Môi trường kiểm soát
MTKS là nền tảng ý thức, là văn hóa của ngân hàng tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ các thành viên trong ngân hàng. Nhà quản lý phải làm gương qua việc thể hiện tính chính trực và các giá trị đạo đức qua hành động và lời nói nhằm có thể lan tỏa văn hóa thể hiện tính chính trực của ngân hàng. Nhưng trên thực tế cho thấy không phải tất cả các nhà quản lý đều thực hiện được mà chỉ thực hiện qua lời nói mà không qua hành động.
Bản quy tắc ứng xử/ ĐĐNN được thiết lập và bắt buộc mọi CBNV phải tuân thủ. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra các sai, nhà quản lý cũng chưa xử lý kịp thời những hành vi vi phạm quy chuẩn được thiết lập.
Mặc dù mục tiêu tín dụng được thiết lập cụ thể, tuy nhiên hiện nay, bên cạnh chịu áp lực về mục tiêu tín dụng, thì vẫn còn các mục tiêu như: huy động, thẻ, tìm kiếm khách hàng mới, bán bảo hiểm, dẫn đến CBTD chịu áp lực khá cao khi phải hoàn thành cùng lúc các chỉ tiêu này.
Có rất nhiều chỉ tiêu được giao nhưng phần thưởng/ kỷ luật cho người đạt được và chưa đạt được giá trị lại không cao. Chưa tạo động lực thực sự cho người lao động.
Mặc dù hiện tại, môi trường làm việc của các CBTD khá tốt, tuy nhiên hiện nay một số CBTD cho rằng, chỉ tiêu về hoạt động tín dụng được đặt ra là quá cao, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch này là bất khả thi.
Đánh giá rủi ro tín dụng
Mặc dù được sự hỗ trợ của khối/bộ phận quản lý RRTD và sự hướng dẫn của các văn bản nội bộ được ban hành, tuy nhiên công tác nhận diện RRTD phụ thuộc nhiều vào tính tự giác và trình độ chuyên môn của CBTD. Bên cạnh đó, một số CBTD cho rằng, sự đánh giá những thay đổi đáng kể có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng gửi đến cán bộ theo phân quyền còn chậm, chưa kịp thời.
Quy trình tín dụng nhìn chung là khá chặt chẽ nhưng vẫn còn có sự sai nguyên tắc “bất kiêm nhiệm” một người làm quá nhiều công việc. Ở đây cán bộ JRM/RM vừa tiếp nhận hồ sơ vừa thẩm định tín dụng, đàm phán hợp đồng.., nên dễ xảy ra tình trạng thông đồng với khách hàng gây thất thoát, hậu quả cho ngân hàng.
Trên thực tế, QTTD của ngân hàng rất khoa học, nhưng vẫn tồn tại một số sai phạm xảy ra trong QTTD như:
KH cố ý cung cấp thông tin sai lệch nhằm tạo thuận lợi cho việc vay vốn của mình, tuy nhiên, CBTD không phát hiện được những thông tin sai lệch này. Thủ tục xác minh, đối chiếu được thiết lập, yêu cầu CBTD phải đối chiếu thông tin khách hàng cung cấp và các nguồn thông tin khác nhưng CBTD không thực hiện.
Danh mục tài liệu cần kiểm tra đã được các ngân hàng ban hành đầy đủ, tuy nhiên vẫn có CBTD không nắm rõ quy định, hoặc thực hiện đối chiếu sơ sài, vì vậy không phát hiện ra các tài liệu còn thiếu.
TSBĐ được hạch toán thủ công do cán bộ phòng CRC chuyển cho nhân viên phòng dịch vụ khách hàng làm nên thường xảy ra trường hợp quên không đưa xuống hay cán bộ phòng dịch vụ quên hạch toán lên hệ thống.
TSBĐ bị thất thoát: Nhiều CBTD không làm đúng quy trình thẩm định bất động sản, làm qua quýt, chiếu lệ, không đến tận địa phương để
kiểm chứng tài sản, dẫn đến TSBĐ là hàng tồn kho bị rút ruột nhưng lại không phát hiện được.
Không mua bảo hiểm TSBĐ theo quy định: TSBĐ không mua bảo hiểm theo quy định hoặc có mua nhưng hết thời hạn hiệu lực
Một số lỗi vi phạm về quản lý hồ sơ, lưu giữ TSBĐ như: không mở sổ theo dõi, không ghi sổ xuất – nhập tài sản theo quy định, niêm phong hồ sơ TSBĐ không đúng quy định, hạch toán lên hệ thống chậm hơn so với thời gian giải ngân hồ sơ,…
Mặc dù có quy định rõ về việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, tuy nhiên CBTD không tuân thủ hoặc có tuân thủ theo quy định nhưng thực hiện khá sơ sài. Theo quy định, định kỳ CBTD phải kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên, một số CBTD không tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, không trực tiếp đến địa điểm kinh doanh của khách hàng nhằm nắm rõ thực trạng kinh doanh của khách hàng, không thu thập chứng từ chứng minh tình hình sử dụng vốn vay của ngân hàng theo đúng mục đích đã được ủy quyền và phê chuẩn. Một số CBTD đưa khách hàng ký sẵn trên Biên bản kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đến định kỳ theo quy định của ngân hàng sẽ điền thông tin vào nhằm đối phó với bộ phận kiểm toán hoặc kiểm tra, KSNB, thanh tra NHNN.
Việc thiếu sát sao, chặt chẽ trong việc giám sát của các cấp quản lý đối với CBTD. Một số CBTD thiếu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ nên thực hiện công việc chỉ mang tính hình thức hoặc qua loa. Nếu cán bộ quản lý không thường xuyên kiểm tra và theo dõi tiến trình làm việc của CBTD dưới cấp, sẽ không kịp thời phát hiện và xử lý được các RRTD có thể phát sinh.
CBTD chưa tuân thủ việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng theo các tiêu chí được quy định trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được ban
hành. Một số CBNV vì áp lực chỉ tiêu hoặc có sự thông đồng với khách hàng đã chấm điểm, xếp hạng theo các tiêu chí có lợi cho khách hàng nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng.
Thông tin và truyền thông: VCB chỉ công bố một số thông tin cơ bản về hoạt động tín dụng trên trang thông tin của ngân hàng.
Hoạt động giám sát tín dụng
HĐGS định kỳ của bộ phận/ban KTNB, KSNB (KTNB/KSNB) là cần thiết, tuy nhiên hiện nay, mức độ thực hiện các đợt kiểm toán, kiểm tra của KTNB/KSNB là quá dày, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của chi nhánh. Sự phát hiện của KTNB/KSNB chủ yếu tập trung vào các lỗi vi phạm tuân thủ. Các sai phạm chủ yếu là thiếu các chứng từ chứng minh thu nhập hoặc thiếu hồ sơ, chứng từ theo quy định. Các biên bản kiểm toán liệt kê rất nhiều lỗi, tuy nhiên chưa phản ánh đúng thực trạng lỗi vi phạm. Chỉ sau khi giải trình của chi nhánh, những lỗi này mới được chỉnh sửa và đúng thực tế.
Hiện nay, KTNB trực thuộc Ban kiểm soát, KSNB trực thuộc HĐQT vì vậy các bộ phận này chưa có sự kết hợp khi thực hiện kế hoạch kiểm toán, kiểm soát. Bên cạnh đó, các cuộc kiểm toán thực hiện rất dày, kiểm toán và kiểm soát viên chịu áp lực rất lớn cho việc đáp ứng các yêu cầu về định biên hồ sơ tín dụng phải kểm tra nhưng vẫn đảm bảo đạt chất lượng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam và Chi nhánh Bình Định. Cụ thể như:
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh, các loại hình tín dụng, đặc điểm hoạt động tín dụng.
Với việc tìm hiểu quy trình và đưa ra ví du cụ thể để đánh giá được thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng từ đó nêu ra những mặt đạt được và hạn chế, nguyên nhân hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp, hữu ích nhằm hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Bình Định sẽ được làm rõ ở chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH