Những NB được đánh giá là tuân thủ đo huyết áp khi hàng ngày đo và ghi lại số đo huyết áp. Trong thực hành điều trị thì kiểm tra huyết áp cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo huyết áp của người bệnh được kiểm soát. Người bệnh THA cần theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày hoặc có khi là nhiều lần trong ngày khi cần thiết. Trên thực tế việc đo và ghi lại số đo huyết áp thường xuyên còn rất thấp. Trước can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 8,5% đối tượng là đo và ghi lại số đo huyết áp thường xuyên điều này khi được hỏi về lý do tại sao thì phần lớn các đối tượng trong nghiên cứu đều trả lời là không cần thiết vì máy đo huyết áp điện tử có thể lưu được chỉ số trong 15 ngày, ngoài ra cũng còn lý do là có ghi thì đưa cho bác sỹ cũng không xem vì vậy tỷ lệ ban đầu về tuân thủ đo huyết áp của chúng tôi rất thấp. Thấp hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu khác cho kết quả cao hơn điều này do chủ yếu các nghiên cứu chỉ mới quan tâm đến có đo huyết áp hay không như nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hằng năm 2006 đưa ra tỷ lệ có đo huyết áp thường xuyên hay không 69,7%, có đo huyết áp định kỳ hay không của Nguyễn Minh Phương năm 2011 là 34% [13], của Uzun S. là 63% [39], của Trần Văn Long năm 2012 trong nhóm can thiệp có kiểm tra huyết áp hay không cho tỷ lệ là 70,4% [18]. Tỷ lệ tuân thủ sau can thiệp 8 tuần của chúng tôi có cải thiện đáng kể với 39,8% đối tượng đã đo và ghi lại thường xuyên, vẫn thấp hơn nhiều kết quả nghiên cứu của Trần Văn Long năm 2012 với tỷ lệ sau can thiệp trong nhóm can thiệp có kiểm tra huyết áp là 70,6%. Nghiên cứu của chúng tôi có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp 8 tuần với p <0,001 khác với nghiên cứu của Trần Văn Long trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điều này có thể lý giải là do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện nên có kiến thức tốt hơn nhưng chưa thực hành tốt về hành vi vì vậy khi được tư vấn đối tượng nghiên cứu đã có sự cải thiện về hành vi thực hành đo huyết áp của mình tốt
hơn. Mặc dù vậy nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi thì phần lớn các đối tượng vẫn không thực hành tốt đo huyết áp và ghi lại số đo huyết áp thường xuyên chỉ đạt sau tư vấn là 39,8% vì vậy cần phải tư vấn, nhắc nhở cho đối tượng biết tầm quan trọng việc đo và ghi lại số đo cũng như hướng dẫn cho họ cách tự đo huyết áp cho mình thường xuyên hơn.
4.4. Đạt huyết áp mục tiêu
Mục tiêu của điều trị THA là kiểm soát được huyết áp có ý nghĩa là đạt được huyết áp mực tiêu dưới 140/90 mmHg hoặc dưới 130/80 mmHg ở những người bệnh mắc bệnh đái tháo đường hoặc bệnh thận mạn tính. Bước đầu trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu trước can thiệp là 33,1%. Vẫn còn tỷ lệ rất cao (66,9%) chưa kiểm soát được số đo huyết áp. Sau can thiệp tỷ lệ NB đạt huyết áp mục tiêu đã tăng lên 41,5% mặc dù không nhiều và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05 tuy nhiên về mặt ý nghĩa lâm sàng thì trong nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rằng việc can thiệp giáo dục sức khỏe có cải thiện được khoảng 10 NB đạt huyết áp mục tiêu sau can thiệp. Điều đó chứng tỏ sự tác động của can thiệp phần nào có hiệu quả giúp NB tăng huyết áp kiểm soát được Huyết áp của mình giảm các biến chứng do THA gây ra. Như vậy mặc dù đã được chẩn đoán và điều trị kể cả trước và sau can thiệp nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ người bệnh không kiểm soát được số đo huyết áp cụ thể sau can thiệp vẫn còn đến 58,5% không kiểm soát được huyết áp, cũng chính điều đó phản ánh rằng cần có nhiều hơn các can thiệp về giáo dục, tư vấn nhắc nhở thường xuyên về kiến thức tuân thủ chế độ điều trị THA cho NB điều trị ngoại trú.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1. Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng về kiến thức và tuân thủ điều trị tăng huyết áp còn thấp cụ thể trước can thiệp các tỷ lệ này là:
Tỷ lệ tuân thủ chế độ dùng thuốc hạ áp chỉ đạt 45,8% đây là con số thấp so với NB đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện.
Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn đạt 52,5%, tỷ lệ tuân thủ chế độ hạn chế rượu/ bia và không hút thuốc đạt cao lần lượt là 89,8% và 93,2%.
Tỷ lệ tuân thủ chế độ tập luyện thể dục thể thao còn thấp chỉ có 39,8% NB đang thực hiện tốt chế độ này.
Tuân thủ chế độ đo huyết áp trong nghiên cứu chỉ chiếm 8,5% thực hiện đúng chế độ đo huyết áp theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Chỉ có 33,1% NB đạt huyết áp tiêu chuẩn.
5.2. Thay đổi kiến thức và tuân thủ chế độ điều trị tăng huyết áp sau can thiệp thiệp
Sau can thiệp tỷ lệ NB được cải thiện có ý nghĩa thống kê với các tuân thủ sau: tuân thủ chế độ dùng thuốc trước CT là 45,8% sau can thiệp là 71,2%, chế độ ăn trước CT là 52,5% sau là 69,5% chế độ hạn chế rượu bia trước CT là 89,8% sau là 96,6%, chế độ thể dục thể thao trước CT là 39,8% sau là 54,2%, chế độ đo huyết áp định kì trước CT là 8,5% sau là 39,8%.
Chỉ có duy nhất việc tuân thủ hút thuốc trước và sau có cải thiện nhưng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Với tỷ lệ trước CT là 93,2% sau là 94,9%.
Sự cải thiện về chế kiến thức hiểu biết về bệnh và chế độ điều trị tăng huyết áp cũng tăng lên về điểm số, cụ thể trước can thiệp 6,06 ± 1,6 ngay sau can thiệp là 8,68 ± 1,1 và sau can thiệp 8 tuần là 7,78 ± 1,4.
KHUYẾN NGHỊ.
Qua kết quả nghiên cứu và những kinh nghiệm thu được từ thực tế triển khai hoạt động can thiệp thay đổi nhận thức tuân thủ điều trị cho bệnh tăng huyết áp tại Khoa khám bệnh bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, chúng tôi thấy người bệnh tăng huyết áp tuân thủ hoàn toàn chế độ điều trị tăng huyết áp còn thấp vì vậy xin có một số đề xuất sau:.
- Bệnh viện nên thường xuyên tổ chức hoạt động bàn tư vấn về bệnh tại khoa khám bệnh theo định kỳ 2 – 3 tháng một lần để nâng cao kiến thức tăng huyết áp và chế độ điều trị cho người bệnh, cũng đồng thời nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng theo chế độ đã được hướng dẫn về tăng huyết áp góp phần nhằm hạn chế biến chứng tăng huyết áp gây ra.
- Cần có nhiều nghiên cứu mới về bệnh tăng huyết áp nói chung và về tuân thủ điều trị kiểm soát huyết áp nói riêng để đánh giá chính xác hơn về đạt huyết áp mục tiêu góp phần làm giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh tăng huyết áp, nâng cao chất lượng cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:
1. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 3192/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Bộ Y tế, 2010, Hà Nội.
2. Bùi Thị Hà (2010). Đánh giá nhận thức, sự theo dõi và tuân thủ điều trị của
người bệnh tăng huyết áp. Tạp chí Y học Việt Nam. 2(2), tr. 14-20.
3. Đàm Viết Cương và cộng sự (2006). Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà nội, truy
cập ngày 28/02/2016, tại trang web http://www.hspi.org.vn/vcl/Nghien-cuu- danh-gia-tinh-hinh-CSSK-nguoi-cao-tuoi-o-Viet-Nam-t67-973.html
4. Đồng Văn Thành (2011). Nghiên cứu quản lý, điều trị bệnh tăng huyết áp tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, luận văn tiến sĩ nội tim mạch, Trường đại
học Y Hà Nội, Hà Nội.
5. Hội tim mạch học Việt Nam (2015). Cập Nhật Khuyến Cáo: chẩn đoán – điều trị - tăng huyết áp 2015, truy cập ngày 11/03/2016, tại trang web
http://vnha.org.vn/upload/hoinghi/hn2015/L04-T.Huy_KCVSH2015gshuy.pdf 6. Hội tim mạch học Việt Nam (2011). “Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết
áp”Chương trình mục tiêu y tế quốc gia 2011, truy cập ngày 11/03/2016, tại trang
web http://vnha.org.vn/huyetap.vn/baiphatthanh/4.YTNC-THA.pdf
7. Huỳnh văn Minh (2008). Giáo trình sau đại học. Tim mạch học. Nhà xuất bản đại học Huế 2008, trang 11-34.
8. Lê Văn Tuấn, Nguyễn Hải Hằng và Phạm Thắng (2009). Mô hình bệnh tật của
người cao tuổi điều trị tại Viện lão khoa Quốc gia năm 2008. Tạp chí Y học Thực hành. 6(666), tr. 41-43.
9. Nguyễn Huy Ngọc (2007). Nhận xét tình hình rối loạn Lipid máu ở người bệnh
tai biến mạch máu não do tăng huyết áp ở bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Y học Thực hành. 3(566+567), tr. 54-56.
10.Nguyễn Lân Việt (2012). Dịch tễ học tăng huyết áp và các nguy cơ tim mạch ở Việt Nam 2001-2009, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 13. Hạ Long.
11.Nguyễn Lân Việt (2007). Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để phòng chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài cấp Bộ, chủ biên, Đại học Y
Hà Nội, Hà Nội.
12.Nguyễn Lân Việt (2003). Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản y học, Hà
Nội, tr. 95-120.
13.Nguyễn Minh Phương (2011). Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của người bệnh 25-60 tuổi ở 4 phường thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà
Nội.
14.Nguyễn Thị Thanh Hằng (2006). Tìm hiểu tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội,
Hà Nội.
15.Nguyễn Thị Thanh Ngọc (2007). Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phương Mai, quận Đống Đa Hà Nội, năm 2007, luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội.
16.Phạm Gia Khải và cộng sự (2003). Tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học. Đại hội Tim mạch miền trung mở rộng lần II: 30-31.
17.Trần Thiện Thuần, Nguyễn Đỗ Nguyên (2007). Một số đặc điểm dịch tễ bệnh
tăng huyết áp ở người lớn tại cộng đồng dân cư TP. HCM năm 2005. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 11(1), tr. 136.
18.Trần Văn Long (2012). Tình hình sức khỏe người cao tuổi và thử 3 nghiệm can thiệp nâng cao kiến thức – thực hành phòng chống bệnh tăng huyết áp tại 2 xã huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 - 2012, luận án tiến sĩ y tế công
cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội.
19.Vương Thị Hồng Hải (2007). Đánh giá sự tuân thủ và nhận thức về điều trị của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa, Thái Nguyên.
TIẾNG ANH:
20.Altun B. & at el. (2005). Prevalence, awareness, treatment and control of
hypertension in Turkey (the PatenT study) in 2003. J hypertens, 23(10), p. 1817-
23.
21.American Heart Association (2016). Home monitoring of high blood pressure,
Available at:
http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/HighBloodPressure/SymptomsD iagnosisMonitoringofHighBloodPressure/Home-Blood-Pressure-Monitoring
[Accessed 11 March 2016]
22.Bhargava, M., Ikram, M. K. và Wong, T. Y. (2012). How does hypertension
affect your eyes?. J Hum Hypertens. 26(2), tr. 71-83.
23.Brent M. E., Yumin Z. and Neal A. (2010). US Trends in Prevalence,
Awareness, Treatment, and Control of Hypertension, 1988-2008. Jama, 303
(20), p. 2043-2050.
24.Carpenter R. (2005). Perceived threat in compliance and adherence research.
Nursing Inquiry, 12, p. 192-199.
25.Centers for Disease Control and Prevention (2013). Self-Measured Blood Pressure Monitoring: Action Steps for Public Health Practitioners, Available at:
http://millionhearts.hhs.gov/docs/mh_smbp.pdf. [Accessed 10 March 2016] 26.Donald E.M. and at el. (2008). Predictive Validity of A Medication Adherence
Measure in an Outpatient Setting. J Clin Hypertens (Greenwich), 10(5), p. 348–
354.
27.Ebrahim S, et al. (2011). Multiple risk factor interventions for primary prevention of
coronary heart disease (Review), Available at:
http://www.esculape.com/medicament/statine-preventionI- COCHRANE21001.pdf [Accessed 9 March 2016]
28.Guidelines Committee (2007). European Society of hypertension - European Society of cardiology guidelines for management of arterial hypertension.
29.Ha, Duc Anh et al. (2013). Prevalence, Awareness, Treatment, and Control of High Blood Pressure: A Population-Based Survey in Thai Nguyen, Vietnam. Ed.
Yan Gong. PLoS ONE 8.6 e66792. PMC. Web. 29 Feb. 2016.
30.Hoa M. D. (2011). Antiretroviral therapy (ART) adherence among people living with HIV/AIDS (PLHIV) in the North of Vietnam: a multi method approach,
Doctor of Philosophy, Queensland University of Technology, Australia.
31.Hosie, J. and Wiklund, I. (2005). Managing hypertension in general practice:
can we do better?. J Hum Hypertens. 9 Suppl 2, pp. S15-8.
32.Joseph, Izzo L. and et al. (2007). Assessment of hypertensive taget organ
damage, hypertension a companion to Braunwalds. Hypertension, 16(49), p.
178-189.
33.McAlister FA (2006). The Canadian Hypertension Education Program
(CHEP)—a unique Canadian initiative. Can J Cardiol; 22(7): 559–564.
34.Mills, Katherine T., et al. (2015). Global Burden of Hypertension: Analysis of
Population-based Studies from 89 Countries. Journal of Hypertension. 33, p. e2.
35.National Institutes of Health, National Heart, Lung, and Blood Institute (2004).
The Seventh Report of the Joint National on Committee onPrevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure, US. department
of health and human services.
36.Rosamond W, Flegal K, Friday G, et al. (2007). Heart disease and stroke statistics 2007 update: a report from the American Heart Association Statistics
Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Circulation; 115:e69- e171.
37.Sacks F.M. and et al. (2001). Effects on blood pressure of reduced dietary
sodium and the dietary approaches to stop hypertension (DASH) diet. N Engl J. Med., 344, p. 3-10.
38.Hoerl, C. & McCormack, T. (eds.) (2001), Time and Memory: Issues in Philosophy and Psychology, Oxford University Press, New York.
individuals to treatment and lifestyle change recommendations, Anadolu
Kardiyol Derg, p. 102-09.
40.Wan He, Mark N. Muenchrath and Paul Kowal. (2012). Shades of Gray: A Cross-Country Study of Health and Well-Being of the Older Populations in SAGE Countries, 2007–2010, International Population Reports, U.S. Census
Bureau, Washington.
41.WHO (2003). Adherence to Long-Term Therapies - Evidence for Action, WHO,
Geneva, Switzerland, p. 211.
42.WHO (2009). Global health risks: mortality and burden of disease attributable to selected major risks, WHO press, Geneva, Swetzerland, p.6-7.
43.WHO (2013). A global brief on hypertension, Available at: http://ish- world.com/downloads/pdf/global_brief_hypertension.pdf[Accessed 25 February 2016]
44.WHO (2013). High Blood Pressure — Global and Regional Overview, Available
at:http://www.searo.who.int/entity/world_health_day/leaflet_burden_hbp_whd201 3.pdf [Accessed 25 February 2016]
45.WHO (2015). Q&As on hypertension, truy cập ngày 11/3-2016, tại trang web
http://www.who.int/features/qa/82/en/
46.Writing Group, Members, et al. (2010). Heart disease and stroke statistics--2010
update: a report from the American Heart Association. Circulation. 121(7), pp.
Phụ lục 1
BỘ CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRƯỚC VÀ SAU CAN THIỆP 8 TUẦN PHIẾU PHỎNG VẤN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Chúng tôi xin phép được hỏi Ông/Bà một số câu hỏi và ghi lại câu trả lời. Câu trả lời của Ông/Bà sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Ông/Bà có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào hoặc ngừng trả lời bất cứ khi nào. Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện, sau khi phổng vấn nếu Ông/Bà có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu xin hãy liên hệ với nhóm nghiên cứu.
Ông/Bà có câu hỏi gì không?
Ông/Bà có đồng ý tham gia phỏng vấn hôm nay không?