7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.2.2. Phƣơng pháp định lƣợng
Từ Phiếu khảo sát đã đƣợc xây dựng, tác giả tiến hành khảo sát đối với lãnh đạo, kế toán trƣởng và kế toán viên tại các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Từ kết quả khảo sát, tác giả tiến hành mã hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0. Dữ liệu đƣợc thu thập đƣợc sử dụng để thống kê mẫu khảo sát, thống kê mô tả và kiểm định giá trị bình quân để đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến đá granite trên địa bàn tỉnh Bình Định trên các khía cạnh: mức độ sử dụng; mức độ quan trọng của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Kiểm định giá trị bình quân nhằm đánh giá giá trị trung bình của các chỉ tiêu phân tích HQKD so với giá trị bình quân để từ đó thấy đƣợc thực trạng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tại các doanh nghiệp chế biến đá granite và mức độ đánh giá của các đối tƣợng về tầm quan trọng, sự cần thiết của các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính. Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Cụ thể:
- Để đánh giá mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích HQKD, tác giả sử dụng thang đo likert theo 5 cấp độ từ 1 - “Không sử dụng”; 2 - “Ít sử dụng”; 3 - “Định kỳ năm”; 4 - “Định kỳ quý”; 5 - “Thƣờng xuyên”.
- Để đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân tích HQKD, tác giả sử dụng thang đo likert theo 5 cấp độ từ 1 - “Không quan trọng”; 2 - “Ít quan trọng”; 3 - “Bình thƣờng”; 4 - “Quan trọng”; 5 - “Rất quan trọng”.