Nhiệm vụ thực hành của người điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 73 - 76)

Từ kết quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy trong 20 nhiệm vụ thực hành của điều dưỡng có mốt số nội dung thực hành tỷ lệ điều dưỡng trong nghiên cứu này có thực hành ở mức cao và cũng có một số nội dung thực hành tỷ lệ thực hành ở mức thấp và rất thấp.

Cụ thể các nội dung đón tiếp người bệnh, đo dấu hiệu sinh tồn và rửa tay thường quy là các kỹ thuật có tỷ lệ điều dưỡng thực hành ở mức rất cao (trên 90%). Và so với BVĐK và TYT thì tỷ lệ thực hành các kỹ thuật này ở TTYT luôn là thấp nhất (từ 83% đến 89%). Tỷ lệ điều dưỡng có thực hiện các kỹ thuật truyền dịch và tiêm tĩnh mạch lần lượt là 74,4% và 78,4%. Tỷ lệ có thực hiện hai kỹ thuật này ở BVĐK là cao nhất 82,6%, thấp nhất ở TTYT chỉ là 50% và 61%. Điều này có thể giải thích là do đặc thù công việc ở các đơn vị là khác nhau. Tại TTYT rất ít bệnh nhân lưu cũng như có một số vị trí rất ít hoặc hầu như không tiếp xúc với bệnh nhân nên tỷ lệ điều dưỡng ở đây thực hiện các kỹ thuật này thấp hơn so với TYT và BVĐK

cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, do từ tỷ lệ thực hành kỹ thuật thấp này cũng có thể thấy rằng đội ngũ điều dưỡng viên tại TTYT và TYT cũng cần phải được đào tạo kỹ lưỡng về thực hành những kỹ thuật cơ bản này do họ là những người tham gia cấp cứu ban đầu tại địa phương.

Tỷ lệ điều dưỡng có thực hiện các kỹ thuật tiêm bắp và thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn khoa phòng, dụng cụ thiết bị cũng ở mức khá cao, lần lượt là 76% và 80%.

Tuy nhiên tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật này ở TYT lại cao nhất (90,5% và 95,2%). Thấp nhất ở BVĐK (73% và 75,6%). Nguyên nhân của tỷ lệ tiêm bắp ở TYT cao hơn hẳn tại BVĐK có thể là do. Tại các trạm y tế hầu hết các điều dưỡng viên đều tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ theo tuần, theo tháng. Trong khi đó tại bệnh viện đa khoa số lượng điều dưỡng đông và được bố trí tại các đơn vị khác nhau. Có khá nhiều điều dưỡng không tham gia trực tiếp chăm sóc người bệnh tại các khoa lâm sàng. Chỉ một lượng nhất định điều dưỡng tại các khoa lâm sàng có thực hiện các kỹ thuật tiêm bắp. Đó cũng là lý do dẫn đến tỷ lệ tham gia khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại TYT cao hơn BVĐK. Ngoài ra lý do có thể là do tại BVĐK có đơn vị chống nhiễm khuẩn chuyên trách thực hiện việc khử khuẩn, tiệt khuẩn nên các điều dưỡng viên ở các đơn vị khác ít khi tham gia thực hiện công việc này. Trong khi đó tại TYT thì hầu như các điều dưỡng đều phải tham gia công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế. Điều này cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu trưởng phòng ĐD BVĐK tại hộp 3 đã cho rằng do đặc thù tại BVĐK điều dưỡng viên có tính chuyên môn hóa cao. Điều dưỡng công tác tại các khoa phòng khác nhau sẽ có tỷ lệ, mức độ thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng là khác nhau.

Các kỹ thuật tiêm chủng và tư vấn tiêm chủng, thay băng rửa vết thương và khí dung cho người bệnh có tỷ lệ thực hành khoảng 45%. Đặc biệt tỷ lệ thực hành các kỹ thuật này của điều dưỡng tại các TYT là cao nhất (cụ thể tỷ lệ lần lượt là 90,5%, 95,2% và 47,6%). Vì TYT là tuyến y tế cơ sở thực hiện nhiệm vụ tiêm chủng mở rộng nên điều dưỡng viên có tỷ lệ thực hiện kỹ thuật tiêm chủng và tư vấn tiêm chủng cao nhất là hoàn toàn phù hợp. TYT cũng là nơi sơ cũu ban đầu cho cộng đồng khi bị

tai nạn trước khi chuyển lên các cơ sở y tế ở tuyến cao hơn. Ngoài ra các điều dưỡng viên còn có thể đến tận nhà chăm sóc thay băng rửa vết thương cho bệnh nhân được ra viện trong khi vẫn phải chăm sóc vết thương tại nhà. Đây là các lý do dẫn đến tỷ lệ điều dưỡng viên tại TYT thực hiện kỹ thuật thay băng rửa vết thương ở mức cao. Bên cạnh đó một số TYT được trang bị máy khí dung phục vụ nhu cầu khí dung của người bệnh mắc các bệnh về hô hấp cho người dân tại cơ sở trong khi đó tại BVĐK thường chỉ có đơn vị hô hấp (khoa nội) hay đơn vị cấp cứu mới trang bị máy khí dung nên kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng tại TYT thực hiện kỹ thuật khí dung cũng là cao nhất. Kết quả bảng 3.3 và kết quả phỏng vấn sâu trạm tưởng TYT ở hộp 3 đã thể hiện rõ điều này.

Một số kỹ thuật như phụ giúp BS làm thủ thuật, vận chuyển người bệnh, băng bó, thụt tháo phân, thông tiểu, sonde dạ dày có tỷ lệ điều dưỡng có thực hành ở mức thấp từ khoảng 24% đến 36%. Trong đó các kỹ thuật thông tiểu, thụt tháo và vận chuyển người bệnh chủ yếu thực hiện tại BVĐK. Ngược lại các kỹ thuật băng bó lại chủ yếu ở TYT (71,4%). Các kỹ thuật có tỷ lệ thực hành rất ít là phục hồi chức năng cho người bệnh (11,2%), Cố định gãy xương (12,8%), Garo cầm máu (17,6%) các kỹ thuật này chủ yếu được tiến hành tại các TYT. Nguyên nhân tỷ lệ thực hành thấp là do đây là các kỹ thuật đặc thù của từng chuyên khoa riêng biệt nên có một lượng lớn điều dưỡng chưa từng được làm các kỹ thuật này. Như kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy điều dưỡng viên tại trạm y tế thường xuyên thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng về sơ cấp cứu ban đầu trong khi đó các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên biệt thì rất ít khi thực hiện. Cũng như có sự khác biệt về tỷ lệ thực hiện các kỹ thuật này ở các đơn vị khác nhau TYT, TTYT và BVĐK.

Các kết quả trên cho thấy những nhiệm vụ điều dưỡng viên nhận định thường xuyên thực hiện đều là các ky thuật thông thường. Một số nhiệm vụ kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu được đào tạo ở trường nhưng thực tế có thể điều dưỡng không thực hiện thường xuyên tại nơi làm việc như các kỹ thuật phụ giúp bác sỹ làm thủ thuật, vận chuyển người bệnh phục hổi chức năng, cố định gãy xương, băng bó, garo cầm máu, thụt tháo, thông tiểu, đặt sonde dạ dày.

Chúng ta có thể thấy khi được làm thường xuyên thì họ sẽ tự tin trong công việc của mình, như vậy việc đào tạo và vận dụng trong công việc hàng ngày của người điều dưỡng là rất phù hợp, như vậy đào tạo cần phải định hướng để phù hợp với nhiệm vụ tại cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát thực trạng nhân lực và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng viên tại huyện thanh oai, hà nội năm 2018 (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)