7. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Công tác kế toán một số nội dung chủ yếu
1.3.2.1. Kế toán doanh thu
Doanh thu của Quỹ ĐTPT địa phương bao gồm doanh thu lãi cho vay tư, lãi tiền gửi; doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp; doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; doanh thu hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn và doanh thu hoạt động nghiệp vụ khác.
* Kế toán doanh thu lãi cho vay đầu tư, lãi tiền gửi:
Kế toán hạch toán số lãi phải thu từ hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ vào doanh thu lãi cho vay đối với khoản nợ gốc cho vay được phân loại là “nợ đủ tiêu chuẩn” không phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Đối với các khoản lãi cho vay đã ghi nhận vào doanh thu nhưng sau đó nợ gốc được chuyển từ trong hạn sang quá hạn, kế toán ghi giảm doanh thu đối với tiền lãi phải thu đã được ghi nhận trong cùng kỳ kế toán hoặc ghi vào chi phí
hoạt động đối với tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ kế toán trước. Kế toán sử dụng các tài khoản phản ánh gồm: TK 5111 - Doanh thu lãi tiền gửi, lãi cho vay đầu tư; TK 1311 - Phải thu lãi cho vay, lãi tiền gửi; TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện và các tài khoản liên quan khác. Các sổ kế toán theo dõi doanh thu lãi cho vay đầu tư, lãi tiền gửi gồm: Sổ cái TK 5111, báo cáo tình hình thu chi tài chính.
* Kế toán doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp:
Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động, bao gồm: doanh thu thành phẩm bất động sản; doanh thu cho thuê bất động sản; doanh thu bán, chuyển nhượng dự án và doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp khác. Khi bán thành phẩm bất động sản, các tài sản đầu tư trực tiếp như: nhà cửa, cơ sở hạ tầng, bán, chuyển nhượng các dự án đầu tư, cho thuê tài sản, kế toán phản ánh vào TK 5112 - Doanh thu hoạt động đầu tư trực tiếp đồng thời ghi nhận giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp vào TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp.
* Kế toán doanh thu hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác:
Kế toán phải mở sổ TK 5113 để theo dõi chi tiết đối với doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, theo nguyên tắc:
- Không ghi nhận doanh thu cổ tức nhận được bằng cổ phiếu và không ghi tăng giá trị khoản đầu tư mà chỉ theo dõi trong hệ thống quản trị số lượng cổ phiếu được nhận.
- Đối với doanh thu từ thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư chỉ ghi nhận phần chênh lệch giữa tổng số tiền thu được lớn hơn giá vốn các khoản đầu tư được thanh lý, nhượng bán.
* Kế toán doanh thu hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn:
Khi đơn vị có hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn, kế toán phải mở sổ TK 5114 - Doanh thu phí nhận ủy thác, nhận hợp vốn để theo dõi doanh thu
hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn. Kế toán cũng mở sổ chi tiết theo mỗi hoạt động phát sinh doanh thu như: doanh thu phí nhận ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, phí nhận ủy thác cho vay đầu tư, phí nhận ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn, phí tổ chức huy động vốn cho ngân sách địa phương và các hoạt động dịch vụ khác. Trong từng loại hoạt động dịch vụ phải chi tiết cho từng hợp đồng giao ủy thác cấp phát vốn của ngân sách, ủy thác cho vay, ủy thác quản lý hoạt động ứng vốn.
1.3.2.2. Kế toán chi phí
Các khoản chi phí của Quỹ ĐTPT địa phương bao gồm: chi phí hoạt động nghiệp vụ; chi phí quản lý và chi phí khác.
* Chi phí hoạt động nghiệp vụ:
Chi phí hoạt động nghiệp vụ của Quỹ ĐTPT địa phương bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn (chi phí lãi vay và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn); chi phí hoạt động cho vay; giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp; chi phí hoạt động đầu tư góp vốn vào đơn vị khác; chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn; chi phí dự phòng và chi phí hoạt động nghiệp vụ khác.
Kế toán sử dụng các tài khoản phản ánh gồm: + TK 6311 - Chi phí lãi vay và hoạt động cho vay + TK 6312 - Giá vốn hoạt động đầu tư trực tiếp
+ TK 6313 - Chi phí hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác + TK 6314 - Chi phí hoạt động nhận ủy thác, nhận hợp vốn + TK 6315 - Chi phí dự phòng
+ TK 6318 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ khác
Đối với chi phí hoạt động đầu tư trực tiếp, trường hợp khi chưa tập hợp được đầy đủ hồ sơ, chứng từ về các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư, xây dựng bất động sản nhưng đã phát sinh doanh thu nhượng bán bất động sản, đơn vị được trích trước một phần chi phí để tạm tính chi phí hoạt
động nghiệp vụ. Khi tập hợp đủ hồ sơ, chứng từ hoặc khi bất động sản hoàn thành toàn bộ, đơn vị phải quyết toán số chi phí đã trích trước vào chi phí họat động nghiệp vụ. Phần chênh lệch giữa số chi phí đã trích trước cao hơn số chi phí thực tế phát sinh được điều chỉnh giảm chi phí hoạt động nghiệp vụ của kỳ thực hiện quyết toán. Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn bất động sản phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Đơn vị được trích trước vào chi phí hoạt động nghiệp vụ đối với các khoản chi phí đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng.
- Đơn vị chỉ được trích trước chi phí để tạm tính chi phí hoạt động nghiệp vụ cho phần bất động sản đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu.
- Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào chi phí hoạt động nghiệp vụ phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí hoạt động nghiệp vụ này sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Khi đơn vị phát sinh các chi phí quản lý gồm: các chi phí về tiền lương, tiền công; các khoản đóng góp theo lương; ăn ca; trang phục giao dịch cho người quản lý và người lao động; chi phí vật liệu văn phòng; công vụ, dụng cụ; chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản,…); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị, tuyên truyền, quãng cáo,…) và chi phí khấu hao TSCĐ thì kế toán mở sổ tài khoản 642 để theo dõi chi phí này. Kế toán có thể mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí phát sinh cụ thể từng hoạt động tạo ra doanh thu tại đơn vị để cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp này sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
1.3.2.3. Kế toán công tác cho vay * Kế toán giai đoạn cho vay:
Khi khách hàng nộp bộ hồ sơ giải ngân, cán bộ tín dụng kiểm tra tính đầy đủ về mặt hình thức của hồ sơ giải ngân, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu đề nghị thanh toán bộ hồ sơ giải ngân như: Chữ ký, thẩm quyền của người ký văn bản, con dấu, bản sao, bản chính, đầy đủ nội dung và mẫu biểu theo quy định; kiểm tra số tiền rút vốn trên bảng kê rút vốn có phù hợp với số tiền còn được giải ngân theo hợp đồng tín dụng hay không, mục đích sử dụng vốn vay đúng với mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng, địa chỉ chuyển tiền đến với đúng với địa chỉ nêu trong các chứng từ đi kèm hồ sơ giải ngân; kiểm tra thời hạn cho rút vốn, số tiền rút vốn từng lần và tổng số tiền được rút phù hợp với hợp đồng tín dụng đã ký; kiểm tra vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đã được phê duyệt. Sau khi kiểm tra đầy đủ chứng từ giải ngân và kiểm tra thực tế, nếu đủ điều kiện cấp vốn, cán bộ tín dụng đề xuất mức giải ngân trình Giám đốc duyệt. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Giám đốc, cán bộ tín dụng chuyển bộ hồ sơ giải ngân kèm bảng kê rút vốn do khách hàng lập sang kế toán thanh toán làm căn cứ lập bảng kê chứng từ giải ngân để thực hiện giải ngân.
Kế toán sử dụng TK 12831 - Quỹ trực tiếp cho vay để phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản do Quỹ trực tiếp cho vay.
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản cho vay từ vốn hoạt động theo từng hợp đồng hoặc khế ước cho vay, theo kỳ hạn vay (trung hạn, dài hạn), thời hạn trả nợ, theo từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, tiền cho vay, lãi suất phải trả, số đã trả,…
Đồng thời kế toán theo dõi chi tiết tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng ngoài Bảng cân đối kế toán và thuyết minh trên báo cáo tài chính.
* Kế toán thu lãi vay:
Định kỳ, tùy theo từng hợp đồng, căn cứ vào thỏa thuận về việc trả lãi hàng tháng, hàng quý, kế toán tính và xác định số lãi cho vay phải thu và thông báo cho khách hàng để thu nợ.
Trường hợp Quỹ cho khách hàng vay nhận lãi trước, kế toán xác định số lãi cho vay phải thu và phản ánh vào TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện. Định kỳ, tính và phân bổ số lãi cho vay nhận trước để kết chuyển từ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện sang TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ.
Trường hợp Quỹ cho khách hàng vay nhận lãi sau, kế toán căn cứ vào hợp đồng tín dụng, số dư nợ vay xác định số lãi vay phải thu và phản ánh vào TK 511 - Doanh thu hoạt động nghiệp vụ đối với những khoản nợ gốc cho vay được nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Đồng thời kế toán mở sổ TK 131 - Phải thu của khách hàng để theo dõi khoản lãi phải thu của từng khách hàng, hợp đồng vay hoặc khế ước vay.
* Kế toán thu hồi nợ vay:
Khi khoản cho vay đến thời hạn thanh toán nợ vay theo hợp đồng tín dụng, khách hàng có trách nhiệm trả nợ cho Quỹ, kế toán căn cứ vào chứng từ để hạch toán.
Khi khách hàng không trả được nợ đến hạn theo hợp đồng tín dụng, thì nợ gốc trong hạn chuyển thành nợ quá hạn. Đến ngày làm việc tiếp theo, kế toán chuyển số nợ này sang nợ quá hạn, đồng thời thông báo chuyển nợ quá hạn gửi cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Đối với khoản lãi cho vay phải thu kế toán đã ghi nhận trên TK 511 nhưng do nợ khoản nợ gốc được chuyển từ trong hạn sang quá hạn, kế toán thực hiện ghi giảm doanh thu hoạt động nghiệp vụ TK 511 đối với số tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong cùng kỳ kế toán; hoặc ghi vào chi phí hoạt động nghiệp vụ TK 631 đối với tiền lãi phải thu đã ghi nhận trong các kỳ kế toán trước.
ngoài Bảng cân đối kế toán để đôn đốc thu hồi và phải thuyết minh chi tiết trên báo cáo tài chính.
* Kế toán dự phòng rủi ro cho vay:
Quỹ ĐTPT địa phương thực hiện phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro cho vay theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các khoản cho vay được phân loại theo mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, Nợ có khả năng mất vốn.
Việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan trong quá trình thực hiện cho vay của Quỹ ĐTPT địa phương theo quy định của pháp luật. Dự phòng rủi ro cho vay bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:
- Dự phòng chung: là số tiền được Quỹ ĐTPT địa phương trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư của các khoản cho vay tại cuối mỗi quý, riêng quý IV là tại ngày 30 tháng 11, không bao gồm các khoản cho vay được phân loại vào nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).
- Dự phòng cụ thể: là số tiền được Quỹ ĐTPT địa phương trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Việc tính dự phòng cụ thể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:
Bảng 1.1. Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cụ thể
Nhóm Loại Tỷ lệ trích
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%
2 Nợ cần chú ý 5%
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%
4 Nợ nghi ngờ 50%
5 Nợ có khả năng mất vốn 100%
Kế toán sử dụng TK 2291 - Dự phòng rủi ro cho vay để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng hoặc hoàn nhập số dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay của Quỹ. Việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ, mức trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng chung, tỷ lệ trích lập thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả phân loại nhóm nợ, kế toán tính số dự phòng phải trích lập kỳ này, nếu số dự phòng rủi ro phải trích lập ở kỳ này lớn hơn số dự phòng rủi ro đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch vào TK 631 - Chi phí hoạt động nghiệp vụ. Nếu số dự phòng rủi ro cần trích lập ở kỳ này nhỏ hơn số dự phòng rủi ro đã trích lập ở kỳ trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch thừa và ghi giảm chi phí hoạt động nghiệp vụ TK 631.
Đơn vị phải mở sổ chi tiết TK 2291 theo từng loại dự phòng như dự phòng chung, dự phòng cụ thể. Đồng thời mở thêm tài khoản cấp 3 để theo dõi tình hình trích lập, sử dụng hoặc hoàn nhập dụ phòng chung và dự phòng cụ thể.
* Kế toán xử lý rủi ro cho vay:
Khi khoản nợ gốc cho vay được phân loại từ nhóm nợ nghi ngờ (nhóm 4) sang nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), Quỹ ĐTPT địa phương xử lý
rủi ro cho vay theo quy định của pháp luật: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro cho vay; sử dụng tài sản đảm bảo; sử dụng dự phòng chung khi dự phòng cụ thể và tài sản bảo đảm không đủ bù đắp. Sau khi dự phòng chung vẫn không đủ bù đắp thì được ghi nhận vào chi phí hoạt động nghiệp vụ TK 631. Đồng thời kế toán tiếp tục theo dõi nợ gốc và nợ lãi cho vay đã xử lý rủi ro ở ngoài bảng cân đối kế toán để đôn đốc thu hồi nợ đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng vay. Khi thu hồi được các khoản nợ gốc và nợ