Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 70 - 72)

Theo số liệu thứ cấp từ các báo cáo của bệnh viện và trung tâm y tế huyện Thanh Oai thì tổng số điều dưỡng của huyện Thanh Oai là 130 người và số lượng bác sĩ là 76 người. Từ đó có thể thấy tỷ lệ điều dưỡng trên bác sĩ là 1,7, kết quả này tương đồng với báo cáo tổng kết công tác điều dưỡng của Cục quản lý khám bệnh, chữa bệnh năm 2015. Tỷ lệ điều dưỡng trên 1000 dân là 0,634, thấp hơn nhiều so với báo cáo của Cục quản lý khám bệnh, chữa bệnh năm 2015 (1,236). Từ đó có thể thấy rằng, cũng giống như tình trạng chung của đất nước, huyện Thanh Oai cũng đang trải qua vấn đề thiếu hụt rất nhiều nguồn nhân lực điều dưỡng để phục vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân[10].

Tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu là 125 trên tổng số 130 (chiếm 96,1%) điều dưỡng viên của huyện Thanh Oai do các đối tượng này đi học và nghỉ chế độ thai sản. Cụ thể đối tượng nghiên cứu chủ yếu đang công tác tại bệnh viện huyện (68,8%) một lượng nhỏ làm tại trung tâm y tế huyện (14,4%) còn lại là công tác tại trạm y tế xã. Một lượng nhỏ điều dưỡng không tham gia nghiên cứu vì lý do vắng mặt, nghỉ phép, nghỉ thai sản ở thời gian chúng tôi tiến hành thu thập số liệu. Không có điều dưỡng viên nào có mặt tại thời điểm nghiên cứu nhưng không tham gia vào nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này số lượng điều dưỡng viên nữ (77,6%) cao gấp 3,5 lần nam. Tỷ lệ điều dưỡng viên nữ cao hơn nam là phù hợp với đặc thù nghề nghiệp điều dưỡng cần sự khéo léo, ân cần, tỉ mỉ trong việc chăm sóc bệnh nhân nên phù hợp hơn với nữ giới. Đặc biệt ở TTYT chỉ có 1 điều dưỡng là nam giới còn lại toàn bộ là nữ. Tỷ lệ điều dưỡng viên nữ tại TYT trong nghiên cứu này là 71,4% thấp hơn tỷ lệ điều dưỡng viên nữ tại các TYT quận Ba Đình, Hà Nội (94,6%) trong nghiên cứu của

Nguyễn Việt Cường năm 2010[12]. Điều này có thể giải thích gần đây tỷ lệ nam tham gia học tập và làm nghề điều dưỡng nói chung cũng như công tác tại các trạm y tế có xu hướng tăng lên rõ rệt. Trong nghiên cứu này 100% điều dưỡng viên là người Kinh là phù hợp vì trên địa bàn huyện Thanh Oai không có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu đang công tác tại bệnh viện huyện (68,8%) một lượng nhỏ làm tại trung tâm y tế huyện (14,4%) còn lại là công tác tại trạm y tế xã. Điều này phù hợp với quy định của nhà nước về biên chế, nhân lực tại các tuyến y tế cơ sở và số lượng cơ sở y tế, trạm y tế tại đia phương.

Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 33 (± 7.7) Nhóm tuổi từ 30 trở lên ở tất cả các đơn vị chiếm đa số (64,8%). Kết quả tuổi trung bình của điều dưỡng viên ở BVĐK, TTYT và TYT lần lượt là 31,7; 35,7 và 38,2. Những kết quả trên cho ta thấy điều dưỡng tại BVĐK đa phần là trẻ tuổi dẫn đến nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ và phát triển bản thân của đối tượng này sẽ cao, ngược lại điều dưỡng ở TYT đa phần đã khá nhiều tuổi nên có thể họ chỉ cần những khóa đào tạo liên tục nhằm cập nhật kiến thức hơn là các khóa đào tạo dài hạn để nâng cao bằng cấp.

Về thâm niên công tác của các điều dưỡng viên đa phần từ 5 đến 10 năm (59,2%) chỉ khoảng 13,6% điều dưỡng viên đã công tác trên 10 năm. Còn lại là điều dưỡng viên trẻ với thâm niên công tác dưới 5 năm. Chúng ta có thể thấy tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên trên 10 năm trong nghiên cứu này (13,6%). Cũng như tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên trên 10 năm của nhóm điều dưỡng đang công tác tại TYT là (23,8%). Các kết quả này đều thấp hơn hẳn so với nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường tại Ba Đình (48,2%)[12], tuy nhiên lại cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Kham, Đinh Danh Tuân và Phan Quốc Hội năm 2009 (16,7%)[15]. Điều này cho thấy thâm niên công tác của điều dưỡng viên trong nghiên cứu này nhìn chung còn ít nên có thể sẽ thiếu kinh nghiệm trong thực hành chăm sóc người bệnh cũng như quản lý chuyên môn. Tuy nhiên bù lại có thể họ lại có kiến thức cập nhật hơn và khả năng thích nghi, tiếp cận kiến thức mới trong việc đào tạo liên tục là tốt hơn.

Thu nhập của điều dưỡng viên còn thấp, đa phần có thu nhập trung bình từ 3 đến 5 triệu/tháng. Điều này có thể thúc đẩy họ có nhu cầu học tập nâng cao trình độ từ đó nâng cao thu nhập của bản thân.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cấp chuyên môn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là trung cấp (77,6%). Tỷ lệ này cao hơn hẳn kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Kham, Đinh Danh Tuân và Phan Quốc Hội năm 2009 (điều dưỡng trung cấp chỉ chiếm 15,9%)[15], và nghiên cứu của Hoàng Thị Hạnh năm 2014 tại Phòng khám gia đình Hà Nội (65%)[14]. Nhưng lại thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Viêt Cường (92,9%)[12]. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của điều dưỡng viên nhìn chung còn thấp. Chính vì vậy càng cần có các lớp đào tạo liên tục giúp nâng cao cả về kiến thức và thực hành từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh nói riêng và chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở nói chung. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy đa phần điều dưỡng đều có nhu cầu được học tập nâng cao trình độ khi được hỗ trợ hoặc tự túc về kinh phí đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 70 - 72)