Lịch sử hình thành và phát triển ngành đá xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành đá xây dựng Việt Nam

Theo Báo cáo đánh giá về tiềm năng, triển vọng tài nguyên khoáng sản không kim loại Việt Nam của Viện Khoa học địa chất và Khoáng sản, Việt Nam đƣợc coi là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng với hơn 5.000 điểm mỏ của 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số loại có trữ lƣợng quan trọng nhƣ bô xít (672,1 triệu tấn), apatit (0,778 triệu tấn), titan (15,71 triệu tấn), than (3.520 triệu tấn), đất hiếm (1,1 triệu tấn) và đá granite (15 tỷ

m3, phân bố chủ yếu ở vùng trầm tích từ Nam đến Bắc. Hiện nay đã phát hiện 350 mỏ, trong đó đã khảo sát thăm dò đƣợc khoảng 200 mỏ với trữ lƣợng trên 37 tỷ m3. Chia làm 3 khu vực chính:

- Khu vực miền Bắc: Tổng trữ lƣợng 150 triệu m3, bao gồm 1 mỏ đá marble và 3 mỏ đá granite. Màu sắc đá granite chủ yếu là đen xám, nâu tối, hồng xám, xanh tối, riêng mỏ đá marble có màu trắng.

- Khu vực miền Trung - “trung tâm” đá granite: Tổng trữ lƣợng 1.856 triệu m3, trong đó trữ lƣợng tại khu vực này là 990 triệu m3. Tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, với chất lƣợng đá có độ cứng cao. Màu sắc khá đa dạng chủ yếu là đen nâu, xám nhạt, hồng, trắng, xanh nhạt, vàng.

- Khu vực miền Nam: Tổng trữ lƣợng 292 triệu m3, tập trung ở 2 tỉnh là Đồng Nai và Bình Dƣơng. Màu sắc chủ đạo là xám trắng, đen, nâu nhạt…

Theo số liệu thống kê trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, số lƣợng các mỏ đã đƣợc quy hoạch đến năm 2020 là 115 mỏ với tổng trữ lƣợng và tài nguyên khoảng 100 triệu m3, trong đó tập trung nhiều tại các khu vực Yên Bái và Nghệ An, nơi mà có trữ lƣợng đá hoa trắng tập trung lớn nhất Việt Nam. Những mỏ đã đƣợc thăm dò khảo sát chủ yếu là các mỏ có nguồn gốc trầm tích liên quan đến các thành tạo trầm tích cacbonat chiếm đến 68% tổng số mỏ. Các mỏ có liên quan đến các thành tạo magma chiếm khoảng 32% số mỏ đã đƣợc thăm dò và khảo sát tập trung từ Tây Nghệ An trở vào. Đá granite và đá marble của Việt Nam có nhiều chủng loại, màu sắc đẹp, sức tô điểm cao; một số loại đá granite đỏ, vàng (Bình Định, Khánh Hòa), granite xanh, đen (Phú Yên, Thanh Hóa) đang đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng.

Hình 2.4. Trữ lƣợng và phân bố đá xây dựng tại Việt Nam

Theo báo cáo đánh giá ngành đá ốp lát Việt Nam của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, nhu cầu đá ốp lát tăng trƣởng nhanh trên 20% mỗi năm. Nhu cầu tiêu thụ đá ốp lát tự nhiên phụ thuộc vào thị trƣờng bất động sản và xây dựng hạ tầng. Trong giai đoạn 2001-2011, nhu cầu đá ốp lát tăng trƣởng khá nhanh vào khoảng 20%. Tuy nhiên, sang năm 2012- 2013, thị trƣờng bất động sản đóng băng, làm nhu cầu đá ốp lát sụt giảm mạnh với mức sụt giảm hơn 23%. Cuối năm 2014, thị trƣờng có sự phục hồi trở lại với tốc độ tăng trƣởng khá mạnh, hơn 43% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn 2015- 2017, nhu cầu đá ốp lát tiếp tục tăng trƣởng tích cực nhờ sự phục hồi của thị trƣờng bất động sản, với tốc độ tăng trƣởng đạt 25%. Giai đoạn 2017 đến 6 tháng đầu năm 2019, nhu cầu đá ốp lát tiếp tục tăng trƣởng ổn định với tốc độ tăng trƣởng đạt 20%.

Hình 2.5. Sản lƣợng tiêu thụ đá ốp lát qua các năm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt tổng hợp) Bên cạnh tiêu thụ trong nƣớc, các sản phẩm đá granite và marble tự nhiên còn đƣợc xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu chủ yếu là Châu Á và Châu Úc chiếm 46%, thị trƣờng Bỉ chiếm 24%. Kim ngạch xuất khẩu tăng trƣởng

đều trên 10% từ năm 2001-2018. Ngoài ra các sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu đƣợc ƣu đãi với thuế suất 0%.

Sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ đá ốp lát trên thế giới không ngừng tăng trƣởng qua các năm trong giai đoạn từ 2011-2019. Việt Nam đứng thứ 5 trong top các nƣớc sản xuất lớn nhất và đứng thứ 4 trong top các nƣớc tiêu thụ lớn nhất cho thấy ngành đá ốp lát của Việt Nam tƣơng đối phát triển trên thế giới.

Hình 2.6. Kim ngạch xuất khẩu đá ốp lát qua các năm

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt tổng hợp) Ngành đá ốp lát tự nhiên Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển trong tƣơng lai với trữ lƣợng mỏ đá khá dồi dào, trải đều khắp đất nƣớc. Tuy nhiên, quy mô sản xuất trong nƣớc vẫn còn nhỏ và cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc với lợi thế về mẫu mã, giá cả linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)