Tạo lập sự đồng thuận đối với sự đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2 Tạo lập sự đồng thuận đối với sự đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam

Để tạo lập sự đồng thuận xã hội, công tác tuyên truyền, vận động có vai trò rất quan trọng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh đã chú trọng hoạt động này. Trong giai đoạn 2015 - 2020, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức trong Nhân dân, hội viên, đoàn viên về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, thực hiện 05 nội dung của chƣơng trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đó là:

+ Tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân củng cố, tăng cƣờng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Vận động nhân dân thi đua lao động sáng tạo, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh của địa phƣơng và đất nƣớc.

+ Phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; giám sát và phản biện xã hội; phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

+ Tăng cƣờng đoàn kết quốc tế, mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. + Tăng cƣờng củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phƣơng thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động, nhất là Phong trào “Cả nƣớc chung tay vì ngƣời nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam”; đẩy mạnh việc triển khai học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tham gia giám sát thực hiện các Nghị quyết, nhất là Nghị quyết Trung ƣơng 4 (Khóa XI, XII) và Nghị quyết Trung ƣơng 6 (Khóa XII).

Phƣơng thức vận động, tập hợp đƣợc đổi mới, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh cùng chính quyền phát động phong trào trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đồng thuận, thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh còn triển khai thực hiện “Đề án đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của MTTQ Việt Nam” trên địa bàn tỉnh, từng bƣớc phát huy và thực hiện tốt vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện dân chủ, tăng cƣờng đồng thuận xã hội; nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt tình hình nhân dân, dƣ luận xã hội, tổng hợp, phán ánh, đề xuất với Trung ƣơng, cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng của địa phƣơng có giải pháp định hƣớng tuyên truyền. Ban Thƣờng trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, nhất là Báo Bình Định, Báo Đại đoàn kết, Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh và địa phƣơng xây dựng các tin, bài, phóng sự tuyên

truyền, giới thiệu những mô hình hay, gƣơng điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt trong các tầng lớp nhân dân.

Các tổ chức thành viên tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, phát triển hội, đoàn viên, trở thành lực lƣợng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động ở địa bàn dân cƣ; cùng với MTTQ Việt Nam cùng cấp phối hợp và thống nhất hành động hƣớng về cơ sở; xây dựng phong trào thi đua, các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cƣ; nâng cao đồng thuận trong Nhân dân, góp phần quan trọng trong thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Vận động tập hợp, đoàn kết đội ngũ tri thức, đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo, doanh nhân, ngƣời Bình Định sinh sống ngoài tỉnh, ở nƣớc ngoài đƣợc mở rộng; phối hợp với chính quyền tổ chức gặp mặt nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, kiều bào vào dịp Tết cổ truyền dân tộc hằng năm. Chú trọng vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tốt chính sách dân tộc; hƣớng dẫn, động viên bà con phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; tổ chức gặp mặt thăm hỏi các già làng, ngƣời uy tín tiêu biểu nhân dịp lễ, Tết; nắm tâm tƣ, nguyện vọng trong vùng đồng bào để tham mƣu, đề xuất và có các giải pháp phối hợp thực hiện tốt chính sách dân tộc…

Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh cùng Ban công tác Mặt trận tổ chức tốt “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” (18/11) ở khu dân cƣ, với nhiều nội dung và hình thức phong phú, thiết thực, đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân hƣởng ứng tham gia; các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp tham dự, cổ vũ. Qua đó, khơi dậy và phát huy truyền thống đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, ngày 18 tháng 11 hàng năm thực sự là ngày hội của toàn dân.

Những hoạt động nói trên của Mặt trận góp phần tích cực để tạo lập sự đồng thuận về nhận thức trong các tầng lớp nhân dân đối với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, góp phần ổn định chính trị - xã hội.

2.2.3 Đồng thuận xã hội trong việc thực thi hiệu quả quản lý Nhà nước, vận động nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Mặt trận thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc động viên các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực các phong trào thi đua, các cuộc vận động. Thông qua các tổ chức thành viên, Mặt trận đã đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, góp phần phát huy mọi tiềm lực của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, phát triển lực lƣợng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng, nâng cao dân trí và mức sống của các tầng lớp nhân dân, bài trừ tệ nạn, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, …

Giai đoạn 2015 - 2020, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” thông qua việc phối hợp với chính quyền cùng cấp, chủ trì hiệp thƣơng với các tổ chức thành viên, thống nhất nội dung, phân công trách nhiệm tuyên truyền, vận động hội đoàn viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt 5 nội dung của cuộc vận động; trọng tâm là phát huy tính sáng tạo, xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cƣ.

Cuộc vận động đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, hội đoàn viên, ngƣời tiêu biểu và các tầng lớp nhân dân. Nội dung vận động bám sát mục tiêu, nhiệm vụ cấp ủy, chính quyền và đáp ứng với nhu cầu, lợi ích thiết thực của ngƣời dân; đƣợc đông đảo Nhân dân đồng tình ủng hộ, tự nguyện tham gia đóng góp ngày công, hiến đất, vật tƣ.

Trong 5 năm, Nhân dân hiến hơn 450.600m2 đất, đóng góp hàng chục tỷ đồng, hàng chục cây lâu niên; đóng góp trên 325.000 ngày công lao động xây dựng các công trình, dự án nông thôn mới nhƣ: tu bổ và sửa chữa đƣờng giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mƣơng nội đồng, …; tham gia các mô hình

phát triển kinh tế, các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết hỗ trợ Nhân dân tiếp cận các nguồn vốn, dịch vụ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật phát triển sản xuất, giúp nhau thoát nghèo; tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trƣờng, xây dựng gia đình, khu dân cƣ an toàn, sáng, xanh, sạch, đẹp…

Hằng năm tổ chức đăng ký xây dựng khu dân cƣ tiêu biểu, xã đạt chuẩn nông thôn mới, phƣờng đạt chuẩn đô thị văn minh… đến nay toàn tỉnh có trên 70 mô hình tự quản trên các lĩnh vực: “Phát triển kinh tế”, “Giúp nhau vƣơn lên thoát nghèo”; “Xây dựng đời sống văn hóa”; “đảm bảo an ninh trật tự”; “an toàn giao thông”; “nhân đạo từ thiện”; “bảo vệ môi trƣờng”; “đảm bảo an toàn thực phẩm”; “giám sát và phản biện xã hội”; “xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị”…, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 03 đơn vị cấp huyện công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới (đạt tỷ lệ 36,36%) là thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn; có 86/121 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 71,07%.

Toàn tỉnh có 91 tổ chức kinh tế (chủ thể) tham gia Chƣơng trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); trong đó 71 tổ chức kinh tế (chủ thể) với 81 sản phẩm đã đƣợc đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và đƣợc cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (5 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 11 sản phẩm 4 sao và 65 sản phẩm 3 sao)… Những kết quả nêu trên đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân khu vực nông thôn; thực hiện tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, tạo diện mạo mới cho bộ mặt nông thôn, từ đó phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động thực hiện Cuộc vận động

“Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2015 – 2020

STT

Ban Chỉ đạo CVĐ cấp tỉnh Cấp huyện, xã

Tổng số cuộc tuyên truyền Tổng số mô hình Số cuộc tổ chức Hội nghị, tọa đàm kết nối cung cầu Tổng số cuộc đƣa hàng Việt về nông thôn Tổng số cuộc tuyên truyền Tổng số mô hình Số cuộc tổ chức Hội nghị, tọa đàm kết nối cung cầu Tổng số cuộc đƣa hàng Việt về nông thôn 2015 22 14 4 4 155 9 4 10 2016 23 11 4 8 149 11 8 7 2017 24 11 11 7 170 11 2 8 2018 27 12 6 7 160 11 9 12 2019 25 15 3 6 169 11 8 4 2020 28 3 3 5 173 13 2 3 Tổng 149 66 31 37 976 56 33 44

Nguồn: Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2015 – 2020

Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng Việt Nam” tiếp tục đƣợc MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đƣa sản phẩm tham gia các kỳ Hội chợ triển lãm, Hội chợ đƣa hàng Việt về nông thôn. Từ 2015 - 2020, MTTQ Việt Nam các cấp đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức 64 Hội chợ triển lãm và 81 phiên chợ đƣa hàng Việt về nông thôn thôn; Mặt trận và các tổ chức thành viên phối hợp cơ quan chính quyền giám sát, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Cuộc vận động đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng; phát huy vai trò của doanh nhân Bình Định; khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc và văn hóa tiêu dùng hàng Việt của Nhân dân.

Bảng 2.4. Tổng hợp nguồn thu Qũy “Vì ngƣời nghèo” giai đoạn 2015 – 2020

ĐVT: VN đồng

STT Năm Tỉnh Huyện Tổng thu 3 cấp

1 2015 5.844.611.000 2.529.723.000 2.747.177.000 11.121.511.000 2 2016 2.549.039.000 2.468.634.000 2.751.749.000 7.589.422.000 3 2017 4.762.432.000 1.821.949.000 2.893.286.000 9.477.667.000 4 2018 4.478.774.000 3.555.897.000 3.872.073.000 11.906.744.000 5 2019 4.485. 231.000 3.578.241.000 4.597.321.000 12. 660.793.000 6 2020 1.084.169.517 4.373.073.888 4.865.617.019 10.142.860.478 Tổng 62.898.997.478

Nguồn: Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định

Các hoạt động chăm lo, giúp đỡ cho ngƣời nghèo trong tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả, thiết thực gắn với thực hiện an sinh xã hội, đƣợc các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và Nhân dân hƣởng ứng tích cực. từ 2015-2020, Qũy “Vì ngƣời nghèo” các cấp trong tỉnh vận động 62,89 tỷ đồng; thăm, tặng hàng trăm nghìn suất quà cho ngƣời nghèo, học sinh nghèo; xây dựng mới và sửa chữa 1.432 nhà đại đoàn kết cho ngƣời nghèo với tổng số tiền hơn 35,170 tỷ đồng; vận động chƣơng trình an sinh xã hội hơn 350 tỷ.

Công tác cứu trợ đƣợc MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh kịp thời vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hƣởng ứng ủng hộ và cứu trợ trực tiếp cho nhân dân hơn 108,2 tỷ đồng và hàng trăm ngàn lƣợt suất quà qua các đợt, bão lũ, giúp đồng bào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và trƣớc diễn biến phức tạp của bão, lũ miền Trung nói chung và của tỉnh Bình Định nói riêng, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà MTTQ Việt Nam tỉnh đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân đơn vị trong và ngoài tỉnh cùng chung tay tham gia tích cực, góp phần cùng tỉnh nhà khống chế, kiểm soát dịch bệnh; chia sẻ, tƣơng trợ, giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống… Những điều đó

càng cho thấy ý nghĩa quan trọng, sự vào cuộc đồng bộ quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò tiên phong của MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh. Nói nhƣ đồng chí Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ƣơng MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn: “Mặt trận đã trở thành ngôi nhà chung để các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, đồng bào ta ở nƣớc ngoài phát huy lòng yêu nƣớc, trí tuệ và khả năng của mình, góp phần tích cực xây dựng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trƣớc diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ vừa qua, truyền thống yêu nƣớc nồng nàn, tình nghĩa đồng bào sâu nặng, sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc một lần nữa đƣợc thể hiện đậm nét và mạnh mẽ”.

Phong trào thi đua “Cả nƣớc chung tay vì ngƣời nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ tỉnh hiệp thƣơng với các tổ chức thành viên ban hành hƣớng dẫn triển khai thực hiện Phong trào trong hệ thống Mặt trận và hội, đoàn thể. Công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Phong trào đƣợc đẩy mạnh triển khai, tạo sự đồng thuận và đƣợc các tầng lớp nhân dân tích cực hƣởng ứng. Đến nay, MTTQ và các tổ chức thành viên, cá nhân, đơn vị hỗ trợ, giúp đỡ hơn 1.100 hộ nghèo, 850 hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ gần 300 hộ nghèo thoát nghèo bền vững, hơn 400 hộ chính sách thoát đƣợc hoàn cảnh khó khăn.

Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đƣợc toàn xã hội quan tâm thực hiện, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp với chính quyền và các cơ quan, đơn vị liên quan vận động Qũy “Đền ơn đáp nghĩa” với số tiền 26 tỷ đồng, góp phần cùng với các nguồn hỗ trợ khác xây dựng mới và sửa chữa 2.872 căn nhà tình nghĩa cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời có công với số tiền 105 tỷ đồng. Nhiều Mẹ Việt Nam anh hùng đã đƣợc nhận phụng dƣỡng, chăm sóc ân cần, chu đáo thể hiện đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn” của dân tộc.

Phong trào khuyến tài, khuyến học, xây dựng xã hội học tập phát triển mạnh ở địa bàn dân cƣ, đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia

thông qua xây dựng phong trào gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, học sinh, sinh viên nghèo vƣợt khó học giỏi, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu về nhân lực trình độ cao trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)