Phƣơng hƣớng, mục tiêu của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 78 - 109)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong xây

3.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong xây dựng đồng thuận xã hội thời gian đến. trong xây dựng đồng thuận xã hội thời gian đến.

3.1.1 Phương hướng

Một là, tăng cƣờng sự chủ động và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả Mặt trận tham gia xây dựng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Phát huy vai trò của Mặt trận trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc với tƣ cách là tổ chức liên minh chính trị rộng lớn nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận cần chủ động hơn nữa trong việc tham gia đề xuất, xây dựng, phản biện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, nhất là những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đông đảo nhân dân.

Thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, Mặt trận các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ "Mặt trận lắng nghe nhân dân nói", đa dạng hóa các kênh tập hợp ý kiến, nguyện vọng, hiến kế của nhân dân, phản ánh định kỳ và đột xuất để các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc quan tâm giải quyết; đồng thời theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề nghị chính đáng của nhân dân.

Hai là, phát huy dân chủ, xây dựng đồng thuận xã hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc thực hành dân chủ và phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong đời sống xã hội. Trong đó, trọng tâm là triển khai hiệu quả, toàn diện nhiệm vụ giám sát của Mặt trận, nhất

là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đông đảo nhân dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhất là thực hành dân chủ ở cơ sở thông qua bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân, bầu trƣởng thôn, tổ trƣởng dân phố; tổ chức đối thoại của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân; giám sát cán bộ, đảng viên ở địa bàn dân cƣ; đánh giá sự hài lòng của nhân dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, về kết quả xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tƣ của cộng đồng…

Hoạt động của Mặt trận phải góp phần tạo sự đồng thuận ngày càng cao trong xã hội; thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động làm cho nhân dân ý thức về quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình, đồng thuận và tích cực thực hiện đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc.

Vận động nhân dân chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phối hợp đề xuất, xây dựng các cơ chế, phƣơng thức phù hợp phản ánh tới cấp ủy Đảng, chính quyền và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở ngay tại mỗi địa bàn dân cƣ, cơ quan, đơn vị.

Ba là, thực hiện hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng của các giai tầng xã hội để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Mặt trận cần chủ động góp phần cùng Đảng, Nhà nƣớc xây dựng một cơ chế kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các lợi ích vật chất và tinh thần, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài… của các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, qua đó tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc tập hợp, phát huy sức mạnh tổng lực của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Mặt trận cụ thể hóa việc bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp, chính đáng thông qua vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trực tiếp

là triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào lớn: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam", "Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, hội nhập quốc tế"…

Bốn là, phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc, ý thức dân tộc, lấy mục tiêu xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm động lực và điểm tƣơng đồng để tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc, ý thức dân tộc làm động lực tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tƣ cách là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện nhất, rộng lớn nhất trong hệ thống chính trị nƣớc ta, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân truyền thống hào hùng của dân tộc, từ đó phát huy chủ nghĩa yêu nƣớc, ý thức dân tộc, lòng tự tôn, khí phách và khát vọng của dân tộc trong mọi ngƣời Việt Nam, nhất là đối với thế hệ trẻ, qua đó xây dựng niềm tin, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo.

Trong thời gian tới, hoạt động của Mặt trận phải hƣớng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của Ban công tác Mặt trận ở hơn địa bàn dân cƣ. Lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mƣu đối với cấp ủy, phối hợp cùng chính quyền giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống nhân dân; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt hiệp thƣơng phối hợp thống nhất hành động cùng các tổ chức thành viên trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nƣớc; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,

vững mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Năm là, chăm lo và phát huy vai trò của ngƣời tiêu biểu trong xã hội, trong các dân tộc, tôn giáo, nhân sĩ, trí thức và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng.

Ủy ban Mặt trận các cấp và các tổ chức thành viên thƣờng xuyên gặp gỡ, thăm hỏi, lắng nghe ý kiến, tâm tƣ nguyện vọng của các vị tiêu biểu, trí thức, ngƣời có uy tín ở cộng đồng dân cƣ, trong các dân tộc, tôn giáo, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, đồng thời, vận động đồng bào ta ở nƣớc ngoài hƣớng về Tổ quốc, đóng góp trí tuệ, tài năng, nguồn lực để xây dựng đất nƣớc; thông qua các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tăng cƣờng tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác quốc tế, hình thành mặt trận rộng rãi, ủng hộ công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam. Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện các chủ trƣơng, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc, tôn giáo, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Vận động, tập hợp, đoàn kết ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, nhất là lực lƣợng trí thức, chuyên gia, doanh nhân giỏi hƣớng về quê hƣơng tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáu là, đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.

Coi trọng đổi mới mạnh mẽ về nội dung, bảo đảm thực chất, có trọng tâm, trọng điểm, có sản phẩm cụ thể, tránh dàn trải, chung chung, trong đó ƣu tiên nhiệm vụ tuyên truyền vận động, phát huy vai trò của nhân dân trọng thực hiện dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; vận động nhân dân tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng đời sống mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt coi trọng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn,

hoạt động hiệu quả; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ; đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cƣ.

Về phƣơng thức, cần coi trọng và nâng cao tính hiệu quả, thực chất hiệp thƣơng dân chủ, phối hợp thống nhất hành động của các tổ chức thành viên trong Mặt trận để phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp các giai tầng, lực lƣợng trong xã hội, tránh chồng chéo, bệnh thành tích, gây quá tải cho cơ sở. Mặt trận cần thực hiện tốt chức năng là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả thực hiện quy chế, chƣơng trình phối hợp giữa Mặt trận với các cơ quan nhà nƣớc. Mặt trận cần coi trọng đổi mới phƣơng thức quan hệ với nhân dân, trong đó cần thƣờng xuyên gặp gỡ, có cơ chế, cách thức để lắng nghe, tập hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân; làm cầu nối của nhân dân với Đảng và chính quyền. Mở rộng các phƣơng thức phối hợp truyền thông, phổ biến các điển hình tiên tiến, kịp thời động viên, khen thƣởng các tập thể và cá nhân xuất sắc, góp phần nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phát huy vai trò tự quản của nhân dân ở cộng đồng, góp phần xây dựng sự gắn kết, khối đoàn kết toàn dân từ mỗi địa bàn dân cƣ.

Là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn, phát huy truyền thống 90 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong việc tập hợp, xây dựng và tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tạo nên sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân; thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ; tham gia xây dựng, phản biện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, đại biểu dân cử, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.1.2 Mục tiêu

Trƣớc hết, MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo, tạo sự đồng thuận, thống nhất về tƣ tƣởng và hành động để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển KT-XH, xây dựng đảng, chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.

Tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nƣớc, lý tƣởng độc lập dân tộc và CNXH, truyền thống anh hùng, ý chí tự lực, tự cƣờng, đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua các hoạt động thực tiễn, giúp cho các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc về truyền thống vẻ vang của tỉnh Bình Định đặt niềm tin vững chắc vào sự phát triển của quê hƣơng trong những năm tới. Từ đó, mỗi cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân ý thức rõ hơn trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, ra sức phấn đấu vì mục tiêu xây dựng thành một tỉnh phát triển có trình độ phát triển thuộc nhóm trung bình cao của cả nƣớc nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động theo hƣớng thiết thực, hiệu quả, hƣớng trọng tâm hoạt động về cơ sở, địa bàn dân cƣ; đa dạng hóa các hình thức tập hợp, động viên Nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng sự đồng thuận xã hội và đề cao trách nhiệm công dân, ý chí tự lực, tự cƣờng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. MTTQ các cấp cần chăm lo tốt hơn đời sống Nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, nhất là những trƣờng hợp có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, những nơi bị thiệt hại do đợt mƣa lũ vừa qua để ngƣời dân sớm ổn định và vƣơn lên trong cuộc sống. Thƣờng xuyên đối thoại, lắng nghe, kịp thời tham mƣu, đề xuất cấp ủy đảng, chính quyền giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc, bức xúc, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Chủ động định hƣớng dƣ luận và đấu tranh phản

bác các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tăng cƣờng đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và tích cực đấu tranh chống những biểu hiện kỳ thị, chia rẽ dân tộc và những hành vi tà đạo, mê tín, dị đoan, lợi dung dân tộc, tôn giáo làm phƣơng hại đến đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thứ ba, tập trung xây dựng tổ chức MTTQ các cấp thực sự vững mạnh cả về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách có đủ năng lực, trình độ, bảo đảm tính năng động, sáng tạo, uy tín, có trách nhiệm, tôn trọng Nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của Nhân dân, luôn gần dân, sát dân, gắn bó mật thiết với Nhân dân để nói lên đƣợc tiếng nói của Nhân dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tƣ cộng đồng và hoạt động hòa giải ở cơ sở, nhằm tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong Nhân dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Phát huy tối đa vai trò các nhà khoa học, các chuyên gia, các cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, các tôn giáo. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả việc giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo tinh thần Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218- QĐ/TW của Bộ Chính trị; trong đó, tiếp tục phát huy vai trò giám sát của MTTQ đối với việc tu dƣỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của ngƣời đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ đảng viên, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh và tham gia các hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt, trong năm 2021, Mặt trận các cấp cần phát huy vai trò tham gia công tác chuẩn bị và tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

3.2 Giải pháp phát huy vai trò xây dựng đồng thuận xã hội của MTTQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 78 - 109)