Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 38 - 40)

2.7.1. Công cụ điều tra định lượng Gồm 03 bộ công cụ:

Bộ công cụ số 1 được xây đựng để phân tích đặc điểm nhân khẩu học, và tình trạng nhân lực điều dưỡng tại địa điểm nghiên cứu.

Bộ công cụ số 2 đã được phát triển từ bộ công cụ của tác giả Nguyễn Việt Cường để phù hợp với đối tượng nghiên cứu bao gồm cả bệnh viện huyện, TTYT huyện và các TYT. Bộ công cụ này đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ và mức độ tự tin khi thực hiện công việc của người điều dưỡng dựa trên chương trình học. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu đào tạo của điều dưỡng viên.

Bộ công cụ số 3 là bộ công cụ được tham khảo từ Ban quản lý Dự án giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế - Bộ Y tế. Bộ công cụ này đánh giá kiến thức, thực hành và kỹ năng của người điều dưỡng trong một số tình huống cụ thể gắn liền với y tế cơ sở.

Các biến số nghiên cứu đánh giá kiến thức, thực hành, thái độ của ĐD dựa trên Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 1352/BYT ngày 21 tháng 04 năm 2012 của Bộ Y tế.

Để đánh giá về kiến thức của điều dưỡng viên khi thực hiện các nhiệm vụ của người điều dưỡng, với bộ câu hỏi đánh giá kiến thức gồm 10 câu chúng tôi thực hiện qua các bước sau:

- Bước 1, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm - Bước 2, tính tổng số điểm của mỗi đối tượng

- Bước 3, tính điểm trung bình của tất cả đối tượng

- Bước 4, Đối tượng nào có điểm số lớn hơn điểm trung bình thì được coi là “Đúng”, đối tượng nào có tổng số điểm bằng hoặc nhỏ hơn số điểm trung bình thì coi là “Sai”

Để đánh giá về thực hành khi thực hiện các nhiệm vụ, chúng tôi chia làm 2 mức: - Những nhiệm vụ nào ít được thực hiện hoặc không thực hiện thì được xếp vào nhóm “không thực hành”

- Những nhiệm vụ nào được thực hiện thường xuyên thì được xếp vào nhóm “có thực hành”

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm trong khi thực hiện nhiệm vụ của người điều dưỡng.

Tìm hiểu nhu cầu đào tạo liên tục là chủ quan (do bản thân điều dưỡng viên cảm thấy cần nâng cao chuyên môn, cập nhật kiến thức) hay nhu cầu khách quan (do yêu cầu của cấp trên, do quy định chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng, bản mô tả công việc).

- Nhu cầu đào tạo chủ quan được tìm hiểu chủ yếu qua câu hỏi bản thân đối tượng nghiên cứu có nhu cầu được đào tạo để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ hay không?

+ Kết quả đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng viên. Những kiến thức, kỹ năng nào còn thiếu thì đó là một phần của nhu cầu đào tạo.

+ Kết quả phỏng vấn sâu lãnh về mong đợi đối với điều dưỡng viên

2.7.2. Công cụ điều tra định tính

Bộ công cụ điều tra định tính được xây dựng nhằm hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, TTYT huyện và trạm trưởng TYT xã.

Sử dụng bộ công cụ này thử nghiệm tại TYT phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội để phỏng vấn 01 Trạm trưởng trạm y tế phường và sau đó chỉnh sửa nội dung.

Được xây dựng dựa trên nội dung cần thu thập, quá trình thu thập thông tin có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, bao gồm các bảng phỏng vấn riêng cho các đối tượng khác nhau.(Phụ lục 3)

Sử dụng bộ công cụ này thử nghiệm tại TYT phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội để phỏng vấn 01 Trạm trưởng trạm y tế phường và sau đó chỉnh sửa nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)