1.5.1. Bệnh viện Huyện Thanh Oai
Bệnh viện Đa khoa Thanh Oai được xây dựng năm 1980 trên tổng diện tích 22.498 m2, là bệnh viện hạng III, với 16 khoa, phòng và 197 cán bộ, nhân viên trong đó có 46 bác sỹ và 90 điều dưỡng. Bệnh viện có nhiệm vụ khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên toàn huyện Thanh Oai, và một số vùng lân cận. Bệnh viện biên chế 200 giường bệnh với số người đến điều trị trong 6 tháng đầu năm 2017 vào khoảng 5000 người. Bệnh Viện có 04 phòng chức năng là : Phòng Kế Toán Tài Vụ, Phòng Tổ Chức Hành Chính, Phòng Kế Hoạch, Phòng Điều Dưỡng.
1.5.2.TTYT huyện và các TYT xã.
TTYT huyện quản lý 21 TYT, 1 phòng khám đa khoa khu vực. Ngoài việc làm công tác khám chữa bệnh, Trung tâm Y tế và các TYT xã còn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động y tế như tiêm chủng mở rộng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Tổng số hộ dân là 51. 792 hộ trên toàn huyện (tính theo đầu nóc nhà, không phải theo hành chính quản lý) trong khi tổng số điều dưỡng của TTYT huyện và trạm y tế xã là 40 điều dưỡng viên. Ở tuyến trung tâm y tế chưa có điều trị nội trú, mới chỉ có điều trị ngoại trú. Các chăm sóc điều dưỡng chủ yếu thực hiện khi bệnh nhân nằm lưu theo dõi, đẻ, truyền dịch, thay băng, chăm sóc vết thương.
Trung tâm Y tế dự phòng huyện có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn huyện.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cán bộ điều dưỡng tại Bệnh viện huyện, TTYT huyện và TYT xã của huyện Thanh Oai, Hà Nội.
- Lãnh đạo bệnh viện, TTYT và TYT xã
- Sổ sách, báo cáo thường niên của Bệnh viện và TTYT huyện.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Cán bộ điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện huyện, TTYT huyện và TYT xã trong thời gian nghiên cứu.
- Giám đốc bệnh viện huyện, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện huyện, Giám đốc TTYT huyện và Trạm trưởng TYT của một số TYT xã của huyện Thanh Oai, Hà Nội.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những đối tượng không làm việc tại địa điểm nghiên cứu trong tháng 12/2017 - 5/2018.
- Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2.Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian tiến hành: từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018;
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành ở tại bệnh viện huyện, TTYT huyện và các TYT xã của huyện Thanh Oai, Hà Nội.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
NC mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định lượng
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện toàn bộ 130 điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện huyện, TTYT huyện và các TYT xã của huyện Thanh Oai, Hà Nội.
- Trong quá trình thu thập số liệu có 4 điều dưỡng không tham gia nghiên cứu do nghỉ thai sản. Có 126 điều dưỡng tham gia trả lời bộ câu hỏi, nhưng có 1 bộ trả lời có khuyết thiếu số liệu nhiều nên bị loại.
- Cỡ mẫu cuối cùng đưa vào xử lý số liệu là 125.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu định tính
- Cỡ mẫu: 10 lãnh đạo và quản lý tại bệnh viện huyện, TTYT huyện và TYT xã.
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu có chủ đích bằng cách mời Giám đốc bệnh viện huyện, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện, Giám đốc TTYT huyện và 07 Trạm trưởng TYT xã tham gia phỏng vấn sâu.
- Chọn 07 Trạm trưởng bằng cách: sắp xếp danh sách 21 TYT xã thành 7 nhóm (mỗi nhóm có 3 xã). Mỗi nhóm được sắp xếp tương đồng về khoảng cách từ TYT xã đến TTYT và Bệnh viện huyện từ gần nhất đến xa nhất. Bốc ngẫu nhiên mỗi nhóm 1 xã để phỏng vấn sâu Trạm trưởng.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn điều dưỡng viên bằng bộ câu hỏi (phụ lục II) để thu thập thông tin chung về thực trạng nhân lực điều dưỡng, vị trí việc làm (khả năng thực hiện nhiệm vụ) và phân tích nhu cầu đào tạo của tất cả điều dưỡng thuộc bệnh viện huyện, TTYT huyện và TYT xã của huyện Thanh Oai.
- Phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện huyện, TTYT huyện và Trạm trưởng các
đơn vị trực thuộc (phụ lục III) nhằm có những đánh giá dưới góc độ người lãnh đạo về việc đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn (tay nghề) của điều dưỡng viên.
2.5.1. Thu thập số liệu định lượng Bước 1: Tập huấn thu thập số liệu
- Đối tượng tập huấn: Tổng số 10 người gồm:
Điều tra viên: 10 điều tra viên, 3 người được chọn là cán bộ y tế TTYT huyện Thanh Oai, 3 người của bệnh viện huyện Thanh oai, 3 sinh viên chính quy năm thứ 4 Đại học Thăng Long đang thực tập cộng đồng tại huyện Thanh Oai và nghiên cứu viên
- Nội dung tập huấn:
Mục đích cuộc điều tra.
Phương pháp thu thập số liệu theo mẫu và cách tiến hành. Kỹ năng phỏng vấn.
- Thời gian, địa điểm: 01 buổi, tại TTYT huyện Thanh Oai.
- Giảng viên: Nghiên cứu viên.
Bước 2: Thực hiện điều tra, giám sát.
- Chuẩn bị: Sau khi tập huấn, nghiên cứu viên liên hệ với Giám đốc bệnh viện, Giám đốc TTYT huyện và các trạm trưởng để nhận danh sách cán bộ điều dưỡng, trao đổi kế hoạch làm việc.
- Nhân lực: 06 người
- Cán bộ tham gia nghiên cứu là người có khả năng giao tiếp tốt, được tập huấn kỹ về nội dung thông tin điều tra.
Điều tra viên: Lựa chọn 09 điều tra viên, điều tra viên được chọn từ những
cán bộ của bệnh viện Huyện (03 người), từ TTYT huyện (03 người) và 03 sinh viên điều dưỡng chính quy đang thực tập cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu, những điều tra viên cần đạt những tiêu chuẩn sau: Có khả năng giao tiếp tốt, sắp xếp được thời gian công tác tham gia nghiên cứu, bắt buộc phải tham dự lớp tập huấn điều tra do nghiên cứu viên tổ chức và điều tra thử tại thực địa.
Giám sát viên: Giám sát viên chính là nghiên cứu viên.
- Tiến hành điều tra: Điều tra viên nhận biểu mẫu và kế hoạch điều tra. Giám sát viên trực tiếp đi cùng các điều tra viên, quan sát phỏng vấn 03 đối tượng để hỗ trợ kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra.
Xin ý kiến lãnh đạo Bệnh viện Huyện và Trung tâm y tế huyện để tiến hành thực hiện việc thu thập số liệu định lượng.
Đối với điều dưỡng tại phòng khám của TTYT và các TYT xã: tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu vào các ngày giao ban chuyên đề điều dưỡng, hoặc các buổi tập huấn tại TTYT huyện.
Đối với điều dưỡng tại bệnh viện: xin danh sách điều dưỡng từ phòng Kế hoạch nghiệp vụ. Sau đó thực hiện phỏng vấn điều dưỡng theo từng khoa lâm sàng của bệnh viện.
Sau mỗi ngày điều tra điều tra viên tập hợp cho nghiên cứu viên, nghiên cứu viên kiểm tra phiếu điều tra về số lượng, chất lượng bộ câu hỏi và kiểm tra xác suất một số đối tượng, nếu không đạt yêu cầu thì điều tra lại.
2.5.2. Thu thập số liệu định tính
Số liệu định tính được thu thập dựa trên bộ công cụ hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 3).
Sau khi tiến hành thu thập số liệu định lượng thì tiến hành thu thập số liệu định tính. Khi phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu sao cho phù hợp từng vị trí lãnh đạo của mỗi đối tượng. Nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, sử dụng phối hợp ghi chép và ghi âm các cuộc phỏng vấn.
2.6. Các biến số nghiên cứu Mục tiêu 1: Mục tiêu 1:
Số lượng, tuổi, giới, trình độ văn hoá, bằng cấp của đối tượng ĐD. Số lượng và tỷ lệ ĐD trên 1000 dân, số lượng và tỷ lệ ĐD/ Bác sĩ. Số lượng và tỷ lệ ĐD có kiến thức theo nhiệm vụ đã được đào tạo đạt. Số lượng và tỷ lệ ĐD có thực hành nhiệm vụ ở mức đạt.
Số lượng ĐD có thực hiện các kỹ năng theo nhiệm vụ đã được đào tạo ở mức đạt.
Những công việc thực hiện hàng ngày đã được đào tạo liên tục.
Mục tiêu 2:
Số lượng, danh sách và nội dung các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ ĐD trong 3 năm và 1 năm gần đây.
Hình thức và nội dung các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ ĐD gần đây.
3 lĩnh vực ưu tiên nhất cần đào tạo liên tục trong 5 lĩnh vực đưa ra. Nội dung, hình thức đào tạo, cách thức tổ chức các lớp đào tạo liên tục.
Ưu nhược điểm của các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ ĐD hiện nay và các khuyến nghị về đổi mới chương trình đào tạo liên tục.
Nhu cầu đào tạo liên tục là chủ quan (do bản thân điều dưỡng viên cảm thấy cần nâng cao chuyên môn, cập nhật kiến thức) hay nhu cầu khách quan (do yêu cầu của cấp trên, do quy định chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng)
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
2.7.1. Công cụ điều tra định lượng Gồm 03 bộ công cụ:
Bộ công cụ số 1 được xây đựng để phân tích đặc điểm nhân khẩu học, và tình trạng nhân lực điều dưỡng tại địa điểm nghiên cứu.
Bộ công cụ số 2 đã được phát triển từ bộ công cụ của tác giả Nguyễn Việt Cường để phù hợp với đối tượng nghiên cứu bao gồm cả bệnh viện huyện, TTYT huyện và các TYT. Bộ công cụ này đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ và mức độ tự tin khi thực hiện công việc của người điều dưỡng dựa trên chương trình học. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên.
Bộ công cụ số 3 là bộ công cụ được tham khảo từ Ban quản lý Dự án giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế - Bộ Y tế. Bộ công cụ này đánh giá kiến thức, thực hành và kỹ năng của người điều dưỡng trong một số tình huống cụ thể gắn liền với y tế cơ sở.
Các biến số nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành, thái độ của ĐD dựa trên Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 1352/BYT ngày 21 tháng 04 năm 2012 của Bộ Y tế.
Để đánh giá về kiến thức của điều dưỡng viên khi thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng, với bộ câu hỏi đánh giá kiến thức gồm 10 câu chúng tôi thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm - Bước 2, tính tổng số điểm của mỗi đối tượng
- Bước 3, tính điểm trung bình của tất cả đối tượng
- Bước 4, Đối tượng nào có điểm số lớn hơn điểm trung bình thì được coi là “Đúng”, đối tượng nào có tổng số điểm bằng hoặc nhỏ hơn số điểm trung bình thì coi là “Sai”
Để đánh giá về thực hành khi thực hiện các nhiệm vụ, chúng tôi chia làm 2 mức: - Những nhiệm vụ nào ít được thực hiện hoặc không thực hiện thì được xếp vào nhóm “không thực hành”
- Những nhiệm vụ nào được thực hiện thường xuyên thì được xếp vào nhóm “có thực hành”
Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm trong khi thực hiện nhiệm vụ của người điều dưỡng.
Tìm hiểu nhu cầu đào tạo liên tục là chủ quan (do bản thân điều dưỡng viên cảm thấy cần nâng cao chuyên môn, cập nhật kiến thức) hay nhu cầu khách quan (do yêu cầu của cấp trên, do quy định chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng, bản mô tả công việc).
- Nhu cầu đào tạo chủ quan được tìm hiểu chủ yếu qua câu hỏi bản thân đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hay không?
+ Kết quả đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng viên. Những kiến thức, kỹ năng nào còn thiếu thì đó là một phần của nhu cầu đào tạo.
+ Kết quả phỏng vấn sâu lãnh về mong đợi đối với điều dưỡng viên
2.7.2. Công cụ điều tra định tính
Bộ công cụ điều tra định tính được xây dựng nhằm hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, TTYT huyện và trạm trưởng TYT xã.
Sử dụng bộ công cụ này thử nghiệm tại TYT phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội để phỏng vấn 01 Trạm trưởng trạm y tế phường và sau đó chỉnh sửa nội dung.
Được xây dựng dựa trên nội dung cần thu thập, quá trình thu thập thông tin có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, bao gồm các bảng phỏng vấn riêng cho các đối tượng khác nhau.(Phụ lục 3)
Sử dụng bộ công cụ này thử nghiệm tại TYT phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội để phỏng vấn 01 Trạm trưởng trạm y tế phường và sau đó chỉnh sửa nội dung.
2.8. Phương pháp phân tích số liệu
2.8.1. Số liệu định lượng
Số liệu sau khi thu thập được mã hoá, làm sạch. Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.
Phân tích mô tả cho các biến bằng các chỉ số đo lường: phân bố tần số, phần trăm, các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn.
Các bảng 2x2 sử dụng kiểm định Chi bình phương với mức ý nghĩa 0,05. Đối với các bảng có giá trị <5 thì sử dụng kiểm định Fisher’s Exact Test.
Sử dụng mô hình hồi quy logistic để tìm hiểu mối liên quan đa biến với nhu cầu đào tạo của điều dưỡng.
Các biến đo lường yếu tố cá nhân: Được mô tả qua các biến như giới, tuổi,
Các biến số đo lường kiến thức của điều dưỡng viên: Được mô tả qua các biến cách đo huyết áp, 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng, nguyên tắc cố định gãy xương, kiểm soát nhiễm khuẩn…
Các biến số đo lường mức độ thường xuyên thực hành của người điều dưỡng:
Được mô tả thông qua các biến rửa tay thường quy, thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn, đón tiếp người bệnh, thực hiện kỹ thuật tiêm…
Các biến số đo lường thực hiện nhiệm vụ quản lý của người điều dưỡng: Được
mô tả thông qua các biến đón tiếp người bệnh và vào sổ theo dõi, ghi chép sổ sách, quản lý tài sản, vật tư…
Các biến số đo lường thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giáo dục sức khỏe: Được mô
tả thông qua các biến số giáo dục, tư vấn, tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe, và phòng bệnh…
Các biến số đo lường kỹ năng giao tiếp của người điều dưỡng: Được mô tả
thông qua các biến số khả năng thấu hiểu và tôn trọng các phong tục tập quán, khả năng lắng nghe, khuyến khích người bệnh chia sẻ…
Các biến số đo lường kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch: Được mô tả
thông qua các biến số nắm rõ được bản mô tả công việc của mình, biết đồng nghiệp phải phối hợp với mình…
Các biến số đo lường thực trạng công tác đào tạo của cán bộ điều dưỡng: Được mô tả qua các biến số các khóa học trong 3 năm gần đây, địa điểm tham gia,