Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt

Nam về xây dựng đồng thuận xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngƣời nói đến đại đoàn kết cũng chính là nói đến đồng thuận xã hội. Trong di sản tƣ tƣởng của Ngƣời, điều đó đƣợc thể hiện rất rõ. Dù trong bối cảnh nào, với bất cứ đối tƣợng nào, Ngƣời cũng tìm đƣợc điểm tƣơng đồng để kêu gọi toàn dân đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung. Ngay cả với những ngƣời Việt Nam lầm đƣờng lạc lối, Ngƣời vẫn coi là dòng dõi của tổ tiên ta, đều mang dòng máu con Lạc cháu Hồng nên phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Với các tầng lớp nhân dân, Ngƣời kêu gọi đoàn kết tất cả những ngƣời thực sự yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, không phân biệt họ thuộc đảng phái nào, tôn giáo nào, tầng lớp nào và quá khứ họ đã hợp tác với phe nào.

Để xây dựng sự đồng thuận xã hội, Ngƣời rất coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục để các giai cấp, tầng lớp tự nguyện thống nhất với nhau vì mục tiêu chung chứ không phải là ép buộc, cƣỡng bức. Ngƣời nói: “Phải đi đƣờng lối quần chúng, không đƣợc quan liêu, mệnh lệnh và gò ép nhân dân”. Với Ngƣời, đồng thuận không có nghĩa là không còn đấu tranh mà đấu tranh với tất cả tính phức tạp, uyển chuyển của nó. Trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa II, Ngƣời đã phê bình tình trạng “thiên về đoàn kết một chiều, kém đấu tranh, giúp đỡ, phê bình, giáo dục”. Cũng cần phải tránh sự đồng thuận hình thức theo kiểu “bằng mặt mà không bằng lòng”. Đồng thuận theo kiểu đó sẽ không bền vững và sớm muộn gì sự bất đồng cũng sẽ xảy ra. Việc Đảng ta chủ trƣơng xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là sự kế thừa, phát triển tƣ tƣởng của Hồ Chí Minh trong giai đoạn phát triển mới của đất nƣớc.

chủ nghĩa (XHCN), là mục tiêu phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã chủ động tích lũy kinh nghiệm, lắng nghe các quan điểm, tƣ tƣởng chính diện, phản diện trong các lực lƣợng cách mạng của quần chúng. Trên cơ sở đó, phân tích kỹ lƣỡng, đề ra các giải pháp nhằm dần dần xóa bỏ những khác biệt, bất đồng, đối lập, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết gắn bó các tầng lớp nhân dân dƣới ngọn cờ của Đảng cùng nhau thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng CNXH.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng chữ "đồng", với nội dung hết sức phong phú, sinh động và biện chứng, nhƣ đồng tâm, đồng lòng, đồng mục tiêu, đồng lý tƣởng, đồng lợi ích v.v.. Ngƣời viết: "Dân ta xin nhớ chữ đồng: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh"; "Biết đồng sức, Biết đồng lòng. Việc gì khó làm cũng xong". Ngƣời cũng chỉ rõ: "Sử ta dạy ta bài học này: Lúc nào dân tộc ta đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một thì nƣớc ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nƣớc ngoài xâm lấn".

Từ đó, với nguyên tắc: Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết, Ngƣời chủ trƣơng: đoàn kết rộng rãi, đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết lâu dài với tất cả những ai có thể đoàn kết đƣợc vì mục tiêu chung. Nhờ vậy, đã quy tụ đƣợc mọi thành phần xã hội thuộc các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, kể cả những ngƣời bóc lột và bị bóc lột, những ngƣời trƣớc đây từng là kẻ thù của nhân dân nhƣng nay đã thực sự ăn năn, hối cải, … dƣới ngọn cờ cách mạng, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng nhau tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngƣời chủ trƣơng: Mặt trận sẵn sàng đoàn kết tất cả những ngƣời yêu nƣớc không phân biệt xu hƣớng chính trị, tín ngƣỡng, tôn giáo, …; không phân biệt họ thuộc đảng phái nào... và quá khứ của họ đã hợp tác với phe nào; Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những ngƣời đó trƣớc đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta

cũng thật thà đoàn kết với họ. Tƣ tƣởng ấy xuất phát từ tinh thần biện chứng và nhân văn sâu sắc trong nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Nhờ đó, đã tạo ra sự đồng thuận xã hội rộng lớn, có đủ sức mạnh trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc.

Quán triệt tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tạo ra sự đồng thuận, thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn xã hội. Ƣu thế của Đảng ta trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội là chúng ta chỉ có duy nhất một đảng, đồng thời là đảng cầm quyền; chúng ta có lực lƣợng quần chúng nhân dân gắn bó máu thịt với Đảng qua các cuộc chiến tranh vệ quốc; nhân dân ta có truyền thống đoàn kết gắn bó với nhau. Đồng thuận xã hội tạo điều kiện quy tụ đƣợc lực lƣợng của toàn dân, để xây dựng cơ sở xã hội - chính trị vững chắc của Đảng. Mục tiêu và quan điểm cơ bản của Đảng ta là tăng cƣờng đồng thuận xã hội, khắc phục những khác biệt, bất đồng để đi đến thống nhất tƣ tƣởng và hành động, từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp để đƣa công cuộc đổi mới theo định hƣớng XHCN đi đến thắng lợi, đồng thời chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả và đánh bại mọi âm mƣu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Với ý nghĩa đó, đồng thuận xã hội không phải là sách lƣợc mà là một chiến lƣợc của Đảng.

Đảng ta chủ trƣơng: "Đại đoàn kết toàn dân tộc cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nƣớc và đồng bào ta định cƣ ở nƣớc ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội vì tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc". [34, tr.41]. Đồng thời Đảng cũng khẳng định: "Động lực chủ yếu để phát triển đất nƣớc là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân

với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội" [33, tr.86].

Trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã có những chủ trƣơng đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng nhƣ: xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng sự đồng thuận xã hội,v.v…

Chủ trƣơng, chính sách đúng, thực thi có hiệu quả góp phần quan trọng tạo nên sự đồng thuận xã hội. Mỗi chính sách đều hƣớng tới giải quyết một vấn đề cụ thể của đất nƣớc. Để xây dựng sự đồng thuận xã hội, trong những năm trƣớc mắt, Nhà nƣớc cần chú trọng vào các chính sách: giải quyết việc làm; chống tham nhũng; cải cách tiền lƣơng; an toàn giao thông; phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội nông thôn, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo. Đó là những vấn đề nổi cộm, cấp bách, nếu không giải quyết kịp thời sẽ gây khó khăn, cản trở cho việc xây dựng đồng thuận xã hội.

Vấn đề “nóng” nhất làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc là nạn tham nhũng – “giặc nội xâm” – kẻ thù số một của công cuộc xây dựng đất nƣớc hiện nay. Trong thời gian qua, tình hình tham nhũng ở nƣớc ta hiện nay ngày càng nghiêm trọng, tính chất phức tạp, thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng lớn. Thực hiện hiệu quả cuộc chiến chống tham nhũng là một giải pháp để xây dựng sự đồng thuận xã hội. Bởi vì, chống tham nhũng là củng cố lòng tin của nhân dân. Nhƣng đây là một nhiệm vụ khó khăn, muốn thắng lợi cần huy động đƣợc lực lƣợng của toàn dân. Thực tế cho thấy, các vụ tham nhũng bị phát hiện phần lớn là do nhân dân chứ không phải do cơ quan chức năng, hay các tổ chức đảng. Tai mắt nhân dân là lƣới trời lồng lộng mà những kẻ tham nhũng khó lòng trốn thoát. Để phòng, chống tham nhũng, phải thực hiện nhiều giải pháp, những quan trọng nhất vẫn là phát huy quyền làm chủ và chức năng giám sát của ngƣời dân. Mỗi ngƣời dân chính là một chuyên gia chống tham

nhũng. Phát huy đƣợc “tai mắt” ấy, chúng ta sẽ chống tham nhũng thành công. Luật phòng, chống tham nhũng đã coi trọng vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, nên đề ra một trong những nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên: “Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng” [14, tr.60].

Nhƣ vậy, đồng thuận xã hội là nhân tố quan trọng góp phần bảo đảm ổn định chính trị, xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1.1.4 Các đặc trưng cơ bản về đồng thuận xã hội trong lĩnh vực chính trị

Các nội dung cơ bản của đồng thuận xã hội trên lĩnh vực chính trị có thể đề cập đến là đồng thuận đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thuận xã hội trong việc thực thi hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, vận động Nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hay đồng thuận xã hội trong việc phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, tạo lập nền tảng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mở rộng hợp tác đối ngoại… Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định luôn chú trọng thực hiện những nội dung cơ bản này trên những cơ sở sau :

Thứ nhất, đồng thuận là sự đồng tình, nhất trí của tất cả hoặc đa số trong xã hội.

Sự đồng tình, nhất trí này dựa trên cơ sở nhất định, đó là những điểm tƣơng đồng. Trƣớc hết, đó là lợi ích của quốc gia, dân tộc. Dù ở bất kỳ quốc gia nào, một công dân phải ý thức đƣợc lợi ích quốc gia. Có thể về nhiều vấn đề, các cá nhân, các nhóm xã hội, các lực lƣợng xã hội còn có ý kiến khác biệt nhƣng đa số trong xã hội vẫn đồng tình, chấp nhận vì lợi ích đó. Ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, điểm tƣơng đồng đó là xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

khác nhau thì điểm tƣơng đồng cũng khác nhau. Vì thế, ở một phạm vi nhất định, trong từng thời kỳ nhất định, điều quan trọng là phải xác định đƣợc mục tiêu chung. Mục tiêu chung đó là tiêu chí để đƣa đến sự đồng thuận.

Bên cạnh điểm tƣơng đồng cơ bản thì vẫn tồn tại những điểm tƣơng đồng không cơ bản nhƣng không phải là không quan trọng. Vì vậy, cần phải chú trọng những điểm tƣơng đồng không cơ bản để cuốn hút sự đồng tình của các thành viên trong xã hội. Đối với các lực lƣợng xã hội khác nhau, những điểm tƣơng đồng cơ bản cần nhấn mạnh có thể khác nhau. Chẳng hạn, để đƣợc sự đồng tình, nhất trí của lực lƣợng thanh niên thì nhất thiết phải chú trọng vấn đề giải quyết việc làm.

Thứ hai, mức độ, phạm vi đồng thuận xã hội phải đáp ứng được lợi ích của đa số các thành viên trong xã hội mà trước hết là lợi ích kinh tế.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội sẽ đồng tình thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc nếu nhƣ đƣờng lối, chính sách đó mang lại cho họ một sự bảo đảm ngày càng cao về đời sống kinh tế. Trong giai đoạn xây dựng đất nƣớc, có thể có những quốc gia có nền kinh tế phát triển cao nhƣng sự đồng thuận xã hội đạt đƣợc ở mức độ thấp. Vì thế, đáp ứng lợi ích cho các giai cấp, tầng lớp trong xã hội là một yêu cầu cơ bản để đạt đƣợc sự đồng thuận ở mức độ nhất định, bảo đảm một sự ổn định để phát triển. Nhƣng dù ở phạm vi và mức độ nào thì cuối cùng sự đồng thuận vẫn là một điều kiện cơ bản cho ổn định và phát triển.

Thứ ba, sự đồng thuận không phải là bằng bạo lực, cưỡng bức mà phải trên cơ sở tự nguyện.

Mỗi cá nhân, mỗi lực lƣợng xã hội đƣợc tự do biểu đạt sự đồng tình. Đó chính là biểu hiện của dân chủ. Khi một chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc hay một quy chế, quy định nào đó của một tổ chức xã hội đƣợc ban hành, muốn thực thi có hiệu quả phải có sự đồng ý, nhất trí của các thành viên. Trong thực tế, không phải ngay từ đầu đã dễ dàng có đƣợc sự đồng tình đó. Vì mỗi ngƣời, mỗi tầng lớp, mỗi giai cấp, mỗi bộ phận đều có lợi ích riêng. Do đó, để

đạt đƣợc sự đồng thuận cần phải coi trọng công tác tuyên truyền, hiệp thƣơng, thảo luận. Hiệp thƣơng là một hình thức quan trọng để đạt đƣợc sự đồng thuận. Trong quá trình đó, mọi ngƣời đƣợc tự do biểu đạt chính kiến của mình. Xã hội càng phát triển phong phú, đa dạng bao nhiêu thì nguyên tắc này càng đƣợc coi trọng bấy nhiêu và trở thành một nguyên tắc xã hội. Hiệp thƣơng có thể tạo điều kiện cho các cá nhân, các nhóm xã hội xích lại gần nhau, có thể trở thành những đồng sự, những đối tác ở mức độ khác nhau. Ngày nay, thƣơng thuyết, thảo luận đã trở thành nguyên tắc sống trong xã hội. Đó là sự thƣơng thuyết, thoả thuận giữa đôi bên chủ và thợ, giữa nhà nƣớc và công dân, giữa ngƣời quản lý và ngƣời bị quản lý, giữa các tổ chức xã hội, giữa các quốc gia trên thế giới. Hiệp thƣơng phải đƣợc tiến hành trên cơ sở pháp luật. Trong quá trình hiệp thƣơng, mọi công dân, mọi giai cấp đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật. Nguyên tắc này góp phần quan trọng để đƣa đến sự đồng thuận xã hội.

Thứ tư, Sự đồng thuận xã hội không thể đạt được một cách toàn diện và triệt để đối với tất cả mọi người và trên mọi vấn đề.

Dù là một xã hội đồng nhất hay xã hội đa nguyên thì cũng không thể đạt đƣợc đồng thuận tuyệt đối. Xét về mặt kinh tế, mỗi giai cấp, tầng lớp có lợi ích khác nhau. Điều có lợi cho tầng lớp này chƣa hẳn có lợi cho tầng lớp khác. Về mặt tƣ tƣởng, ngoài tƣ tƣởng chính thống giữ vai trò chủ đạo, trong xã hội còn tồn tại nhiều tƣ tƣởng khác. Về văn hóa, mỗi cộng đồng dân tộc có phong tục, tập quán, lối sống, ngôn ngữ riêng. Về tín ngƣỡng, mỗi bộ phận dân cƣ tôn thờ một giáo lý nhất định, v.v… Chỉ xét trong phạm vi một bộ phận xã hội cũng thấy rằng có còn nhiều sự khác biệt. Do đó, có thể nói rằng trong một điều kiện nhất định, đồng thuận xã hội chỉ đạt đƣợc ở một ngƣỡng nhất định. Vì vậy, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 26)