7. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong
Mỗi một doanh nghiệp tùy theo tưng loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có những mục tiêu phát triển khác nhau trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực thì yếu tố con người cần phải được phát huy cao độ. Điều này thể hiện ở điểm các chính sách tạo động lực lao động cho người lao động, chính sách quản trị nhân lực… mà doanh nghiệp cần phải hướng đến việc đạt được các mục tiêu và chiến lược đã đề ra.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt quyết định chính sách tạo động lao động cho nhân viên. Khả năng tài chính giúp doanh nghiệp có điều kiện vật chất cần thiết để tạo động lực lao động thông qua các biện pháp tài chính như lương, thưởng, phụ cấp... hay những biện pháp tạo động lực lao động khác như khen thưởng, tổ chức du lịch, vui chơi, văn hóa thể dục thể thao...
Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin và thói quen được mọi người trong cùng tổ chức cùng nhau đồng thuận chia sẻ hàng ngày, từ đó tạo nên các chuẩn mực hành vi của doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp còn là một xu hướng tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên uy tín, vị thế trên thị trường, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp... sẽ giúp cho người lao động tự hào về nơi mình đang cống hiến, họ sẽ có nhiều động lực làm việc hơn. Từng doanh nghiệp có văn hóa riêng của mình, người lao động khi đến làm việc tại mỗi tổ chức sẽ dần thích ứng với các nét văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp và theo đó họ sẽ tìm được động cơ làm việc. Vì vậy, các doanh nghiệp khi hoạch định chính sách tạo động lực lao động cho lao động, phải lựa chọn chính sách phù hợp với các chuẩn mực hiện có của văn hóa tổ chức.
Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp về tạo động lực lao động: Người lãnh đạo là người đứng đầu có vai trò dẫn dắt một doanh nghiệp hay một tập thể vận hành theo một hệ thống nhất định. Quan điểm của người lãnh đạo có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc hoạch định chính sách tạo động lực lao động của tổ chức. Các chính sách tạo động lực lao động cần dựa trên quan điểm đúng đắn về vấn đề tạo động lực lao động của người sử dụng lao động.
Chính sách quản trị nhân lực của doanh nghiệp: Tuyển dụng và bố trí nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển, trả công lao động, khuyến khích khen thưởng, phúc lợi lao động, an toàn vệ sinh lao động... đều có ảnh hưởng rất lớn tới động lực lao động. Việc xây dựng một chính sách quản trị nhân lực đúng đắn và hợp lý là rất cần thiết để thực các mục tiêu của Công ty. Nhà quản lý nhân sự cần đưa ra các chính sách khoa học, rõ ràng, đáng tin cậy, công bằng giúp tạo động lực động cho nhân viên; thu hút người lao động cùng tham gia xây dựng các chính sách quản trị nhân sự.
Các yếu tố thuộc bản thân người lao động
Nhu cầu của người lao động: Mỗi người lao động tùy vào quan điểm, tùy vào từng thời điểm có mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình để tồn tại và phát triển. Có thể chia nhu cầu của người lao động thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, hai loại nhu cầu này luôn luôn có xu hướng tìm cách thỏa mãn tốt nhất. Người quản lý cần phải xác định được nhu cầu của từng nhóm người lao động để có biện pháp phù hợp thỏa mãn nhu cầu cho họ nhằm đem lại động lực lao động.
Trình độ, năng lực của người lao động: Người lao động càng có trình độ, năng lực và kinh nghiệm cao thì họ càng tự tin đảm nhận công việc ở mức cao hơn. Nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình là rất cao. Để tạo động lực lao động, người quản lý cần bố trí lao động hợp lý, tạo điều kiện để người lao động phát huy được hết các tiềm năng của mình.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TÂN ANH TUẤN 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Tân Anh Tuấn
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty : CÔNG TY TNHH TÂN ANH TUẤN Tên giao dịch : TÂN ANH TUẤN
Địa chỉ : Lô 4C Cụm CN Phước An, Xã Phước An, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định
Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn Mã số thuế : 4100600576
Fax : (0256) 3734288
Điện thoại : (0256) 3734288, (0256) 3734289 Email : ctytananhtuan@gmail.com Ngày hoạt động : 01/05/2006
Đại diện pháp luật: Võ Anh Tuấn
Hình thức hoạt động: sản xuất kinh doanh
Nghành nghề: Sản xuất các loại thùng đông lạnh và mốp xốp lót cách nhiệt. Là Công ty hoạt động từ năm 2006 trải qua các năm hoạt động, đến nay đã được 14 năm, đã tiến hành sản xuất và phát triển các loại thùng xốp, khay xốp, hộp xốp, mốp xốp – xốp EPS (dạng hạt, tấm, block, định hình) ứng dụng vào đa ngành, cung cấp cho các thị trường trên toàn quốc. Là doanh nghiệp có đội ngũ công nhân có chất lượng, nhiều kinh nghiệm, đến nay, Công ty TNHH Tân Anh Tuấn là một doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh Bình Định trong lĩnh vực sản xuất thùng xốp, móp xốp; Công ty đã tạo việc làm cho nhiều người lao động trên địa bàn Tỉnh, nâng cao đời sống người lao động và góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Công ty
Sản phẩm của Công ty có nhiều loại khác nhau với nhiều tính năng, công dụng hữu ích để khách hàng lựa chọn. Sản phẩm có thể xếp mở gọn gàng, dễ sử dụng, tiện lợi cho việc di chuyển thích hợp trong mọi điều kiện sử dụng. Mỗi loại sản phẩm có nhiều mẫu mã khác nhau, vừa đẹp lại vừa thích hợp cho việc sử dụng trong nhà và ngoài trời:
- Đa dạng kích thước: Thùng xốp 2, 42, 80, 81, 100, 2 cây, 3 cây, 4 cây, 6 cây,.. - Ứng dụng đa ngành: Thùng xốp đựng trái cây, nông sản, hải sản, đựng đá, hoa quả, trồng rau, giữ lạnh, đồ gia dụng,..
- Mốp xốp các loại khác: Mốt lót, mốt cách âm, cách nhiệt, mốt block, mốt đựng ấm trà,..
2.1.2.1. Chức năng của Công ty
Nghành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất các loại thùng đông lạnh và mốp xốp cách nhiệt… nhằm sinh lợi một cách hợp pháp. Công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa dựa trên cơ sở tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch công ty đã đề ra.
Sử dụng nguồn vốn của công ty nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch hằng năm và dài hạn phù hợp với nhu cầu trong nước và cũng như trên thế giới.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
Tổ chức sản xuất kinh doanh thực hiện kế hoạch của Công ty, chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện tốt các chính sách và chế độ quản lí tài sản, tiền lương lao động đảm bảo công bằng xã hội. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong phân xưởng.
Giải quyết kịp thời công nợ đối với khách hàng và nội bộ công ty. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước khách hàng về sản phẩm do Công ty tạo ra.
Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về thuế và tuân thủ các chính sách chế độ, luật doanh nhiệp mà Nhà nước đã đề ra. Thực hiện tốt an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Ký kết và thực hiện các hợp đồng đã ký, tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế, quản lý kinh tế, quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch quan hệ đối ngoại.
Sử dụng hiệu quả tài sản để để thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội về các nhiệm vụ của Công ty, chịu sự giám sát toàn diện của các cơ quan có thẩm quyền.
Hiện nay, Công ty chủ yếu sản xuất các sản phẩm từ hạt nhựa EPS nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia… và tiêu thụ nội địa theo kế hoạch của công ty, sản phẩm chủ yếu là thùng đông lạnh, mốp xốp cách nhiệt, góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi và góp phần phát triển kinh tế tỉnh Bình Định.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty
2.1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty TNHH Tân Anh Tuấn hoạt động với cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh và hợp lý với mô hình giản đơn. Những quyết định của bộ máy quản trị chuẩn bị một cách chu đáo, có cơ sở khoa học, sát với thực tiễn sản xuất, những quyết định được tất cả các bộ phận và mọi người chấp hành nghiêm túc tự giác, kịp thời phát hiện và giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh vướng mắt ở từng nơi làm việc đối với từng công nhân viên. Do đó hoạt động của Công ty đạt hiệu quả cao.
Bộ máy tổ chức của Công ty được xây dựng theo cơ cấu vừa tận dụng được trình độ năng lực của các chuyên gia trong công tác quản trị doanh nghiệp, vừa đảm bảo nguyên tắc chế độ một thủ trưởng, nghĩa là Giám đốc người chỉ huy trực tiếp xuống các bộ phận, phòng ban, phân xưởng và trực tiếp ra các quyết định liên quán tới mục tiêu, kế hoạch sản xuất của Công ty.
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và trên đà phát triển. Ban lãnh đạo đã không ngừng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Công ty đề ra. Quan
hệ giữa các phong ban, vị trí trong công ty luôn diễn ra liên tục, hỗ trợ và phối hợp với nhau để giải quyết mọi công việc.
Hình 2.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý công ty TNHH Tân Anh Tuấn
Nguồn: Phòng Nhân sự 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước pháp luật. Giám đốc có quyền quyết định cho mọi người chủ trương, biện pháp để thực hiện nhiệm vụ và làm chủ tài khoản, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Phòng Nhân sự: Giúp Giám đốc trong việc tuyển dụng, bố trí công việc phù hợp với năng lực từng người, tìm giải pháp tham mưu cho Giám đốc về quy hoạch đào tạo cán bộ quản lý và kĩ thuật, thực hiện công tác thanh tra bảo vệ nội bộ, tổ chức thực hiện và chỉ đạo hướng dẫn cho các phòng/xưởng/tổ cho việc tuyển dụng nâng bậc cho công nhân viên, xây dựng các định mức tiền lương, phổ biến các chính sách và cơ chế BHXH, luôn quan tâm đến các vấn đề lao động, thi đua khen thưởng và kỷ luật. Ngoài ra, còn thực hiện các công việc hành chính, quản trị, văn thư, đánh máy, tiếp tân, fax, copy, lái xe, tạp vụ, trang bị văn phòng.
Bộ phận kế hoạch – Vật tư Bộ phận sản xuất Bộ phận giao hàng Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Phòng Nhân sự Nhà máy/Phân xưởng sx số 1 Nhà máy/Phân xưởng sx số 2 Ghi chú: Quan hệ trực tuyến
Phòng Kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các kế toán viên khác thực hiện tốt công tác kế toán ở Công ty.
- Là phòng có chức năng và nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực kế toán, lập kế hoạch tài chính, tín dụng, tổ chức thực hiện, ghi chép và lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán về hoạt động tài chính của công ty, đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời về các quy định tài chính do Nhà nước ban hành.
- Chịu trách nhiệm theo dõi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng quy định chế độ kế toán Nhà nước quy định. Quản lý toàn bộ tài sản, hàng hóa, công nợ, tiền vốn và cá quỹ của công ty. Tổng hợp về tình hình thu chi tài chính, báo cáo quyết toán chính xác.
- Phân tích tình hình kinh doanh và sử dụng đồng vốn cố định, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, giảm chi phi phí lưu thông, nghiên cứu xây dựng và đề xuất các định mức kinh tế kỹ thuật cho các bộ phận và thường xuyên kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính của công ty.
Phòng kinh doanh:
- Bộ phận Kế hoạch - Vật tư: Nắm bắt và theo dõi tình hình nguyên vật liệu hàng hóa trên thị trường, theo dõi chiều hướng phát triển, khả năng phối hợp với các doanh nghiệp trong khu vực và tình hình hợp tác với các doanh nghiệp khác trong nước. Đồng thời xây dựng kế hoạch ngắn hạn, chiến lược kinh tế của Công ty, quản lý toàn diện công tác kế hoạch hóa của toàn Công ty,… Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ.
- Bộ phận sản xuất/ Phân xưởng sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của Công ty và là bộ phận tổ chức quản lý điều hành một phân đoạn trong dây chuyền sản xuất tại Công ty. Đứng đầu là Tổ trưởng - người chịu sự điều hành trực tiếp từ phòng kinh doanh.
- Bộ phận giao hàng: Gồm các công nhân thuộc tổ giao hàng cũng như tổ chất đốt (củi) chịu trách nhiệm giao hàng cho khách hàng đầy đủ và đúng thời gian, địa
điểm và thu mua cũng như vận chuyển, tập kết chất đốt (củi) về tại các máy đốt ở phân xưởng.
Mỗi bộ phận đều có một chức năng riêng tuy nhiên ngoài việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình thì các bộ phận vẫn luôn cố gắng hỗ trợ nhau vì một mục tiêu chung là gia tăng lợi nhuận cho Công ty điều này đã giúp cho Công ty TNHH Tân Anh Tuấn có được những thành quả như mong đợi.
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả kinh doanh của đơn vị phản ánh tình hình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có đạt hiệu quả hay không, và phản ánh được phần nào về mặt tài chính của doanh nghiệp. Và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Anh Tuấn 3 năm gần đây được chi tiết trong bảng sau:
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Tân Anh Tuấn
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu Triệu đồng 36.547 38.130 43.606
Lợi nhuận Triệu đồng 2.034 2.122 2.427
Lao động Người 91 96 105
Năng suất lao động Triệu đồng/người 401,62 397,19 415,30
Thu nhập bình quân Tr.đ/người/tháng 5 5,8 6,2
Nguồn: Phòng Nhân sự và phòng Kế toán
Từ Bảng 2.1 có thể thấy, từ năm 2017 doanh thu của Công ty luôn giữ được mức ổn định, lợi nhuận có tăng trưởng. Thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng, năm 2019 thu nhập bình quân tăng 124% so với năm 2017. Như vậy doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH Tân Anh Tuấn luôn giữ ổn định qua các năm đồng nghĩa với quỹ lương cũng tăng lên và việc chi trả lương, phân bổ quỹ lương,