Những hạn chế của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 83 - 111)

Bên cạnh những kết quả từ nghiên cứu để đóng góp những giá trị khoa học và thực tiễn, luận văn này có gặp phải một số hạn chế nhất định:

Hạn chế lớn nhất của đề tài là đánh giá cùng lúc ba đối tượng điều dưỡng với 3 vị trí việc làm khác nhau, có thể do đặc thù công việc hoặc bản mô tả công việc của điều dưỡng ở các vị trí này khác nhau, dẫn đến việc thực hiện các công việc là khác nhau. Các nghiên cứu tiếp theo nên tập trung ở một đối tượng điều dưỡng nhất định để so sánh rõ hơn kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã cố gắng tìm các nghiên cứu tương tự triển khai trên đối tượng điều dưỡng viên, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu tương tự triển khai ở các địa điểm và thời gian khác còn hạn chế. Chính vì vậy chúng tôi gặp một số khó khăn trong việc tìm tài liệu khi bàn luận trong nghiên cứu này.

KẾT LUẬN 1. Về thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng:

Huyện Thanh Oai đang trong giai đoạn thiếu hụt nhân lực về điều dưỡng. Tỷ lệ điều dưỡng trên bác sĩ là 1,7 và tỷ lệ điều dưỡng trên 1000 dân là 6 ĐD/ 10000 dân.Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là trung cấp (77,6%) còn lại là cao đẳng và đại học.

Các nội dung có tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất là 3 kiểm tra, 5 đúng và các biện pháp xử trí cấp cứu cơ bản ban đầu (đều trên 94%). Đặc biệt tỷ lệ có kiến thức đúng về các nội dung này ở TYT đều đạt mức tuyệt đối 100%.

Trong 9 nhiệm vụ quản lý của người điều dưỡng thì có 3 nhiệm vụ mà người điều dưỡng thực hiện trên 70% là: Quản lý tài sản trang thiết bị, Ghi chép phiếu theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị và Đón tiếp người bệnh vào sổ theo dõi.

Về kỹ năng làm việc nhóm và lập kế hoạch của điều dưỡng viên. Ta có thể thấy 100% điều dưỡng viên trong nghiên cứu cho rằng có kỹ năng phối hợp với đúng người khi thực hiện các nhiệm vụ của mình cũng như biết đồng nghiệp cần phải phối hợp với mình khi thực hiện các công việc được giao.

2. Về nhu cầu đạo tạo liên tục của điều dưỡng viên:

Nhu cầu được tham gia các lớp đào tạo liên tục của điều dưỡng là rất cao (92%). Trong đó, nhu cầu đào tạo tại BVĐK là cao nhất (92%) và thấp nhất là TYT (66%). Các khóa đào tạo liên tục tập trung chủ yếu về kiến thức chuyên môn (84,8%), các nội dung khác như quản lý y tế, giáo tiếp, ngoại ngữ tin học hay dịch vụ chăm sóc truyền thông giáo dục sức khỏe là rất ít, chỉ từ 1,6% đến 5,6%.

Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhu cầu đào tạo với giới tính, độ tuổi, bằng cấp của điều dưỡng viên (p>0,05).

Có mối liên quan giữa cơ quan công tác, thâm niên công tác và thu nhập của điều dưỡng viên với nhu cầu đào tạo (p<0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu về thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ điều dưỡng tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, để đẩy mạnh công tác điều dưỡng chăm sóc sức khỏe nhân dân và đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tuyến y tế cơ sở có hiệu quả hơn nữa chúng tôi có một số khuyến nghị đối với huyện Thanh Oai và Sở Y tế Hà Nội như sau :

1. Tăng cường công tác thu hút, tuyển dụng, tổ chức, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao tay nghề, bằng cấp cho đội ngũ điều dưỡng viên.

2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để cải thiện về kiến thức, kỹ năng của điều dưỡng viên nhằm thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện.

3. Đề nghị tổ chức các khóa đào tạo liên tục theo chuyên đề cho điều dưỡng cập nhật kiến thức khám chữa bệnh: Cấp cứu tại cộng đồng, về phòng bệnh (tư vấn về phòng chống dịch bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe).

4. Các khóa đào tạo liên tục cho cán bộ điều dưỡng không nên kéo dài, địa điểm nên tổ chức gần nhà để thuận tiện cho họ tham gia.

5. Cần bố trí kế hoạch và ngân sách cho công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế nói chung cũng như cho cán bộ điều dưỡng nói riêng theo thông tư 22/2013/TT-BYT về hướng dẫn công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Lê Thị Bình (2007). Điều dưỡng cơ bản 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 2. Lê Thị Bình (2008). Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc người bệnh của

điều dưỡng viên bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp. Luận án tiến sĩ y tế công cộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội.

3. Trịnh Yên Bình (2013). Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán

bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiểu quả một số biện pháp can thiệp. Luận

án tiến sĩ, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005). Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

5. Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (2015). Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

6. Bộ Y tế (2011). Thông tư 07/2011/TT-BYT về việc hướng dẫn công tác điều

dưỡng về chăm sóc trong bệnh viện.

7. Bộ Y tế (2012). Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012 của

Bộ Y tế phê duyệt tài liệu chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam.

8. Bộ Y tế (2013). Quyết định số 1215/QĐ- BYT ngày 12 tháng 04 năm 2013 về việc Ban hành chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều

dưỡng, nữ hộ sinh giai đoạn từ 2012- 2020.

9. Bộ Y tế (2013). Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 08 năm 2013 về hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.

10. Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng kết công tác điều dưỡng năm 2015 và nhiệm vụ

trọng tâm năm 2016 - 2017.

11. Nguyễn Thị Ngọc Chi (2010). Nghiên cứu nhu cầu đào tạo cho khối cán bộ

xạ trị bệnh viện K. Khoá luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà

12. Nguyễn Việt Cường (2010). Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục của cán bộ

Điều dưỡng tại 14 trạm y tế phường quận Ba Đình năm 2010. Luận văn thạc

sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015). Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện C Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016. Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

14. Hoàng Thị Hạnh (2014). Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng tại phòng

khám gia đình. Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Thăng Long, Hà Nội.

15. Trần Quốc Kham, Đinh Danh Tuân và Phan Quốc Hội (2011). Thực trạng và nhu cầu đào tạo điều dưỡng trung học tuyến cơ sở của ngành y tế tỉnh Điện Biên năm 2009. Tạp chí y học Thực hành, 4(760), tr. 111 - 113.

16. Nguyễn Duy Luật (2006). Tổ chức, quản lý và chính sách y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Phạm Đức Mục (2013). Tài liệu đào tạo quản lý và lãnh đạo điều dưỡng, Hà Nội.

18. Nghị định 36/2013/NĐ-CP (2013). Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu

ngạch công chức.

19. Châu Hồng Ngọc (2013). Đánh giá năng lực và các yếu tố liên quan của điều dưỡng cao đẳng và điều dưỡng đại học đang công tác tại các sở y tế Việt Nam

năm 2012. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

20. Đỗ Thị Ngọc (2013). Đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ thực hiện ba quy trình kỹ thuật chuyên môn trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng lâm

sàng trẻ tại bệnh viện E năm 2013. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường

Đại học Y tế công cộng.

21. Nguyễn Ngô Quang và Phí Thị Nguyệt Thanh (2014). Quản lý công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

22. Quyết định số 122/QĐ-TTg (2013). Ngày 10/01/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về phê duyệt đề án chiến lược quốc gia, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân

dân giai đoạn 2011 -2020, tầm nhìn đến 2030.

23. Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg (2005). Ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ,Ban hành về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện

Nghị quyết số 46/NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

24. Nguyễn Văn Thoảng (2016). Năng lực thực hành chăm sóc của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại ba khoa Nội, Ngoại và Cấp cứu tổng hợp của bệnh

viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh, tỉnh Bến Tre năm 2016. Luận văn thạc sĩ

y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Hoài Thu (2015). Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục của điều

dưỡng lâm sàng tại bệnh viện phổi trung ương, giai đoạn 2013-2015. Luận

văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Hoài Thu, Hoàng Thanh Vân và Nguyễn Thanh Hương (2016).

Thực trạng thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng tại các khoa Lâm sàng Bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2015. Kỷ yếu hội nghị khoa học Điều dưỡng bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ VIII, tr. 161 - 166.

27. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 28. Lê Ngọc Trọng và cộng sự (2006). Tổ chức, quản lý y tế và chính sách y tế,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

29. Nguyễn Văn Tuấn (2014). Tự đánh giá năng lực thực hành chăm sóc của điều

dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh năm 2014. Luận văn thạc sĩ y tế

công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

30. Phan Văn Tường và Chu Huyền Xiêm (2013). Đánh giá nhu cầu đào tạo về quản lý bệnh viện cho các cán bộ quản lý của bệnh viện tuyến huyện của các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nam, năm 2013. Tạp chí y học Thực hành, 8, tr. 35 - 38.

31. Nguyễn Quang Vinh (2014). Thực trạng năng lực điều dưỡng trung cấp và một số yếu tố liên quan tại các khoa lâm sàng bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đồng

Tháp năm 2014. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công

cộng, Hà Nội.

32. Osborne Yvonne (2010). Hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo dựa trên

năng lực, Nâng cao năng lực cho hoạt động giáo dục điều dưỡng tại Việt Nam,

Tiếng Anh

33. Buchan J. and Aiken L. (2008). Solving nursing shortages: a common priority.

Journal of Clinical Nursing, 17, 3262- 3268.

34. Buchan J. and Seccombe I. (2012). The end of growth? Analysing NHS nurse staffing. Journal of Advanced Nursing, 69 (9), 2123- 2130.

35. Currie E. J and Carr-Hill R. A (2013). What is a nurse? Is there an international consensus?. International Nursing Review, 60, 67 - 74.

36. Dyson L. and Hedgecock B. (2009). Learning needs assessment for registered nurses in two large acute care hospitals in Urban New Zealand. Nurse

Education Today, 29, 821-828.

37. Gisèle M., Marie-Pierre G., Guy P. et al (2013). Interventions for supporting nurse retention in rural and remote areas. Human Resources for Health,

11(44).

38. Kandis L. M., Sarah J. B and Janet C. (2017). Understanding the Continuing Education Needs of Rural Midwestern Nurses. The Journal of Continuing Education in Nursing, 48(6), 265 - 269.

39. Lammintakamen J., Kivinen T. and Kinnunen J. (2008). Human resource development in nursing: views of nurse managers and nursing staff. Journal

of Nursing Management, 16, 556 - 564.

40. Mei C. C et al. (2014). Current continuing professional education practice among malaysian nurses. Nursing Research and Practice, 2014.

41. Nahid D.N., Ali A.N, Mahvash S. et al (2005). Iranian staff nurses' views of their productivity and human resource factors improving and impeding it.

Human Resources for Health, 9(3).

42. Nakata Y., Yasukawa F. and Buchan J. (2008). Nursing workforce: global challenges and solutions. Journal of Clinical Nursing, 17, 3261.

43. Ni C., Hua Y. and Shao P. (2014). Continuing education among Chinese nurses: A general hospital-based study. Nurse Education Today, 34(4), 592- 597.

44. O'Brien-Pallas L., Baumann A., Donner G. et al (2001). Forecasting models for human resources in health care. Journal of Advanced Nursing, 33(1), 120 - 129.

45. WHO (2006). Human resources for health, toolkit on monitoring health

systems strengthening, [online] avaiable at:

http://who.int/hrh/tools/situation_analysis/en/, [accessed 06 December 2017]. 46. WHO (2006). The World Health Report – Working Together for Health, Geneva, [online] atvailable at: http://www.who.int/whr/2006/en/, [accessed 10 October 2017].

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồng thuận

GIẤY CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu: khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2018.

Mã số: ____________________________________________________________

Ý kiến của người tham gia:

Tôi đã đọc nội dung của phiếu thông tin dành cho người tham gia (hoặc đã được nghiên cứu viên đọc cho nghe). Tôi đã có cơ hội đặt câu hỏi với nghiên cứu viên về những thông tin sẽ cung cấp và tôi hài lòng với những câu trả lời mà tôi đã nhận được từ nghiên cứu viên. Tôi hiểu các mục đích, thủ tục cũng như những rủi ro của nghiên cứu.

Tôi hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu này và chấp nhận các thủ tục được mô tả trong phiếu thông tin dành cho người tham gia. Tôi biết rằng tôi có quyền từ chối bất cứ lúc nào trong quá trình được phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến công việc của tôi trong tương lai.

Tôi sẵn sàng tham gia nghiên cứu này theo các điều kiện trên

Tên người tham gia:_____________________________Chữ ký ______________ Địa điểm: ____________________________________ Ngày: _______________

Tên người làm chứng: __________________________ Chữ ký: _____________ Địa điểm: ____________________________________ Ngày: _______________

Phụ lục 2: Phiếu điều tra

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NHÂN LỰC VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA NHÂN VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI HUYỆN THANH OAI

Phiếu dành cho Điều dưỡng

Họ tên người điều tra:

...

Ngày phỏng vấn: ngày………tháng………năm 2017

Xin chào các anh/chị

Để góp phần nâng nâng cao năng lực của người điều dưỡng tại tuyến cơ sở, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của các anh/ chị về các vấn đề nhân lực, vị trí việc làm và nhu cầu đào tạo liên tục cho người điều dưỡng trong quá trình công tác. Chúng tôi cam kết rằng các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích nghiên cứu: “khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện Thanh Oai, năm 2018”, để góp phần giúp ban lãnh đạo Huyện có kế hoạch tổng thể về công tác điều dưỡng cũng như đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên. Các thông tin về cá nhân hoàn toàn được giữ bí mật. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác và các ý kiến đóng góp của anh/chị trong việc hoàn thành nghiên cứu này.

Hướng dẫn:

- Với những thông tin cần lựa chọn, đánh dấu: Khoanh tròn vào chữ hoặc số thích hợp mà các bạn lựa chọn.

Ví dụ: Giới tính: 1 Nam 2 Nữ

- Với những thông tin cần viết: điền vào khoảng trống.

- Khi lựa chọn nhầm, muốn sử dụng lại: gạch chéo dấu X vào vị trí nhầm, rồi khoanh tròn lại vào vị trí đúng.

- Khi điền phiếu, đề nghị dùng bút mực hoặc bút bi (không dùng bút chì).

- Chú ý: Đọc kỹ phần Hướng dẫn trả lời(nếu có) bên dưới câu hỏi để trả lời theo đúng quy định. Bao gồm:

- Có thể chọn nhiều đáp án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 83 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)