8. Kết cấu luận văn
1.1.3. Vai trò và phân loại chi Ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Vai trò chi Ngân sách Nhà nước
Một là, điều tiết trong lĩnh vực kinh tế.
Một trong những chức năng quan trọng của Nhà nước là tổ chức kinh tế. Chức năng này trong cơ chế kinh tế thị trường của nước ta hiện nay được thể hiện bằng vai trò của Nhà nước trong quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Để thực hiện được vai trò nêu trên thì thông qua hoạt động chi NSNN để phân phối tài chính cho sự phát triển của lĩnh vực sản xuất và các ngành kinh tế quốc dân. Chi đầu tư phát triển được cấp phát chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận đáng kể từ ngân sách địa phương. Khoản chi này mang tính chất tích lũy, có ảnh huởng trực tiếp đến tăng năng suất xã hội và đối với các quan hệ cân đối lớn trong nề kinh tế quốc dân.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính của nhà nước hướng vào củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (Chi đầu tư cho cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi, năng lượng, vận tải, viễn thông,...), các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng. Sự tham gia của Nhà nước vào các lĩnh vực nêu trên nhằm kích thích đầu tư, giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh đồng thời tạo ra các trung tâm kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng.
Bên cạnh đó, việc góp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
Hai là, giải quyết các vấn đề xã hội.
Chính sách thu thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.
Nhà nước thông qua hoạt động chi dưới hình thức trợ để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội.
Ba là, góp phần ổn định thị trường chống lạm phát.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường. Do đó để ổn định giá cả, Chính phủ tác động vào cung hoặc cầu hàng hóa trên thị trường. Sự tác động này không chỉ được thông qua chính sách thuế mà còn được thực hiện thông qua
chính sách chi têu của Nhà nước hay còn gọi là Chính sách tài khóa. Bằng nguồn cấp phát của chi tiêu ngân sách Nhà nước hằng năm, các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hóa và tài chính được hình thành.
Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá cả lên quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ lực lượng dự trữ hàng hóa và tiền, Chính phủ có thể điều hòa quan hệ cung – cầu hàng hóa, vật tư để bình ổn giá thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định sản xuất. Chính phủ cũng có thể sử dụng ngân sách nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả thông qua việc thắt chặt ngân sách, nghĩa là cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, kích thích sản xuất phát triển để tăng cung. Ngoài ra việc Chính phủ phát hành các công cụ nợ để vay nhân dân nhằm bù đắp thiếu hụt của NSNN cũng góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế quốc dân. Chi trợ giá được áp dụng đối với các mặt hàng đang khuyến khích sản xuất và ổn định tiêu dùng, chống những xáo trộn lớn do yếu tố giá của mặt hàng đó gây ra. Về thực chất, trợ giá của Chính phù là một biện pháp để bảo hộ cho người sản xuất hoặc cho người tiêu dùng (thường trợ giá phân bón, lương thực, thực phẩm, xăng dầu,..). Mục đích của các khoản trợ cấp này là nhằm thu hút tiền trong lưu thông, ổn định giá cả, chống lạm phát,...
Bốn là, tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.
Chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta. NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài
chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo.
1.1.3.2. Phân loại chi Ngân sách nhà nước
Cơ cấu chi ngân sách nhà nước là nội dung các khoản chi ngân sách nhà nước và tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi ngân sách nhà nước. Để phân tích, nghiên cứu, đánh giá và quản lý chi thì người ta sử dụng các tiêu chí để phân tích cơ cấu chi ngân sách nhà nước. Các tiêu chí này chính là căn cứ phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào tính chất các khoản chi:
- Chi thường xuyên: Là khoản chi có tính đều đặn, liên tục gần với nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội. Chi thường xuyên được mang tính ổn định, phần lớn mang tính tiêu dùng và gắn với các cơ cấu tổ chức có tính bắt buộc.
- Chi đầu tư phát triển: Là khoản chi nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, có tác dụng làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Thông thường là các khoản chi lớn, không mang tính ổn định, có tính tích lũy, gắn với mục tiêu, định hướng, quy mô vốn phục thuộc vào nguồn, tính chất…
- Chi trả nợ, viện trợ: Bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ và các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế. Hàng năm số chi trả nợ của nhà nước được bố trí theo một tỷ lệ nhất định trong tổng số chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.
- Chi dự trữ nhà nước: Dự trữ quốc gia cho phép duy trì sự cân đối và ổn định trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của nền kinh tế và trong những trường hợp nhất định cho phép ngăn chặn, bù đắp các tồn thất bất ngờ xảy ra đối với nền kinh tế - xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động cuả các quy luật có thể dẫn đến
những biến động phức tạp không có lợi cho nền kinh tế hoặc xảy ra thiên tai đòi hỏi phải có một khoản dự trữ giúp nhà nước điều tiết thị trường, khắc phục hậu quả. Khoản dự trữ này được hình thành bằng nguồn tài chính được cấp phát từ ngân sách nhà nước hàng năm.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ:
- Chi tích lũy: Là những khoản chi làm tăng cở sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, là những khoản chi đầu tư phát triển và các khoản tích lũy khác.
- Chi tiêu dùng: Là những khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai; bao gồm chi cho hoạt động sự nghiệp, quản lý hành chính, quốc phòng, an ninh…
Căn cứ theo tính chất cung cấp các hàng hóa và dịch vụ cho xã hội:
Bao gồm chi cung cấp hàng hóa và chi cung cấp dịch vụ. Căn cứ vào phương thức chi tiêu thì có thể chia ra thành:
- Chi trực tiếp qua thuế: Là nhà nước bỏ tiền ra để mua các loại hàng hóa, dịch vụ, đi ngược chiều sự vận động của tiền (đầu tư vào đường sá, cầu cống).
- Chi thông qua các khoản trợ cấp ngầm: Là dành cho các đối tượng trong nền kinh tế quốc dân được thụ hưởng từ các chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Chi ngân sách, một công cụ của chính sách tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó chịu ảnh hưởng bởi: sự phát triển của lực lượng sản xuất; chế độ xã hội; khả năng tích lũy của nền kinh tế; mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ.
Vì vậy, khi tiến hành thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước chúng ta cần phải quán triệt một số nguyên tắc cơ bản như: Gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi, tiết kiệm và có hiệu quả, tập trung trọng điểm, phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của các cấp theo luật định và phải có sự phối hợp chặt chẽ với các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái…