Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 74 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế

Một số cấp ủy đảng, chính quyền chƣa nhận thức đúng về vai trò của Mặt trận trong việc xây dựng sự đồng thuận xã hội; Mặt trận chƣa xác định rõ nội dung trọng tâm nên việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội vẫn còn dàn trải, đẫn dến hiệu quả chƣa cao; phƣơng thức hoạt động của Mặt trận tuy đã đƣợc đổi mới những vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội; công tác phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức thành viên cùng cấp có lúc, có việc không chặt chẽ, thiếu đồng bộ, chƣa có sự phân công thống nhất hành động. Việc hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của Mặt trận cấp trên với cấp dƣới chƣa thƣờng xuyên, thiếu kịp thời; năng lực, trình độ tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ Mặt trận chƣa ngang tầm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ mới; tính chủ động, sáng tạo, nhiệt tình,

trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong Mặt trận với công việc chƣa đồng đều, chƣa đảm bảo các điều kiện để tạo thuận lợi cho Mặt trận thực hiện nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội; năng lực, khả năng đáp ứng của Mặt trận về giám sát và phản biện xã hội còn có những khó khăn, hạn chế nhất định v.v…

Là thành viên hệ thống chính trị với vai trò đại diện cho nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thực thể “lƣỡng tính”: Vừa mang tính chính trị (là thành viên của hệ thống chính trị), vừa mang tính xã hội (tổ chức quần chúng nhân dân). Tính chất này khiến cho việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận nhất định bị hạn chế, bởi lẽ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đảng thành lập và lãnh đạo. Về mặt tổ chức và cán bộ của Mặt trận do Đảng lãnh đạo. Toàn bộ cơ quan chuyên trách các cấp và cơ cấu tổ chức do Đảng quyết định. Việc sắp xếp, cấu tạo cơ quan chuyên trách của Mặt trận do Đảng quyết định. Cán bộ lãnh đạo Mặt trận các cấp cũng do Đảng giới thiệu để Mặt trận hiệp thƣơng bầu.

Bên cạnh đó, Mặt trận tồn tại và hoạt động bằng ngân sách Nhà nƣớc, toàn bộ lƣơng, phụ cấp cùng các chế độ chính sách của cán bộ Mặt trận đều chi từ ngân sách do Nhà nƣớc quản lý. Về mặt hoạt động, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhƣng đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện bằng ngân sách do Nhà nƣớc quản lý. Nhƣ vậy, ở hai lĩnh vực trọng yếu nhất của một tổ chức là công tác tổ chức - cán bộ và tài chính đảm bảo cho hoạt động thì hiện nay Mặt trận còn bị lệ thuộc, chứ chƣa thể nói là độc lập. Bởi vậy, cả về tổ chức, cả về hoạt động của Mặt trận trong những năm qua vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng hành chính hóa - đây là yếu tố khách quan về cơ chế. Đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trở thành chủ thể thực hiện quyền giám sát và phản biện nhân danh xã hội, còn các văn bản thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trở thành đối tƣợng giám sát và phản biện của Mặt trận. Một vấn đề thực tiễn đặt ra là đối tƣợng giám sát và phản biện lại là chủ thể có quyền quyết định điều kiện thực hiện quyền giám

hiện nay đình trệ chính bởi quan hệ còn tồn tại những mâu thuẫn này.

Để khách quan hóa mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể với Đảng và Nhà nƣớc đảm bảo cho hoạt động giám sát và phản biện xã hội không bị chi phối, cần có những quy định cụ thể bằng pháp luật. Mối quan hệ này đƣợc đặt dƣới sự giám sát của xã hội, của nhân dân.

Khi xây dựng đề án giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, nhiều ý kiến băn khoăn về cơ chế tài chính cho hoạt động giám sát và phản biện nói riêng và cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh nói chung. Nếu duy trì cơ chế tài chính nhƣ hiện nay (tức là hoàn toàn do Chính phủ phân bổ) thì chắc chắn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể địa phƣơng và cơ sở khó thực hiện việc giám sát, phản biện một cách khách quan, vô tƣ. Hƣớng giải quyết, tháo gỡ vƣớng mắc của cơ chế tài chính này đó là: thứ nhất, Quốc hội xem xét quyết định ngân sách của Mặt trận và đoàn thể. Đây là hƣớng cơ bản và triệt để nhất để tránh mối quan hệ bị lệ thuộc do cơ chế sinh ra; thứ hai, có quy định về kinh phí thẩm định, phản biện nằm trong các dự toán, chƣơng trình, đề án, … Theo đó, Nhà nƣớc cần quy định rõ bao nhiêu phần trăm kinh phí trong một dự án dành cho hoạt động phản biện vì tính cần thiết của nó; thứ ba, xây dựng cơ chế tự chủ tài chính theo hƣớng các doanh nghiệp, các nhà tài trợ đầu tƣ để thực hiện phản biện xã hội về vấn đề mà họ quan tâm. Có nhƣ vậy, mới có thể làm cho quá trình phản biện minh bạch, công khai và tăng tính đồng thuận cao đối với các tầng lớp trong xã hội đối với vấn đề mà họ quan tâm.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thông qua các bản số liệu, phân tích, đánh giá các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, cho thấy công tác xây dựng đồng thuận xã hội đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của Mặt trận.

Nhìn chung, xây dựng đồng thuận xã hội là nhiệm vụ của hệ thống chính trị, trong đó mỗi tổ chức có những phƣơng thức thực hiện khác nhau. Với vị trí vai trò và chức năng của mình trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã tích cực tham gia và đủ điều kiện để tham gia xây dựng đồng thuận xã hội. Vai trò của Mặt trận thể hiện ở việc tạo lập sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân thông qua việc tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, chấp hành tốt các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, tạo sự đồng thuận, thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố nền tảng xã hội, tạo động lực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội của tỉnh…

Qua khảo sát về thực trạng xây dựng đồng thuận xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, Chƣơng 2 đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, những kết quả, hạn chế trong việc xây dựng đồng thuận xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định thời gian qua. Đồng thời, tìm ra những nguyên nhân của tồn tại hạn chế về việc xây dựng đồng thuận xã hội. Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định trong công tác xây dựng đồng thuận xã hội thời gian đến.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mặt trận tổ quốc việt nam tỉnh bình định với nhiệm vụ xây dựng đồng thuận xã hội (Trang 74 - 78)