Các chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 29 - 34)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.2.2. Các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu tài chính là các chỉ tiêu cơ bản nhất và đƣợc quan tâm hàng đầu khi xem xét, đánh giá HQKD của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng HTCT phân tích HQKD thì số lƣợng các chỉ tiêu tài chính đƣợc đánh giá là nhiều nhất nhƣng lại chiếm ít thời gian và chi phí nhất. Bởi vì chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính cơ bản, truyền thống đã đƣợc xây dựng và vận hành rất hiệu quả trong các mô hình đánh giá trƣớc đây. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã xây dựng đƣợc các chỉ tiêu tài chính giúp đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác. Sự khác biệt ở đây chỉ là với mỗi thời kỳ nhất định, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực thì các nhà quản lý cần đặt ra mục tiêu cụ thể với khía cạnh tài chính là thế nào. Với mục tiêu đó thì mục tiêu tài chính là cao hay thấp nhằm cân bằng với các mục tiêu còn lại. Mục tiêu tài chính có phải là lựa chọn hay ƣu tiên hàng đầu khi nhà quản lý xây dựng nhằm đạt đƣợc mục tiêu tổng quát hay không. Mục tiêu hiệu quả tài chính là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp.

Theo Nguyễn Văn Công (2009), các chỉ tiêu tài chính đƣợc phân loại thành các nhóm sau:

(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi:

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi giúp cung cấp thông tin để đánh giá HQKD của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS); tỷ suất sinh lợi của tài

sản (ROA); tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), sức sinh lợi của vốn đầu tƣ (ROI).

Theo đó, tỷ suất sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) cho biết 100 đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành, do nó phản ánh chiến lƣợc giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động. Chỉ tiêu này càng cao, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, doanh nghiệp đạt HQKD càng tốt và ngƣợc lại.

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả của việc phân phối, quản lý sử dụng các nguồn lực ở công ty. Tỷ suất này càng cao thì trình độ quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cho biết một đồng vốn chủ sở hữu (VCSH) bình quân đầu tƣ vào kinh doanh thì mang về mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng cao, do đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.

Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tƣ (ROI) cho biết cứ 100 đồng vốn đầu tƣ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các nhà quản lý thƣờng từ chối các cơ hội đầu tƣ nếu việc đầu tƣ thêm tài sản có thể làm cho ROI bị giảm xuống.

(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh về khả năng hoạt động

Khả năng hoạt động đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tài sản hoặc các chỉ tiêu phản ánh sự quay vòng của tài sản. Các chỉ tiêu này chủ yếu đƣợc sử dụng đối với tài sản cố định (TSCĐ). Đối với tài sản lƣu động, các doanh nghiệp thƣờng sử dụng số vòng quay vốn trong năm hoặc thời gian của một vòng quay để đánh giá. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu: Số vòng quay tài sản; Số vòng quay của TSCĐ; Số vòng quay của tài sản ngắn hạn (TSNH); Số vòng quay của hàng tồn kho; Số vòng quay khoản phải thu; Kỳ thu tiền bình quân.

Chỉ tiêu số vòng quay tài sản cho biết cho biết tổng tài sản đƣợc chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu trong 1 năm. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cao, nghĩa là tài sản vận động nhanh, tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ vào tài sản do vậy nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu số vòng quay của TSCĐ cho biết một đồng TSCĐ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả TSCĐ.

Chỉ tiêu số vòng quay của TSNH phản ánh trong kỳ phân tích doanh nghiệp đạt đƣợc bao nhiêu vòng quay đối với TSNH. Chỉ tiêu này càng cao

chứng tỏ doanh nghiệp quản lý tốt các loại TSNH nhƣ tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu.

Chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho càng cao nghĩa là doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hoặc quản lý tốt hàng tồn kho do đó tiết kiệm đƣợc số vốn đầu tƣ vào hàng tồn kho.

Chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu phản ánh hiệu quả quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Số vòng quay khoản phải thu lớn nghĩa là doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hóa hoặc quản lý tốt khoản phải thu hoặc đồng thời cả hai. Doanh nghiệp bán đƣợc nhiều hàng hóa đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, thị trƣờng đƣợc mở rộng. Doanh nghiệp quản lý tốt việc thu nợ có nghĩa là vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng do đó tiết kiệm đƣợc vốn đầu tƣ vào TSNH.

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian cần thiết để thu hồi nợ phải thu khách hàng bình quân trong kỳ của doanh nghiệp.

(3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Để đánh giá và đo lƣờng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, thƣờng căn cứ vào các thƣớc đo đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, gồm: Hệ số nợ; Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu; Hệ số tự tài trợ.

Hệ số nợ thể hiện mức độ sử dụng các nguồn vốn vay của doanh nghiệp, cho biết tài sản của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ bởi bao nhiêu phần từ vốn vay. Hệ số này giúp đánh giá về tình trạng tài chính, bao gồm khả năng đảm bảo trả nợ, rủi ro của doanh nghiệp. Hệ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng ít gặp khó khăn tài chính hơn vì doanh nghiệp ít phụ thuộc vào nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Hệ số nợ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, có thể đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết tỷ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (vốn nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn thì nguồn vốn vay (nợ phải trả) càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thƣờng, hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là nợ vay chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, và ngƣợc lại. Hệ số này đƣợc tính nhƣ sau:

Hệ số tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số này có giá trị càng lớn nghĩa là mức độ tự chủ tài chính

bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao do đó rủi ro của doanh nghiệp càng thấp. Hệ số này đƣợc tính theo công thức sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)