GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình định (Trang 51)

PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Toàn hệ thống 4,12

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam) gọi tắt là Vietcombank được thành lập ngày 01/04/1963 xuất phát từ tổ chức tiền thân là Cục Ngoại Hối trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến ngày 26/09/2007 quyết định số: 1289/QĐ-TTg Thủ tướng phê duyệt phương án cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt nam số : 138/GP-NHNH ngày 23/05/2008 chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Và chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/06/2008. Ngày 30/6/2009 cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.

Trong giai đoạn 2013-2018 ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Vietcombank. Mở đầu với việc công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới vào năm 2013. Giai đoạn 5 năm 2013-2017 là quãng thời gian chứng kiến người Vietcombank làm việc nhiều hơn, vất vả hơn, quyết liệt và bài bản hơn để hiện thực hoá vị trí số một trong hệ thống ngân hàng.

Trong giai đoạn này, quy mô tổng tài sản, huy động vốn và tín dụng của Vietcombank đã có sự tăng trưởng bứt phá. Quy mô tổng tài sản tăng 2,5 lần, huy động vốn tăng 2,9 lần, sử dụng vốn tăng 2,3 lần. Tổng tài sản tăng trưởng mạnh mẽ và đã vượt qua mốc một triệu tỷ đồng, về đích trước 2 năm so với đề án phát triển. Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên có lợi nhuận vượt mốc 10.000 tỷ đồng.

Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế là ngân hàng có quy mô về lợi nhuận lớn nhất với tổng lợi nhuận trước thuế đạt gần 18.400 tỷ đồng, tăng trưởng 63,5% so với năm 2017. Trong năm 2018, đơn vị được Ngân hàng Nhà Nước công nhận là tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam đáp ứng chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel II, sớm hơn một năm so với quy định. Vietcombank cũng đã tăng vốn điều lệ thành công thông qua việc bán cổ phần cho 2 đối tác là GIC và Mizuho, đưa ngân hàng là tổ chức tín dụng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…

Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, có một trụ sở chính, một trung tâm đào tạo, một trung tâm xử lý tiền mặt và 106 chi nhánh trên toàn quốc. Hệ thống đơn vị còn bao gồm 4 công ty con tại Việt Nam, 3 công ty con tại nước ngoài, 3 công ty liên doanh, một công ty liên kết, một ngân hàng con tại Lào, một văn phòng đại diện đặt tại Singapore, một văn phòng đại diện tại Mỹ và một văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới...

Ghi nhận sự đóng góp của tập thể CBCNV Vietcombank, Đảng – Nhà nước – Chính Phủ đã trao tặng Vietcombank, trao tặng các đơn vị thành viên cũng như các cá nhân xuất sắc của Vietcombank nhiều Huân, Huy chương và Bằng khen các loại, trong đó đặc biệt phải kể tới Huân chương Hồ Chí

Minh trong dịp kỷ niệm 45 năm thành lập và Huân chương độc lập Hạng nhất được trao tặng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Vietcombank.

Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại hoạt động của Ngân hàng TMCP ngoại thương bên cạnh những thành tích rất đáng khích lệ về sự tăng trưởng và ổn định nguồn vốn, tín dụng, xử lý nợ, đa dạng hoá sản phẩm và áp dụng công nghệ tiên tiến… thì công tác đầu tư xây dựng cơ bản nhằm trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho mục tiêu mở rộng mạng lưới và phát triển các hoạt động kinh doanh cũng đã có những bước phát triển rất đáng khích lệ. Qua nhiều năm thực hiện chủ trương đổi mới trong công tác xây dựng cơ bản và nghiên cứu thị trường, hàng loạt các chi nhánh của Vietcombank nhiều nơi trên khắp mọi miền của đất nước đã ra

đời trong đó có sự ra đời của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định.

 Chi nhánh Bình Định  Quá trình hình thành:

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định

(Vietcombank Bình Định) là một trong các chi nhánh của hệ thống Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam. Được thành lập ngày 16/01/1985 theo Quyết định số 07/QĐ-NH của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay gọi là Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam) với tên là: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn (Vietcombank Quy Nhơn). Đến ngày 01/01/2017 được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại

Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định căn cứ theo Công văn số 865/BIĐ1 ngày 08/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi Nhánh Bình Định về việc chấp thuận đổi tên Chi nhánh. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định có:

Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.

Tên riêng là : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi

nhánh Bình Định.

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of VietNam, Bình Định branch. Gọi tắt là: Vietcombank Bình Định.

Vietcombank Bình Định ra đời tiền thân là Phòng ngoại hối Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Định thành lập từ năm 1978. Cán bộ trong Ngân hàng ban đầu được bổ sung từ các phòng ban của Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Định điều động sang bao gồm 19 người. Sau này, Vietcombank Bình Định được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành lập 03 phòng nghiệp vụ và 01 tổ gồm : Phòng Kế toán – thanh toán, phòng Kế hoạch – tín

dụng, phòng hành chính nhân sự và 01 tổ ngân quỹ. Từ đó đến nay, Vietcombank Bình Định đã phát triển mở rộng thêm các phòng nghiệp vụ, tổng cộng có 07 phòng: phòng Kế toán, phòng Kinh doanh dịch vụ, phòng Khách hàng bán buôn, phòng Khách hàng bán lẻ, phòng Ngân quỹ, phòng Hành chính nhân sự; phòng Quản lý nợ và 5 phòng giao dịch gồm: Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo; Phòng giao dịch Nguyễn Thái Học; Phòng giao dịch Tây Sơn; Phòng giao dịch Bồng Sơn và Phòng giao dịch Lê lợi. Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 153 người, Số lao động có trình độ đại học trở lên là 146 người (chiếm 95,42%), trong đó có 23 người có trình độ thạc sĩ.

 Chức năng và nhiệm vụ:

- Huy động vốn

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, dân cư trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

+ Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác.

- Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức quốc tế quốc gia và cá nhân khác cho các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

- Vay vốn Ngân hàng Nhà Nước, các tổ chức tài chính, tín dụng khác trong và ngoài nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài.

- Cho vay

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế .

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

được bằng tiền.

- Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (kể cả nhập khẩu và tái xuất thiết bị cho thuê).

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán L/C, bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh tham gia dự thầu, đấu thầu và thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh khác cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước.

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối ngoại.

- Đầu tư dưới các hình thức mua cổ phần, hùn vốn, liên doanh, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính - tín dụng khác.

- Thực hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới, đại lý phát hành chứng khoán cho khách hàng.

- Cất giữ bảo quản và quản lý các chứng khoán, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các tài sản quý khác cho khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, đại lý ngân hàng, quản lý tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.

- Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những tài sản thế chấp, cầm cố đã được chuyển thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nước do Ngân hàng Ngoại Thương quản lý để sử dụng hoặc kinh doanh; tự doanh hoặc liên doanh đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ kinh doanh và được phép cho thuê phần năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật tạm thời chưa sử dụng.

- Kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Những hoạt động nghiệp vụ truyền thống và là thế mạnh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam đó là thanh toán quốc tế mà chủ yếu là thanh toán xuất nhập khẩu. Kinh doanh ngoại tệ bao gồm kinh doanh trong nước và ngoài nước. Bảo lãnh trong nước, bảo lãnh thông qua nghiệp vụ mở L\C trả chậm. Cho vay các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh thông qua ngoại tệ là chủ yếu.

 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định

* Ban lãnh đạo gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.

* Phòng Hành Chính nhân sự gồm: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên.

* Phòng Kế toán gồm: 01 trưởng phòng , 01 phó phòng và các nhân viên. * Phòng Khách hàng bán buôn gồm: 01 trưởng phòng, 1 phó phòng và các nhân viên. * Phòng Khách hàng bán lẻ gồm : 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các nhân viên. * Phòng Dịch vụ khách hàng gồm : 01 trưởng phòng, 02 phó phòng, 1 kiểm soát viên và các nhân viên.

* Phòng Ngân Quỹ gồm : 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên. * Phòng Quản lý nợ: 01 trưởng phòng, 02 phó phòng và các nhân viên. * Các phòng giao dịch trực thuộc: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên.

Cơ cấu nghiệp vụ của các phòng như sau:

* Phòng Hành Chính nhân sự : Quản lý về mặt nhân sự, hành chính, hệ thống mạng của ngân hàng.

tài chính của ngân hàng, kiểm soát các hoạt động thu chi của chi nhánh, kiểm soát nội bộ, mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh và trung ương, thực hiện công tác báo cáo tài chính...Công việc của kiểm soát nội bộ là định kỳ kiểm tra, kiểm soát tài sản cố định, theo dõi kiểm tra quy trình, thủ tục xem mọi người thực hiện có đúng quy trình thủ tục không. Kiểm tra hồ sơ tín dụng, nếu có sai sót yêu cầu tín dụng kiểm tra hồ sơ để bổ sung, điều chỉnh cho đúng để hạn chế rủi ro tín dụng của chi nhánh.

* Phòng Dịch vụ khách hàng:

- Huy động tiết kiệm cả về VND và ngoại tệ. - Huy động tiền gửi.

- Mua bán ngoại tệ giữa chi nhánh và khách hàng. - Thanh toán nội địa.

- Chuyển tiền trong và ngoài nước. - Kinh doanh thẻ...

* Phòng khách hàng bán buôn (quản lý khách hàng doanh nghiệp lớn): - Cho vay dưới các hình thức: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

* Phòng khách hàng bán lẻ (quản lý khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân):

- Cho vay dưới các hình thức: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

* Phòng Quản lý nợ : Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu và nghiệp vụ tài trợ thương mại, quản lý hồ sơ và theo dõi vay nợ của khách hàng, phối hợp phòng khách hàng để theo dõi và nhắc nợ, lãi. Kiểm tra tình hình các nhóm nợ và báo cáo về tình hình nợ tại chi nhánh.

* Phòng Ngân Quỹ :

- Quản lý các chứng từ có giá, hồ sơ, tài sản cầm cố. - Thu - chi tiền mặt.

Sơ đồ tổ chức bộ máy Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam –

Chi nhánh Bình Định

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức quản lý của VCB Bình Định

(Nguồn: VCB Bình Định)

 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bình Định trong thời gian qua:

- Hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank Bình Định, nền tảng cơ sở quan trọng đầu tiên là nguồn vốn. Do môi trường kinh doanh còn nhiều điểm không thuận lợi, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, chưa mở rộng được phạm vi nên việc huy động vốn thời gian đầu còn khó khăn, khách hàng chưa biết đến, uy tín chưa có, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng khách hàng bán buôn Phòng khách hàng bán lẻ Phòng quản lý nợ Phòng kế toán Phòng dịch vụ khách hàng Phòng ngân quỹ Các phòng giao dịch Phòng hành chính nhân sự

yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; với thực lực tài chính yếu, khả năng tiếp thị, tìm kiếm mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế. Song Vietcombank Bình Định đã dần dần chủ động tìm đến tiếp cận trực tiếp với nhiều đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp nhà nước, các Tổng công ty ở các tỉnh bạn.

Đến nay chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình huy động như tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi sau với lãi suất phù hợp. Đồng thời đẩy mạnh công tác tiếp thị tìm kiếm khách hàng, đã đưa nhiều khách hàng về hoạt động tại chi nhánh. Do đó, vốn đã liên tục tăng trưởng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh bình định (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)