7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.3.3. Hoàn thiện quy trình xây dựng các chỉ tiêu
Để đảm bảo cho việc xây dựng các chỉ tiêu phân tích đạt hiệu quả, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, giúp đo lƣờng và đánh giá một cách chuẩn xác, toàn diện HQKD của doanh nghiệp thì đòi hỏi các thƣớc đo, các chỉ tiêu phải đƣợc thiết lập theo một quy trình khoa học, chuẩn xác.
Trƣớc hết, các chỉ tiêu phân tích HQKD đƣợc xây dựng phải căn cứ vào mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp. Căn cứ mục tiêu tổng quát, cần xây dựng mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu chung và giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giúp đánh giá toàn diện mục tiêu chung. Từ đó, các nhà quản lý xây dựng đƣợc HTCT giúp đo lƣờng và đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu cụ thể đó. Hệ thống này bao gồm các chỉ tiêu chi tiết, cụ thể, đƣợc xây dựng trên cơ sở các thƣớc đo phù hợp và chuẩn xác giúp giám sát, đo lƣờng quá trình thực hiện mục tiêu. Các chỉ tiêu đánh giá cần đƣợc xây dựng một cách trọng tâm, phù hợp với mục tiêu, giúp đo lƣờng chính xác nhất mục tiêu đã đề ra, đồng thời giúp định
hƣớng hoạt động của doanh nghiệp, của nhân viên theo mục tiêu chung. Các chỉ tiêu đánh giá cần đƣợc xây dựng một cách chọn lọc và hiệu quả. Với mỗi mục tiêu trong từng giai đoạn sẽ xây dựng HTCT đo lƣờng và đánh giá phù hợp về số lƣợng, nội dung và phƣơng pháp.
Ngoài ra, cần chú trọng hoàn thiện phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu theo hƣớng hiện đại. Theo phƣơng pháp đánh giá truyền thống, các chỉ tiêu phân tích HQKD trong kỳ đƣợc xác định thông qua các công thức tính sẵn có sau đó mang kết quả tính toán của các chỉ tiêu này so sánh với số liệu của các chỉ tiêu kế hoạch hoặc so với các năm trƣớc. Việc so sánh này mang lại kết quả dƣơng thì đƣợc đánh giá là tốt, hoàn thành, có tăng trƣởng và ngƣợc lại nếu kết quả so sánh này mà mang kết quả âm điều đó có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động chƣa hiệu quả, kết quả giảm sút so với kế hoạch đề ra hoặc so với những năm trƣớc. Tất cả các đánh giá này đƣợc áp dụng cho các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Và với phƣơng pháp đánh giá nhƣ vậy, nhà quản lý có thể biết đƣợc trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả tài chính nhƣ thế nào. Đây là phƣơng pháp đánh giá giúp đo lƣờng và phân tích hiệu quả trong một thời kỳ nhất định của quá khứ mà không cho phép đánh giá hay dự báo tiềm năng hay rủi ro của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Đây chính là hạn chế lớn nhất của phƣơng pháp đánh giá truyền thống. Trong khi với nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, việc xây dựng mục tiêu, chiến lƣợc phát triển dài hạn, bền vững là một yêu cầu cấp thiết giúp doanh nghiệp định hƣớng phát triển đúng hƣớng. Quản trị theo mục tiêu là một trong những phƣơng pháp quản trị hiện đại và rất hiệu quả. Chính vì vậy, phƣơng pháp đánh giá HQKD của doanh nghiệp chỉ dựa trên kết quả so sánh đơn thuần về đại số của các chỉ tiêu tài chính cơ bản giữa kỳ hiện tại với các kỳ trƣớc là chƣa đủ cơ sở tin cậy để đánh giá toàn diện và chuẩn xác HQKD của doanh nghiệp đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro khi ra quyết định đối với các nhà quản lý.
Mục tiêu phát triển chung của ngành đá granite trong giai đoạn tới là đẩy mạnh phát triển thị trƣờng; đa dạng hóa sản phẩm; tăng sản lƣợng, doanh thu sản phẩm mới; tăng chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành; nâng cao năng lực cạnh tranh; đẩy mạnh phát triển nguồn nguyên liệu, giảm bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu… Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực thực hiện các giải pháp, cần xây dựng các mục tiêu cụ thể để làm cơ sở định hƣớng hoạt động một cách chuẩn xác đồng thời giúp doanh nghiệp triển khai mục tiêu phát triển lâu dài một cách bền vững.