3.3.1 Về phía NHNN
- Ngân hàng nhà nước phải thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động tín dụng.
- Tăng cường hiệu quả thanh tra kiểm soát hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ương xuống đến cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.
- Cần nâng cao chất lượng và sự đầy đủ, kịp thời về thông tin khách hàng của Trung tâm tín dụng CIC. Kịp thời thông báo danh tính những cá nhân, công ty có ý định lừa đảo đến toàn bộ hệ thống các NHTM để ngăn chặn không cho những cá nhân, công ty này tiếp tục vay vốn hoặc nếu cho vay thì các công ty này phải chịu những ràng buộc vô cùng khắt khe. Đồng thời cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các ngân hàng nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng, và phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các
khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường phân tích, kiểm soát hoạt động tín dụng.
- Đổi mới nội dung và phương pháp thanh tra của Ngân hàng Nhà nước theo hướng đưa việc đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ thành một nội dung quan trọng trong thanh tra, giám sát ngân hàng. Đặt ra yêu cầu tối thiểu về kiểm soát nội bộ đối với các tổ chức tín dụng, đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra KSNB của tổ chức tín dụng.
3.3.2 Về phía Hội sở
Để giải quyết đồng bộ và có hệ thống những hạn chế trong việc kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại VCB, ngân hàng phải có những giải pháp và chính sách nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội hoạt động tín dụng.
- Xây dựng, thực hiện tiêu chuẩn đối với cán bộ kiểm tra viên.
- Chính sách tuyển dụng: công tác tuyển dụng phải đảm bảo trung thực khách quan nhằm tuyển dụng được cán bộ đủ năng lực, trình độ, đạo đức. Trên cơ sở đánh giá lại nhu cầu về cơ cấu nguồn nhân lực của toàn bộ máy kiểm tra KSNB cho phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng phải tính toán số lượng kiểm tra viên cần thiết để tuyển dụng đầy đủ, kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc.
- Cần thường xuyên đánh giá năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra để từ đó xác định nhu cầu đào tạo.
- Chính sách tạo môi trường làm việc: phải xây dựng và tạo lập được môi trường làm việc tốt nhất: Tâm lý ổn định, cống hiến, gắn bó đối với toàn thể cán bộ trong ngân hàng. Đặc biệt đối với cán bộ kiểm tra do đặc thù công việc thường xuyên phải công tác xa nhà, thường phải va chạm khi thực thi công việc, áp lực công việc lớn…do đó họ phải có tâm lý tốt, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng...
- Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong kiểm soát hoạt động tín dụng từ xa.
3.3.3. Về phía VCB Bình Định
- Cần có chính sách khen thưởng và kỷ luật phù hợp hơn để tạo động lực cho nhân viên.
- Cần đi sâu hơn trong việc giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho nhân viên, xem nhân viên đó có những yếu tố thuận lợi gì để có thể giao nhiệm vụ, tạo điều kiện để nhân viên hoàn thành kế hoạch được giao.
- Cần xây dựng cây thông tin ở chi nhánh phù hợp hơn để khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin được dễ dàng hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận chung về KSNB được trình bày ở chương 1 và những thực trạng hiện tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định gồm những mặt đạt được và những hạn chế đã được trình bày ở chương 2. Trong nội dung chương 3 này, tác giả đã nêu lên quan điểm và phương hướng cũng như trình bày một số giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định.
Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị về phía NHNN, hội sở VCB và về phía chi nhánh để góp phần hoàn thiện quy trình tín dụng, cũng như kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại VCB và chi nhánh. Để hướng đến mục tiêu của Ngân hàng là tăng trưởng, phát triển, kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua quá trình nghiên cứu KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định chúng ta có thể biết được rằng KSNB đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt nó góp một vai trò quan trọng trong quy trình tín dụng giúp hoạt động tín dụng an toàn, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, kịp thời phát hiện những dấu hiệu đáng ngờ để xử lý không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Luận văn đã tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận, các văn bản quy trình hoạt động của VCB từ đó làm nền tảng để nhận định những thực trạng đang hiện hữu và nghiên cứu giải pháp để hoàn thiện hơn hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định. Tạo điều kiện phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro tín dụng để có biện pháp ứng xử tín dụng kịp thời.
Trong quá trình nghiên cứu, xem tình hình giải ngân thực tế tại chi nhánh có thể chưa nắm bắt hết được các vấn đề nên sẽ có những ý kiến chủ quan, chưa thật sự chính xác. Nhưng với mong muốn hoàn thiện tốt nhất hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định để ngân hàng có được vị thế là ngân hàng bán lẻ số 1 ở Việt Nam, đứng đầu về mức độ hài lòng của khách hàng vào năm 2020.
DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO
1 Bộ môn kiểm toán, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Kiểm soát nội bộ, NXB UEH năm 2016.
2 Các nguyên tắc thiết kế kiểm soát nội bộ và hạn chế cố hữu của kiểm soát nội bộ, Học viện ngân hàng - Khoa Kế toán – Kiểm toán, https://123doc.org
3 “ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ”, Học viện APT, địa chỉ: www.apt.edu.vn
4 Lộc An - Hành trình 56 năm hình thành và phát triển của Vietcombank – Vnexpress.net
5 Hiệp ước vốn Basel (Basel I và II) – Sbv.gov.vn
6 “Kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 và mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp”, Hoiketoanhcm.org.vn
7 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (www.truongnganhang.edu.vn)
8 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN, Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9 Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính , thành phố Hồ Chí Minh.
10 Quy trình tín dụng là gì?, Thị trường tài chính, Topbank.vn
11 Tiền tệ ngân hàng – Trường Đại học ngân hàng TP HCM – Nhà xuất bản Phương Đông.