Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 28)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh

1.2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đo lường tổng quát hiệu quả kinh doanh

Theo Trần Thị Thu Phong (2012), khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD phải thiết lập đƣợc mối quan hệ giữa lợi ích thu đƣợc với nguồn lực bỏ ra để tạo ra lợi ích đó. Trên thực tế, nguồn lực mà doanh nghiệp bỏ ra đƣợc biểu hiện qua sự kết hợp giữa các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh (lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động) mà cụ thể là các loại tài sản (tổng tài sản, tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn,..), các loại nguồn vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay) và các loại chi phí (tổng chi phí, chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...). Lợi ích mà doanh nghiệp thu đƣợc từ việc sử dụng các nguồn lực bao gồm toàn bộ kết quả thu đƣợc ở đầu ra. Do vậy, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá HQKD cần phải xây dựng các chỉ tiêu tổng quát đánh hiệu quả của toàn doanh nghiệp cũng nhƣ những chỉ tiêu cụ thể đánh giá hiệu quả của từng yếu tố, từng loại tài sản, từng loại vốn, từng loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Nguyễn Trọng Cơ (1994), Phạm Thị Gái (2004) và Bùi Xuân Phong (2004), công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ sau:

Từ công thức tổng quát này, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá đầy đủ, toàn diện và chuẩn xác HQKD của doanh nghiệp, HTCT phân tích

phải bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính cho phép đánh giá HQKD trên tất cả các khía cạnh trọng yếu của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu cơ bản nhất và đƣợc quan tâm hàng đầu khi xem xét, đánh giá HQKD của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng HTCT phân tích HQKD thì số lƣợng các chỉ tiêu tài chính đƣợc đánh giá là nhiều nhất nhƣng lại chiếm ít thời gian và chi phí nhất. Bởi vì chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính cơ bản, truyền thống đã đƣợc xây dựng và vận hành rất hiệu quả trong các mô hình đánh giá trƣớc đây. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác. Sự khác biệt ở đây chỉ là với mỗi thời kỳ nhất định, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực thì các nhà quản lý cần đặt ra mục tiêu cụ thể với khía cạnh tài chính là thế nào. Với mục tiêu đó thì mục tiêu tài chính là cao hay thấp nhằm cân bằng với các mục tiêu còn lại. Mục tiêu tài chính có phải là lựa chọn hay ƣu tiên hàng đầu khi nhà quản lý xây dựng nhằm đạt đƣợc mục tiêu tổng quát hay không. Mục tiêu hiệu quả tài chính là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.

Theo Nguyễn Văn Công (2009), các chỉ tiêu tài chính đƣợc phân loại thành các nhóm sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi:

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi giúp cung cấp thông tin để đánh giá HQKD của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS); tỷ suất sinh lợi của tài

sản (ROA); tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), sức sinh lợi của vốn đầu tƣ (ROI).

Theo đó, tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) cho biết 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lƣợc giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp đạt HQKD càng tốt và ngƣợc lại.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả của việc phân phối, quản lý sử dụng các nguồn lực ở công ty. Tỷ suất này càng cao thì trình độ quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cho biết một đồng vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân đầu tƣ vào kinh doanh thì mang về mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tƣ (ROI) cho biết cứ 100 đồng vốn đầu tƣ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các nhà quản lý thƣờng từ chối các cơ hội đầu tƣ nếu việc đầu tƣ thêm tài sản có thể làm cho ROI bị giảm xuống.

(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh về khả năng hoạt động

Khả năng hoạt động đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tài sản hoặc các chỉ tiêu phản ánh sự quay vòng của tài sản. Các chỉ tiêu này chủ yếu đƣợc sử dụng đối với tài sản cố định (TSCĐ). Đối với tài sản lƣu động, các doanh nghiệp thƣờng sử dụng số vòng quay vốn trong năm hoặc thời gian của một vòng quay để đánh giá. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu: Số vòng quay tài sản; Số vòng quay của TSCĐ; Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (TSNH); Số vòng quay của hàng tồn kho; Số vòng quay khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân.

Chỉ tiêu số vòng quay tài sản cho biết cho biết tổng tài sản đƣợc chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao, nghĩa là tài sản vận động nhanh, tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ vào tài sản do vậy nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu số vòng quay của TSCĐ cho biết một đồng TSCĐ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả TSCĐ.

Chỉ tiêu số vòng quay của TSNH phản ánh trong kỳ phân tích doanh nghiệp đạt đƣợc bao nhiêu vòng quay đối với TSNH. Chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt các loại TSNH nhƣ tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu.

Chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho càng cao nghĩa là doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hoặc quản lý tốt hàng tồn kho do đó tiết kiệm đƣợc số vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho.

Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Số vòng quay khoản phải thu lớn nghĩa là doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hóa hoặc quản lý tốt khoản phải thu hoặc đồng thời cả hai. Doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hóa đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, thị trƣờng đƣợc mở rộng. Doanh nghiệp quản lý tốt việc thu nợ có nghĩa là vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng do đó tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ vào TSNH.

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.

(3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Để đánh giá và đo lƣờng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, thƣờng căn cứ vào các thƣớc đo đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, gồm: Hệ số nợ; Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu; Hệ số tự tài trợ.

Hệ số nợ thể hiện mức độ sử dụng các nguồn vốn vay của doanh nghiệp, cho biết tài sản của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ bởi bao nhiêu phần từ vốn vay. Hệ số này giúp đánh giá về tình trạng tài chính, bao gồm khả năng đảm bảo trả nợ, rủi ro của doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng ít gặp khó khăn tài chính hơn vì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Hệ số nợ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, có thể đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn thì nguồn vốn vay (nợ phải trả) càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thƣờng, hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, và ngƣợc lại. Hệ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số này có giá trị càng lớn nghĩa là mức độ tự chủ tài chính

bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao do đó rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số này đƣợc tính theo công thức sau:

1.2.2.3. Các chỉ tiêu phi tài chính

Để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong dài hạn thì cần phải kết hợp hài hòa, cân bằng giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu phi tài chính, giữa hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp với hiệu quả xã hội.

(1) Nhóm chỉ tiêu về khách hàng

Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất khốc liệt. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng, khách hàng. Khách hàng chính là ngƣời mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo Ngô Quý Nhâm (2011), doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu nhƣ sự hài lòng của khách hàng, thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng, lợi nhuận từ khách hàng, thị phần để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp ở khía cạnh khách hàng, trong đó, sự hài lòng của khách hàng đƣợc xem là yếu tố nền tảng để đạt đƣợc các mục tiêu còn lại trong viễn cảnh khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng là sự so sánh giữa mức độ mong muốn của khách hàng với thực tế đáp ứng của một sản phẩm hay một dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng có thể đo lƣờng thông qua các chỉ tiêu: - Tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lƣợng sản phẩm; - Tỷ lệ khách hàng hài lòng về giá sản phẩm; - Tỷ lệ khách hàng hài lòng về dịch vụ giao hàng; - Tỷ lệ khách hàng khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ; - Tỷ lệ đơn hàng bị trả lại;

- Tỷ lệ khách hàng phàn nàn về chất lƣợng dịch vụ.

(2) Nhóm chỉ tiêu sự hài lòng trong công việc của người lao động:

Lao động là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, số lƣợng và chất lƣợng lao động là một trong những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến HQKD. Nhân tố lao động đƣợc xem xét trên góc độ rộng bao gồm cả nhân sự quản lý và nhân sự trực tiếp sản xuất. Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của lao động trong việc tạo ra HQKD cao cho doanh nghiệp, do đó khi phân tích, đánh giá HQKD cần thiết phải xem xét, đánh giá hiệu quả về khía cạnh lao động. Điều này sẽ giúp ích cho nhà quản trị rất nhiều khi phân tích nguyên nhân, nguồn gốc tạo nên hiệu quả chung toàn doanh nghiệp.

Theo Ngô Quý Nhâm (2011), viễn cảnh học hỏi và phát triển gồm ba nguồn chính là: con ngƣời, các hệ thống và các quy trình tổ chức, trong đó nguồn nhân lực là nguồn lực quý giá, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đặc thù của ngành dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, nên sự hài lòng của ngƣời lao động không những giúp các doanh nghiệp dệt may ổn định kinh doanh, mà còn góp phần rất lớn trong ổn định kinh tế xã hội của quốc gia. Chính vì vậy, tác giả đề xuất sử dụng chỉ tiêu “Sự hài lòng trong công việc của ngƣời lao động” để đánh giá hiệu quả về khía cạnh học hỏi và phát triển của các doanh nghiệp dệt may. Sự hài lòng của ngƣời lao động có thể đƣợc đo lƣờng thông qua chỉ tiêu:

- Số giờ đào tạo nâng cao chuyên môn cho nhân viên;

- Số nhân viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ;

- Sự hài lòng của nhân viên với môi trƣờng làm việc; - Sự hài lòng của nhân viên về thu nhập;

- Sự hài lòng của nhân viên với môi trƣờng làm việc.

(3) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:

Hiệu quả về mặt xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những mặt lợi ích không thể định lƣợng đƣợc nhƣng nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn phƣơng án kinh doanh để triển khai trong thực tế. Hiệu quả xã hội là một phần rất quan trọng cấu thành nên HQKD chung của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá đôi khi họ bỏ qua các vấn đề khác nhƣ lợi ích của xã hội, của cộng đồng, các vấn đề về môi trƣờng... điều này rất nguy hiểm và có tác hại ghê gớm đối với sự phát triển chung của toàn xã hội và đe dọa sự phát triển lâu dài bền vững của chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi xem xét, đánh giá HQKD của doanh nghiệp, cần thiết phải gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội. Đây là một quan điểm đúng đắn và rất tiến bộ khi đánh giá HQKD của doanh nghiệp.

Khi xem xét, đánh giá hiệu quả xã hội của doanh nghiệp, cần xem xét trên các khía cạnh đánh giá những lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho xã hội. Về khía cạnh này, có các tiêu chí đánh giá sau:

- Mức đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc thông qua nộp thuế (Nguyễn Ngọc Tiến, 2015; Đỗ Huyền Trang, 2012). Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quốc gia, đóng thuế nhiều cho Nhà nƣớc là góp phần tăng nguồn ngân sách, đây là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa lớn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với sự phát triển chung của xã hội. Một doanh nghiệp đƣợc đánh giá là hoạt động hiệu quả không chỉ căn cứ vào một số chỉ tiêu tài chính đơn thuần đánh giá hiệu quả tài chính của riêng doanh nghiệp mà cần đặt chúng trong mối liên hệ với hiệu quả mang lại cho cả xã hội. Đó mới là những doanh nghiệp hoạt động thực sự hiệu quả.

- Các chỉ tiêu liên quan ngƣời lao động (Nguyễn Ngọc Tiến, 2015) nhƣ lợi ích trong việc tạo đƣợc nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, tạo môi trƣờng làm việc an toàn, hiệu quả cho ngƣời lao động, tạo cơ hội cho ngƣời lao động đƣợc học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, trang bị cho ngƣời lao động kỹ thuật công nghệ hiện đại, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên, xây dựng môi trƣờng làm việc mà ở đó ngƣời lao động cảm thấy hài lòng nhất. Giải quyết đƣợc vấn đề lớn về lao động chính là góp phần không nhỏ vào đảm bảo trật tự, an sinh xã hội.

- Lợi ích cho cộng đồng thông qua các hoạt động chia sẻ tình nguyện nhƣ: các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, các quỹ khuyến học và đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trƣờng (Nguyễn Ngọc Tiến, 2015). Chính vì vậy, khi đánh giá HQKD của doanh nghiệp cần phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)