sát Chi nhánh 4 Trần Thị Mỹ Linh Phó Chánh

thanh tra, GSNH Thanh tra, giám sát Chi nhánh 5 Châu Văn Ngãi Thanh tra viên Thanh tra, giám sát Chi nhánh 6 Hàn Khả Tú Thanh tra viên Thanh tra, giám sát Chi nhánh 7 Lê Thị Kim Chi Chuyên viên Thanh tra, giám sát Chi nhánh 8 Nguyễn Thành Đồng Chuyên viên Thanh tra, giám sát Chi nhánh 9 Nguyễn Thị Bích

Vân Chuyên viên Thanh tra, giám sát Chi nhánh 10 Nguyễn Hữu Hiếu Chuyên viên Thanh tra, giám sát Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh bình định (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)