Tính tất yếu phải xây dựng đồng thuận xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 34 - 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1 Tính tất yếu phải xây dựng đồng thuận xã hội

Trƣớc đây, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, Cƣơng lĩnh đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề ra mục tiêu là phải tạo sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Mục tiêu này phù hợp với thời kỳ trƣớc đây, khi nền kinh tế miền Bắc chỉ có kinh tế nhà nƣớc và kinh tế tập thể tồn tại, nhân dân đồng lòng, đồng sức đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nƣớc nhà. Ngày nay, trong quá trình đổi mới, cùng với sự biến đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay đổi, mục tiêu đó không còn phù hợp nữa. Trong bối cảnh đó, nếu đòi hỏi một sự thống nhất về chính trị (đƣờng lối, quan điểm, chế độ chính trị,…), thì phạm vi đối tƣợng tập hợp sẽ rất hạn chế. Yêu cầu của việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc hiện nay là tập trung đƣợc mọi lực lƣợng, đoàn kết với tất cả các giai cấp, tầng lớp có thể

đoàn kết đƣợc. Yêu cầu đó chỉ có thể đáp ứng đƣợc khi sự tập hợp lực lƣợng dựa trên cơ sở đồng thuận xã hội.

Hiện nay, dù còn những ngƣời chƣa tán thành với Đảng và Nhà nƣớc ta về một số vấn đề nào đó, nhƣng đã là ngƣời Việt Nam ai cũng có mong muốn xây dựng một nƣớc Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là điểm tƣơng đồng căn bản, là cơ sở cho đồng thuận xã hội ở nƣớc ta.

Nếu nhân dân đƣợc tôn trọng, quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy thì không lý do gì để nhân dân không đem hết tâm huyết, năng lực xây dựng chế độ đó. Ngƣợc lại, khi nhân dân đã đồng tâm, hiệp lực, tự nguyện thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc đề ra thì Nhà nƣớc càng tạo mọi điều kiện để đảm bảo và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Vì vậy, có thể nói, xây dựng nền dân chủ tiến bộ cũng chính là tạo điều kiện để đạt đƣợc sự đồng thuận xã hội và đồng thuận xã hội càng đạt đƣợc ở mức độ cao càng tạo điều kiện để dân chủ đƣợc thực thi. Thế nhƣng, để có đƣợc dân chủ, Nhà nƣớc cùng với pháp luật có vai trò rất quan trọng. Và nhƣ vậy, rõ ràng là phải thực hiện cƣỡng chế, bắt buộc. Nhƣng để đạt đƣợc sự đồng thuận xã hội thì sự vận động, thuyết phục lại giữ vai trò quan trọng nhất. Vì thế, để xây dựng sự đồng thuận xã hội, cần phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân.

Ở nƣớc ta, Mặt trận chính là tổ chức có thể đảm nhiệm đƣợc vai trò đó. Mặt trận là chiếc cầu nối giữa nhân dân với Đảng và Nhà nƣớc. Quan hệ giữa nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc đồng thuận, gắn bó với nhau ở mức độ nào có thể nói là do Mặt trận. Nếu Mặt trận hoạt động thực sự có hiệu quả thì quan hệ đó sẽ diễn ra theo chiều hƣớng tốt đẹp và ngƣợc lại.

Ổn định chính trị - xã hội là trạng thái xã hội mà trong đó sự vận hành của các tổ chức trong hệ thống chính trị diễn ra nhịp nhàng, đồng bộ, tạo điều kiện cho xã hội phát triển bình thƣờng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng đƣợc đảm bảo.

Với đồng thuận xã hội, mọi giai cấp, tầng lớp, mọi lực lƣợng xã hội có thể gắn kết với nhau trên cơ sở những lợi ích cơ bản, đó chính là “mẫu số chung” cho nhận thức và hành động của mỗi thành viên, mặc dù còn có những điểm khác biệt. Xã hội Việt Nam trong nền kinh tế thị trƣờng phát triển theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới với những lợi ích khác nhau, muốn đoàn kết, không còn con đƣờng nào khác là dựa trên những mục tiêu cơ bản, trên cơ sở những điểm tƣơng đồng. Đó là giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu vì mục tiêu: “dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Những sự khác biệt không ảnh hƣởng tới mục tiêu chung đƣợc chấp nhận và xóa bỏ dần những mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau cùng hƣớng tới tƣơng lai. Trên cơ sở những điểm tƣơng đồng, mọi giai tầng có thể gắn kết với nhau thành một khối thống nhất. Đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc. Trong khối đại đoàn kết đó, mỗi cá nhân, mỗi giai tầng sẽ đóng góp trí tuệ, của cải để thực hiện mục tiêu phát triển đất nƣớc. Đây là một sự nghiệp rất khó khăn. Đúng nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong việc phá hoại chống kẻ thù đòi độc lập thì dễ dàng kéo cả toàn dân. Trong việc kiến thiết thì khó kéo hơn, vì nó đụng chạm đến quyền lợi riêng của một đôi giai từng trong nƣớc” [8, tr.19]. Vì thế, chỉ trên cơ sở đồng thuận xã hội mới có thể xây dựng đƣợc khối đại đoàn kết dân tộc một cách bền vững.

Đồng thuận xã hội là cơ sở tập trung mọi nguồn lực nhằm phát triển đất nƣớc. Để phát triển đất nƣớc, trƣớc hết dựa vào nội lực, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ từ bên ngoài, tức là phải tập hợp đƣợc mọi lực lƣợng. Điều đó chỉ đạt đƣợc khi dựa trên cơ sở đồng thuận xã hội. Với tinh thần và nguyên tắc đồng thuận xã hội, chúng ta không yêu cầu sự hoàn toàn nhất trí về chính trị và tinh thần mà sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của các bên trên cơ sở tôn trọng những điểm tƣơng đồng. Những sai lầm của quá khứ gác lại, những khác biệt đƣợc chấp nhận trong chừng mực có thể. Chủ trƣơng này giúp Đảng tập hợp xung quanh mình

một lực lƣợng rộng lớn những ngƣời ngoài Đảng, những doanh nhân, đồng bào theo tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào định cƣ ở nƣớc ngoài và các lực lƣợng xã hội khác ở trong và ngoài nƣớc.

Chủ trƣơng xây dựng sự đồng thuận xã hội của Đảng phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay, hơn nữa là yêu cầu mang tính khách quan.Thực tế cuộc sống, sự phát triển đất nƣớc, tƣơng lai của dân tộc đòi hỏi nhƣ vậy. Đất nƣớc ta còn nhiều khó khăn, còn nhiều thử thách và nguy cơ, muốn phát triển tất yếu phải dựa vào sức mạnh của cả dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 34 - 37)