Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thay đổi nhận thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 34 - 37)

Kỹ thuật thu thập số liệu

Kết hợp với 5 cộng tác viên (CTV) là sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định để phỏng vấn thu thập số liệu, một điều dưỡng viên để đo huyết áp cho người bệnh ngồi tại vị trí ngoài phòng khám quản lý tăng huyết áp, hai bác sỹ phòng khám quản lý tăng huyết áp để khám và hướng dẫn người bệnh sang phòng tư vấn.

Các CTV được tập huấn trước khi tham gia nghiên cứu trong hai buổi.

Kết hợp với quy trình khám bệnh của phòng khám để đưa tư vấn GDSK thành một bước trước trong quy trình khám THA ngoại trú, lĩnh thuốc.

Lựa chọn và Phỏng vấn

Hình 2.2. Sơ đồ quy trình khám bệnh

Nơi xếp sổ lấy số thứ tự

Nơi xếp sổ đo huyết áp (NB sẽ nghỉ ngơi

15 phút)

Đo huyết áp cho người bệnh Phòng khám quản lý THA Phòng tư vấn GDSK (phòng 209B) Nơi lĩnh thuốc

Quy tình thu thập số liệu như sau:

Người bệnh nộp sổ và được đăng ký số khám bệnh và phòng khám bệnh, những người bệnh được xếp số vào phòng khám quản lý tăng huyết áp sẽ lên phòng và sếp sổ số thứ tự, sau đó ngồi nghỉ ngơi 15 phút để được đo huyết áp theo thứ tự đã xếp. Tại đây 5 cộng tác viên là điều tra viên (ĐTV) là sinh viên điều dưỡng năm thứ 3 sẽ xem sổ THA, lựa chọn ĐTNC và phỏng vấn nhanh người bệnh khoảng 20 phút. Sau đó người bệnh được đo huyết áp hiện tại bởi điều dưỡng phòng khám ngồi tại vị trí bàn đo huyết áp, điều dưỡng viên đọc số đo huyết áp hiện tại cho ĐTV ghi vào phiếu điều tra và gửi lại phiếu điều tra cho người bệnh. Người bệnh sẽ cầm phiếu điều tra vào phòng để bác sỹ khám, sau khi khám xong người bệnh sẽ được bác sỹ hướng dẫn sang phòng 209B để được tư vấn giáo dục sức khỏe (GDSK) (quá trình phỏng vấn sẽ được NCV giám sát).

Nghiên cứu viên chính sẽ kiểm tra lại tờ phiếu phỏng vấn đánh giá nhanh NB đang cần tư vấn về nội dung nào trong tuân thủ điều trị THA, đồng thời hướng dẫn người bệnh đợi đủ 5 – 7 người bệnh sẽ được tư vấn, trong khoảng thời gian này người bệnh sẽ được phát tờ nội dung GDSK đọc khoảng 5 – 10 phút với cỡ chữ 15 và một quyển gồm các hình ảnh, tờ rơi về kiểm soát tăng huyết áp. Tiếp theo sau khi đủ nhóm người bệnh NCV sẽ tiến hành tư vấn theo nhu cầu của người bệnh dựa trên đánh giá nhanh qua phiếu phỏng vấn, sau đó hỏi người bệnh có còn câu hỏi thắc mắc gì về chế độ điều trị tăng huyết áp không? Trong quá trình tư vấn khuyến khích những người bệnh có kiến thưc và thực hiện tốt chế độ điều trị chia sẻ cho những người bệnh còn lại về kiến thức, trở ngại của họ trong việc thực hiện tuân thủ chế độ điều trị THA.

Tiếp theo sau khi hoàn thành tư vấn NCV phỏng vấn đánh giá lại ngay sau can thiệp bằng bộ câu hỏi phỏng vấn riêng về kiến thức trước can thiệp (Ghi chú: trước khi NB tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích về quy trình các bước cần tham gia của người bệnh, nếu NB đồng ý mới tiến hành để tránh tình trạng sau 8 tuần có NB không đến, ngoài ra NCV ghi lại số điện thoại, địa

chỉ để tiện liên lạc với NB). Sau 8 tuần khi người bệnh đến khám theo lịch hẹn của bác sỹ sẽ được phỏng vấn lại lần 2 bằng cùng bộ câu hỏi phỏng vấn lần đầu (trước can thiệp).

Trong nghiên cứu này chúng tôi thu thập số liệu trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe sử dụng bộ công cụ đánh giá chia làm 3 giai đoạn với thời gian dự kiến cho một NB là 60 phút cho lần đầu phỏng vấn và 20 phút cho đánh giá lần 2.

1.Giai đoạn 1 (T1): Lựa chọn NB đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu trước can thiệp (giáo dục sức khỏe) (phụ lục 1). 2.Giai đoạn 2: Tiến hành can thiệp tư vấn giáo dục sức khỏe nhóm 5 – 7

người bệnh tại phòng 209B khoa khám bệnh bằng nội dung được xây dựng sẵn theo chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống bệnh THA, có kèm theo hình ảnh, tờ rơi về kiểm soát huyết áp (phụ lục 7).

3.Giai đoạn 3 (T2): Đánh giá lần 1 phỏng vấn lại ngay sau khi tư vấn bằng bộ câu hỏi phỏng vấn riêng về kiến thức bệnh và chế độ điều trị (phụ lục 2). 4.Giai đoạn 4 (T3): Tiến hành đánh giá lần 2 phỏng vấn lại sau can thiệp

(giáo dục sức khỏe) 8 tuần bằng bộ câu hỏi trước can thiệp (phụ lục 1). Nghiên cứu của chúng tôi đã được nghiên cứu thử trên 20 người bệnh trước khi lấy số liệu thực tế và đã chỉnh sửa bộ công cụ đo lường cho phù hợp.

Công cụ thu thập số liệu

Bộ công cụ đánh giá được thiết kế dựa trên khuyến cáo của Bộ y tế về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp năm 2009 và bộ công cụ đánh giá kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết áp cho người cao tuổi của tác giả Trần Văn Long năm 2012 [18]. Trong quá trình phát triển bộ công cụ, nghiên cứu viên đã nhận được sự góp ý và chấp thuận của các chuyên gia có kinh nghiệm. Bộ công cụ bao gồm các mục sau (phụ lục 1):

Thông tin chung

- Đặc trưng nhân khẩu học;

Thông tin về tuân thủ điều trị kiểm soát huyết áp, bao gồm:

- Điều trị thuốc; - Chế độ ăn;

- Thói quen hút thuốc lá /thuốc lào; - Thói quen uống rượu/bia ;

- Tập thể dục/thể thao; - Đo huyết áp định kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thay đổi nhận thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2016 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)