Vai trò của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong việc xây dựng sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 48 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2 Vai trò của MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định trong việc xây dựng sự

đồng thuận xã hội trên địa bàn tỉnh

Thứ nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của các tầng lớp nhân dân trong quá trình hình thành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

nhân dân đang bức xúc để phản ánh với Đảng, Nhà nƣớc nhằm giải quyết kịp thời. Không những phản ánh mà Mặt trận còn kiến nghị với Đảng, chính quyền về biện pháp giải quyết. Thông qua những hoạt động này mà Mặt trận đã thể hiện đƣợc khá đậm nét vai trò của mình trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Vai trò của Mặt trận Bình Định trong vấn đề này còn đƣợc thể hiện trong việc góp ý với các cơ quan liên quan về các bản dự thảo chủ trƣơng, chính sách, sáng kiến pháp luật. Chính vai trò nói trên của Mặt trận đã tạo nên cầu nối giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, tạo nên mối liên hệ mật thiết. Điều này góp phần quan trọng trong việc hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng trong nhân dân.

Thứ hai, tạo lập sự đồng thuận xã hội về nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việc tạo lập sự đồng thuận xã hội về nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng. Nếu không có sự đồng thuận trong nhận thức thì khó có sự đồng thuận trong hành động để thực hiện mục tiêu chung. Nếu nhân dân hiểu và đồng thuận với chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc thì họ sẽ quyết tâm đƣa hết khả năng để thực hiện. Khi chƣa đạt đƣợc sự đồng thuận hoặc đạt đƣợc ở mức độ thấp thì chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đề ra có thể vẫn đƣợc thực hiện những chắc chắn không đạt hiệu quả cao.

Mức độ phạm vi đồng thuận có ảnh hƣớng rất lớn đối với hiệu quả của việc thực hiện. Để tạo lập sự đồng thuận về vấn đề này, công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò rất quan trọng.

Thứ ba, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

Các phong trào thi đua, các cuộc vận động ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa. Đó là: mở rộng việc tập hợp các tầng lớp nhân dân, làm cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc không ngừng đƣợc củng cố, tạo nên sức mạnh

chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội. Việc tập hợp nhân dân thông qua các phong trào, các cuộc vận động mang tính toàn dân là một đặc trƣng và ƣu thế của Mặt trận. Những phong trào thi đua, những cuộc vận động góp phần tích cực giải quyết những vấn đề bức xúc trong cuộc sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân.

Từ việc vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, Mặt trận góp phần tích cực vào việc tạo lập, củng cố đồng thuận xã hội ở nƣớc ta. Những phong trào này huy động đƣợc mọi nguồn lực trong nhân dân để cùng Đảng, Nhà nƣớc giải quyết những nhiệm vụ quan trọng của đất nƣớc, đƣa đất nƣớc ta ngày càng ổn định để phát triển. Nó cũng góp phần giúp các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, ổn định và nâng cao đời sống, từ đó làm cho nhân dân nhận thức đƣợc tính ƣu việt của chế độ để dẫn đến sự đồng tình, nhất trí trong nhận thức và hành động. Cũng từ những phong trào này mà các tầng lớp nhân dân hiểu, chia sẻ, thông cảm với nhau hơn, từ đó mà hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng trong cuộc sống. Điều rất quan trọng là các cuộc vận động đã phát huy truyền thống nhân nghĩa, khoan dung của dân tộc – một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Thứ tư, phát huy dân chủ, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Vai trò này của Mặt trận đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động: phối hợp với chính quyền để tuyên truyền, vận động và giám sát thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở; tham gia giám sát và phản biện xã hội; tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng… Thông qua những hoạt động này, Mặt trận góp phần tích cực vào quá trình dân chủ hóa, làm cho những tiêu chí của dân chủ ngày càng trở thành hiện thực. Khi dân chủ đƣợc thực hiện, nạn tham ô, tham nhũng sẽ đƣợc đẩy lùi. Quyền làm chủ của nhân dân đƣợc phát huy làm cho niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc ngày càng bền vững, sâu sắc hơn. Những điều đó tạo điều kiện để sự đồng thuận xã hội đạt đƣợc ở mức độ cao hơn, phạm vi ngày

Hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận có vai trò quan trọng trong việc hạn chế bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền của cán bộ chính quyền các cấp. Hoạt động này góp phần làm cho đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đề ra phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và việc thực hiện sẽ có hiệu quả hơn. Điều đó làm cho quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc xích lại gần nhau hơn và gắn bó mật thiết hơn, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội.

Tham nhũng đã và đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Chính những hậu quả do nó gây ra đang làm cho Nhà nƣớc ngày càng trở nên xa lạ với dân, gây ra nhiều bất bình trong nhân dân. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng chính là góp phần hạn chế những tiêu cực trong bộ máy nhà nƣớc, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nƣớc, tạo lập sự đồng thuận xã hội.

Thứ năm, tham gia công tác hòa giải và giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần hạn chế những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền.

Thực hiện tốt công tác hòa giải góp phần quan trọng trong việc xây dựng tình đoàn kết xóm giềng, làm cho nhân dân am hiểu pháp luật, thông cảm, hiểu nhau hơn, xóa bỏ những mặc cảm, hiềm khích, hận thù, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hạn chế đơn thƣ, khiếu kiện vƣợt cấp, ngăn chặn đƣợc các tình huống phức tạp có thể xảy ra. Thông qua các hoạt động hòa giải, số vụ việc phải đƣa ra cơ quan nhà nƣớc để giải quyết giảm đáng kể, đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và điểm nóng đƣợc hạn chế, góp phần giảm bớt lãng phí về thời gian, công sức, tiền của của nhân dân. Hòa giải cũng là hình thức thích hợp để giải quyết tận gốc mâu thuẫn, bất đồng. Hình thức này mang tính giáo dục con ngƣời về tình nhân ái cộng đồng. Mặt trận tham gia tích cực trong hoạt động này chính là góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Thứ sáu, mở rộng mối quan hệ ngoại giao đối ngoại với nhân dân các nước bạn

Đồng thuận xã hội không chỉ giới hạn trong một địa phƣơng, lãnh thổ quốc gia mà còn mở rộng trong phạm vi quốc tế. Để thu hút đầu tƣ phát triển tỉnh Bình Định, ngoài nguồn lực của ngân sách cần có nguồn lực của các nƣớc bạn.

Nhƣ vậy, hoạt động đối ngoại nhân dân của Mặt trận và các tổ chức thành viên với các nƣớc bạn của có những thế mạnh mà hoạt động nối nội không có đƣợc. Thông qua các hoạt động này, nhân dân các nƣớc bạn có hiểu hơn về tình hình tôn giáo, chính trị , đời sống ở Việt Nam, từ đó có cái nhìn đúng đắn, cảm thông dẫn đến thái độ đồng tình, ủng hộ Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta trong công cuộc đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển tỉnh nhà, hòa chung với xu thế phát triển của cả nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 48 - 52)