Cơ sở để xây dựng đồng thuận xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 37 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Cơ sở để xây dựng đồng thuận xã hội

1.2.2.1 Cơ sở pháp lý

Có thể nói, xây dựng đồng thuận xã hội là làm những điểm tƣơng đồng tăng lên, giảm những điểm khác biệt để đạt đƣợc sự đồng thuận tối đa. Những điểm tƣơng đồng ở nƣớc ta hiện nay đã đƣợc đề cập đến trong các Văn kiện Đại hội VII, VIII, IX và đƣợc phát triển bổ sung bởi Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa IX và Văn kiện Đại hội X, XI của Đảng, đó là: giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là những nội dung cơ bản mà Đảng lãnh đạo nhân dân ta thực hiện trong quá trình đổi mới đất nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc là mục tiêu bao đời nay.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (tháng 1-2011) chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân; mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, … Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp… Phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cƣơng xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân…”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (tháng 1-2016), vấn

đề phát huy dân chủ đƣợc khẳng định trong đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng: “Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, xác định rõ mục đích cầm quyền, phƣơng thức cầm quyền, nội dung cầm quyền, điều kiện cầm quyền; vấn đề phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền; các nguy cơ cần phải phòng ngừa đối với đảng cầm quyền”.

Đến đại hội XIII, Đảng ta đã xác định mục tiêu của cách mạng nƣớc ta là “Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trƣờng hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nƣớc ta trở thành nƣớc phát triển, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu đó cũng chính là đích đến, là điểm hội tụ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự đồng nhất giữa mục tiêu cách mạng của Đảng với mục tiêu của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cho thấy, Đảng luôn thấu hiểu tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời luôn tin tƣởng vào ý chí cách mạng của nhân dân, vào sức mạnh của nhân dân, vào sự hòa quyện giữa ý Đảng với lòng dân. Mỗi giai cấp, tầng lớp, mỗi bộ phận xã hội đều đóng góp một vai trò nhất định trong việc tạo nên sức mạnh chung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đều đƣợc Đảng ta trân trọng và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục phát triển quan điểm của Đại hội XII, Đại hội XIII khẳng định tầm quan trọng không thể thay thế của tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội nhƣng không xác định vai trò “nền tảng” của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đối với bất kỳ giai cấp, tầng lớp nào. Điều đó không làm giảm đi sự vững chắc, sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ảnh hƣởng đến định hƣớng, mục tiêu của việc xây dựng khối đại đoàn kết, mà ngƣợc lại còn làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng thêm bền chắc, không ngừng mở rộng và phát huy đƣợc tối đa sức mạnh.

Việc xây dựng đồng thuận xã hội còn thể hiện ở nhiều mặt, trong đó, về tín ngưỡng, tôn giáo, Đảng nêu quan điểm tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần

của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng, ngày 29/6/2004, Chính phủ ban hành Pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Điều 1 Pháp lệnh quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, thể hiện rất rõ quan điểm tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc ta.

Về xã hội, nhiều nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đƣa ra quan diểm, chủ trƣơng đối với từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội, ban hành các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, tầng lớp để tạo ra những động lực mới thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc. Đảng ta có nhận thức mới về tầng lớp doanh nhân và kiều bào. Hiện nay, ngày 13/10 – Ngày chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thƣ cho giới công thƣơng trong nƣớc, đƣợc chọn là ngày Doanh nhân Việt Nam. Ngày 26/3/2004, Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài đƣợc ban hành.

1.2.2.2 Cơ sở thực tiễn

Nhận thức là một quá trình tiếp diễn không ngừng và cần sự kiểm chứng của thực tiễn. Tƣ duy của Đảng ta về đồng thuận xã hội cũng là một quá trình nhƣ vậy. Từ khi thành lập đến nay, cũng có lúc Đảng ta chƣa thực sự nhân thức đúng đắn về vai trò của đồng thuận xã hội và đại đoàn kết dân tộc trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. Để giành độc lập cho dân tộc, Đảng ta đã tạo sự đồng tình ủng hộ của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp đó, nhƣng lại chƣa nhận thức đƣợc rằng, để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, cần phát huy cao độ sức mạnh của cả dân tộc. Vì thế, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, Đảng chƣa chú trọng vai trò của các tầng lớp khác, nhất là các tầng lớp có tính đặc thù cần vận động, tập hợp nhƣ đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số, kiều bào ở nƣớc ngoài.

nay cho thấy, thời kỳ nào chủ trƣơng của Đảng đề ra xuất phát lợi ích của dân tộc, đại diện cho cả dân tộc thì đƣa cách mạng đi tới thành công. Quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng đã chứng minh rằng, Đảng có khả năng đề ra đƣờng lối đúng đắn và lãnh đạo nhân dân thực hiện đƣờng lối đó thành công.

Thực tiễn hơn 35 năm đổi mới cho thấy, Việt Nam đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân. Nhà nƣớc bảo vệ các quyền từ do cơ bản của nhân dân nhƣ: quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, quyền có việc làm, thu nhập…Về chính trị, trên cơ sở xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những năm gần đây, cùng với việc nâng cao năng lực làm luật của Quốc hội, chất lƣợng và số lƣợng các luật đƣợc cải thiện cũng nhƣ hàng hoạt các chính sách, biện pháp xây dựng các cơ chế thực thi dân chủ nhƣ: Quy chế dân chủ cơ sở, các quy ƣớc, hƣơng ƣớc, các chƣơng trình hành động. Về văn hóa - xã hội, Nhà nƣớc pháp quyền tạo điều kiện để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân trong quá trình hội nhập, tìm kiếm cơ hội làm ăn, sinh sống.

Liên hệ thực tiễn tại địa phƣơng trong việc cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tỉnh Bình Định cùng tham gia góp phần xây dựng đồng thuận trong nhân dân từ vụ việc ngƣời dân phản đối, không đồng tình với việc các doanh nghiệp tiến hành khảo sát, nghiên cứu việc xây dựng nhà máy điện mặt trời và điện gió tại các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ) vào năm 2018. Theo đó, dự án năng lƣợng điện Mặt trời và điện gió tại 3 xã đƣợc UBND tỉnh cho khảo sát để lập dự án đầu tƣ. Tuy nhiên, khi đơn vị thi công đến xây dựng Trạm đo gió tại xã Mỹ An thì ngƣời dân 2 xã Mỹ Thọ và Mỹ An cản trở việc thi công vì cho rằng xây dựng quan trắc gió chỉ là lợi dụng để khai thác titan. Nguyên nhân xuất phát từ việc ngƣời dân địa phƣơng chƣa có thông tin đầy đủ và một bộ phận ngƣời dân nghe thông tin sai lệch, lo lắng việc xây dựng

quan trắc gió chỉ là lợi dụng để khai thác titan, phá rừng phòng hộ, ảnh hƣởng nguồn nƣớc và gây ô nhiễm môi trƣờng. Trƣớc tình hình đó, tổ công tác của Tỉnh ủy Bình Định cùng các cơ quan chức năng và cán bộ đảng viên của xã Mỹ Thọ, Mỹ An bám sát địa bàn, đến các hộ gia đình gặp gỡ bà con đề kiên trì tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời dân bình tĩnh, phân biệt đúng sai, giúp ngƣời dân hiểu rõ các chủ trƣơng, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Đồng thời, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức buổi đối thoại giữa Đảng, chính quyền với nhân dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ), tham dự buổi đối thoại có các đồng chí đại diện cho HĐND, UBND tỉnh và các sở ngành liên quan. Tại buổi đối thoại, Lãnh đạo tỉnh đã lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân xoay quanh vấn đề xây dựng nhà máy điện mặt trời và điện gió và có giải trình thỏa đáng cho ngƣời dân về các dự án trên: đây là dự án có quy mô lớn trong lĩnh vực sử dụng năng lƣợng sạch để sản xuất điện gió và điện mặt trời, thay thế cho nguồn năng lƣợng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ mang lại lợi ích lâu dài, giảm ảnh hƣởng biến đổi khí hậu, vừa bảo vệ môi trƣờng sống vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, đồng thời cam kết với ngƣời dân địa phƣơng không cấp giấy phép cho các đơn vị khai thác titan tại các khu vực trên.

Sau buổi đối thoại, đa số nhân dân đồng thuận với việc xây dựng quan trắc gió để khảo sát đầu tƣ điện gió, và đầu tƣ xây dựng điện năng lƣợng mặt trời vì ngƣời dân nhận thức đƣợc việc kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng điện càng tăng, việc xây dựng các dự án năng lƣợng sạch góp phần giảm thiểu tình trạng khan hiếm năng lƣợng, giải quyết hàng trăm việc làm, tạo thu nhập ổn định cho ngƣời dân địa phƣơng, góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Phù Mỹ nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

Tính đến nay, Nhà máy Năng lƣợng mặt trời Phù Mỹ đã đƣợc xây dựng trên quy mô 325 ha, chính thức khởi công ngày 29/5/2020 tại xã Mỹ An, Mỹ

Thắng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Tổng công suất thiết kế là 330MW, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời dân (Lãnh đạo nhà máy thực hiện đúng cam kết với Lãnh đạo tỉnh ƣu tiên nhận lao động địa phƣơng phù hợp với trình độ, năng lực nhƣ các kỹ sƣ điện là ngƣời địa phƣơng tham gia vận hành, quản lý nhà máy, đối với lao động phổ thông thì Lãnh đạo đơn vị nhận làm công nhân vệ sinh các tấm pin năng lƣợng mặt trời), tăng nguồn thu ngân sách và góp phần đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia.Đối với dự án điện gió, Lãnh đạo tỉnh đã có văn bản gửi Thủ tƣớng Chính phủ đề xuất bổ sung Nhà máy điện gió Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ) vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, để dự án đƣợc sớm triển khai thực hiện.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ vấn đề này đã đƣa đến sự nhất quán quan điểm của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng trong công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục ngƣời dân đồng thuận với các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế vùng, miền. Muốn thành công, cấp ủy, chính quyền cần tạo đƣợc sự đồng tâm, nhất trí của ngƣời dân để phát huy đƣợc sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong các chủ trƣơng, đƣờng lối về chính trị, kinh tế - xã hội:

Thứ nhất, cùng lợi ích kinh tế: thực hiện chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong đó, kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Đƣa ra chủ trƣơng đó chính là biểu hiện sự tôn trọng quyền dân chủ về kinh tế của các tầng lớp nhân dân, là sự tôn trọng lợi ích của nhân dân cũng nhƣ lợi ích của dân tộc. “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh…Kinh tế tƣ nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [3, tr.83]. Chủ trƣơng này đã khơi dậy nguồn lực trong nhân dân, góp phần tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống, tạo sự ổn định chính trị - xã hội để phát triển đất nƣớc. Chủ trƣơng đó cũng thể hiện việc coi trọng lợi ích kinh tế.

Con ngƣời có nhiều lợi ích: kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa - xã hội, trong đó lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định, chi phối các lợi ích khác. Bởi vì, lợi ích kinh tế gắn liền với nhu cầu vật chất – nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất cho sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và xã hội. Khi lợi ích kinh tế đƣợc thực hiện thì cũng tạo cơ sở, tiền đề để thực hiện các lợi ích khác. Chính vì vậy, lợi ích kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất, là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển, thúc đẩy con ngƣời nói riêng, cũng nhƣ toàn xã hội nói chung. Lợi ích kinh tế là động lực của các hoạt động kinh tế, của sự phát triển xã hội. Nhƣng coi trọng lợi ích kinh tế không có nghĩa là hạ thấp vai trò của lợi ích chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa – xã hội, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Thứ hai, cùng lý tưởng, mục tiêu: đó là giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; trên nguyên tắc lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và xã hội gắn chặt và thống nhất với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp; coi trọng lợi ích cá nhân nhƣng không tuyệt đối hóa, không chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng, của dân tộc; kết hợp hài hòa lợi ích trƣớc mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích địa phƣơng và lợi ích cả nƣớc. Đảng ta chủ trƣơng: "Đại đoàn kết toàn dân tộc cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nƣớc và đồng bào ta định cƣ ở nƣớc ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giữ gìn sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội vì tƣơng lai tƣơi sáng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 37 - 46)