Phân tích nội bộ tại Công ty Thanh Bình Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty trách nhiệm hữu hạn thanh bình nguyên giai đoạn 2021 2025 (Trang 101 - 104)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Phân tích nội bộ tại Công ty Thanh Bình Nguyên

3.1.3.1. Phân tích năng lực sản xuất kinh doanh

Công ty Thanh Bình Nguyên có rất ít kinh nghiệm kinh doanh bóng điện Led, đội ngũ làm việc có trình độ nhưng thiếu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hạ tầng kho bãi (còn nhỏ hẹp), phương tiện xe phục vụ công tác giao hàng quá ít.

Công ty đã tạo được mối quan hệ với khối lượng đại lý tương đối, các đại lý đã quen thuộc và tin tưởng vào các chủng loại, số lượng, chất lượng bóng điện Led Nival được phân phối bởi công ty.

Tuy nhiên để đánh giá được năng lực kinh doanh của Công ty một cách xác đáng chúng ta cần đi sâu vào phân tích một số yếu tố cấu thành năng lực của Công ty như nhân lực, tài chính, công nghệ, marketing.

3.1.3.2. Phân tích yếu tố nhân lực

Tổng số lao động toàn Công ty thời điểm 31/12/2020 là 11 người. Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh cạnh tranh ngày càng phức tạp, để tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cho người lao động là hết sức khó khăn, các bộ phận thực sự cần nhân lực thì mới thi tuyển, còn không thì luân chuyển công việc trong công ty hoặc giao cho nhân sự khác kiêm nhiệm. Công ty có chủ trương từng bước nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý, chỉ tuyển mới lao động có trình độ đại học khi có nhu cầu. Hiện nay, tỷ lệ lao động có tình độ lao động đại học chiếm 36% trên tổng số lao động, điều này cho thấy trình độ của cán bộ tại Công ty là chưa cao.

Bảng 3.10. Trình độ chuyên môn lực lƣợng lao động tính đến hết ngày 31/12/2020

Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ %

Đại học, trên đại học 4 36

Cao đẳng, Trung cấp 3 28

Sơ cấp – Công nhân kỹ thuật 4 36

Tổng 11 100

Nguồn: Phòng TC-HC Công ty Thanh Bình Nguyên.

Để khắc phục yếu điểm này, hiện nay Công ty đang thực hiện chính sách ưu tiên, khuyến khích việc đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên, nhất là đội ngũ lao động ở các bộ phận kinh doanh, kế toán, kỹ thuật, kho đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng có kế hoạch tăng cường, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bán hàng. Năng suất lao động của toàn Công ty so với ngành là còn thấp, vì vậy, Công ty có chủ trương nâng cao trình độ và kết quả làm việc của bộ phận Marketing để mở rộng mạng lưới đại lý phân phối.

3.1.3.3. Phân tích yếu tố công nghệ - thiết bị

Do đặc điểm hàng hóa mà công ty kinh doanh chủ yếu ở dạng thành phẩm, có bao bì, nên chủ yếu là phương tiên giao hàng (xe), kho chứa hàng, các phần mềm kế toán, bán hàng và quản lý, các phương tiện thông tin liên lạc giữa nhân viên với khách hàng, giữa nhân viên với nhân viên công ty, giữa công ty với khách hàng là ưu tiên đầu tư.

3.1.3.4. Phân tích hoạt động Marketing

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì hoạt động Marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa lớn trong sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi nếu có một chính sách Marketing đúng đắn và phù hợp sẽ góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

quan hệ khách hàng.

Chính sách sản phẩm: Đối với loại hàng hóa luôn cam kết và bảo đảm cung cấp sản phẩm đầy đủ, đúng chất lượng với phương thức linh hoạt. Đây vừa thể hiện việc chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước vừa tạo lòng tin cũng như sự an tâm đối với hệ thống đại lý của Công ty.

Chính sách này tỏ ra hữu hiệu, tạo dựng được niềm tin và sự gắn kết của đại lý đối với Công ty nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh quyết liệt và công tác quản lý thị trường của cơ quan quản lý nhà nước còn nhiều bất cập.

Chính sách giá cả: Căn cứ vào mức giá giao và từng đặc điểm khách hàng Công ty có chính sách giá như sau:

 Giảm giá cho đại lý thanh toán tiền ngay và mua với số lượng lớn;  Áp dụng chính sách giá bán buôn và bán ưu đãi cho các khách hàng

truyền thống;

Tuy nhiên trong thực tế, chính sách công nợ cho đại lý là không thể cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn vì năng lực vốn còn yếu kém.

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp môi trƣờng nội bộ Yếu tố môi trƣờng Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (1) Mức độ tác động đối với công ty (2) Tính chất tác động (3) Điểm cộng dồn

Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm 3 3 + +9 Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy

đủ; tài chính tương đối tốt 3 3 + +9 Có hệ thống phân phối hoàn chỉnh 3 3 + +9 Hoạt động có uy tín trên thị trường 3 3 + +9 Trình độ công nhân còn hạn chế 3 3 - -9 Chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp 3 3 - -9 Công tác quản lý Marketing chưa tốt 3 3 - -9 Phương thức phân phối không linh hoạt 3 3 - -9

Các cơ hội và nguy cơ chính từ các yếu tố môi trường nội bộ

Môi trƣờng nội bộ

Điểm mạnh Điểm yếu  Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm (M1)

 Cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ; tài chính tương đối tốt (M2)

 Có hệ thống phân phối hoàn chỉnh (M3)  Hoạt động có uy tín trên thị trường (M4)

 Trình độ công nhân còn hạn chế (Y1)  Chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp

(Y2)

 Công tác quản lý Marketing chưa tốt (Y3)  Phương thức phân phối không linh hoạt

(Y4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty trách nhiệm hữu hạn thanh bình nguyên giai đoạn 2021 2025 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)