8. Kết cấu luận văn
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm chi Ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những ngưyên tắc nhất định.[19, tr 365]
Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Quá trình của chi ngân sách nhà nước gồm: Quá trình phân phối và quá trình sử dụng.
+ Quá trình phân phối: Là quá trình cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
+ Quá trình sử dụng: Là trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không phải trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng.
Chi NSNN bao gồm các khoản: Chi đầu tư phát triển; Chi dự trữ quốc gia; Chi thường xuyên; Chi trả nợ lãi; Chi viện trợ; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. (Khoản 2, Điều 5, Chương 1 luật NSNN năm 2015).[40]
Từ khái niệm trên ta thấy, chi ngân sách nhà nước có đặc điểm là phụ thuộc và gắn chặt với các nhiệm vụ kinh tế - chính trị mà chính phủ phải đảm nhận trong mỗi một giai đoạn và vào một thời kỳ nhất định.
1.1.2.2. Đặc điểm chi Ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm nhận; mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi NSNN gắn với quyền lực của NSNN mang tính pháp lý cao.
Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được xem xét tính hiệu quả ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,... mà các khoản chi NSNN đảm nhận.
Thứ ba, các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính không hoàn trả trực tiếp, không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước. Đặc điểm này giúp phân biệt các khoản chi NSNN với các khoản tín dụng.
Thứ tư, các khoản chi của NSNN có ảnh hưởng chặt chẽ tới mọi mặt của xã hội thường liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo việc làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát...