8. Kết cấu luận văn
3.2.3. Về tăng cường khả năng bảo mật trong việc truyền nhận dữ liệu
Phát huy thế mạnh của hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử (TTĐT_LKB, TTSPĐT, TTĐT_LNH) và hệ thống KTNN áp dung cho Tabmis, KBNN có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác và đảm bảo an toàn, bảo mật ở mức độ cao cho các khoản yêu cầu thanh toán các khoản chi theo yêu cầu của các đơn vị trong các giao dịch trực tuyến. Trong đợt triển khai diện rộng tháng 02/2018, KBNN có thể kết hợp các thuận lợi về đối tượng áp dụng (không phải là người dân, doanh nghiệp mà là các ĐVSDNS, chủ đầu tư), phí dịch vụ (chưa phát sinh khấu tính và thu phí dịch vụ) với thế mạnh của hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử để dễ dàng cung cấp các DVCTT ở mức độ 3, 4 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 36a.
Tăng cường sự đảm bảo về an toàn và bí mật thông tin của các cá nhân khi sử dụng DVCTT.
Định hướng hoàn thiện công tác chiến lược về an toàn thông tin của KBNN theo chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 và các năm tiếp theo, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác an toàn thông tin của hệ thống KBNN đó là:
- Về an toàn thông tin trong xây dựng phần mềm như: Kiểm soát tài liệu; kiểm tra sự phù hợp, tương thích về thiết kế với môi trường hạ tầng truyền thông hiện tại của KBNN; kiểm soát mã nguồn phần mềm; kiểm tra lỗ hổng bảo mật cùng một số các giải pháp khác như xây dựng mô hình tổng thể về kiểm tra an toàn, áp dụng các phần mềm dò quét lỗ hổng bảo mật, ứng dụng các phương pháp bảo đảm an toàn dữ liệu như mã hóa thông tin, chữ ký số;…
- An toàn thông tin trong triển khai phần mềm ứng dụng tại KBNN như: Xác định những dữ liệu quan trọng cần được tập trung bảo vệ; giám sát truy cập và hoạt động; an ninh điểm cuối; giải pháp về phối hợp; sử dụng các phương pháp xác thực kết hợp; sử dụng công nghệ điện toán đám mây; giải pháp về nguồn nhân lực và những vấn đề liên quan đến an toàn thông tin trong xây dựng và triển khai phần mềm trong hệ thống KBNN.