7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.2.7. Hoàn thiện tổ chức kiểm tra công tác kế toán
Nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra kế toán đạt kết quả cao, phát huy tốt vai trò của mình trong hệ thống kế toán nói riêng và trong công tác quản lý nói chung nên tập trung vào một số nội dung sau:
công tác kiểm tra tài chính, kế toán.
- Lựa chọn hình thức tự kiểm tra tài chính kế toán: Tuỳ theo đặc điểm hoạt động, tổ chức bộ máy, tình hình thực tế và hoàn cảnh cụ thể đơn vị tự chọn các hình thức kiểm tra như: hình thức tự kiểm tra theo thời gian thực hiện (thường xuyên hoặc đột xuất), hình thức tự kiểm tra theo phạm vi công việc (toàn diện hoặc tự đặc biệt). Mỗi hình thức có trình tự và thủ tục, phương pháp kiểm tra riêng. Đơn vị cần nghiên cứu kỹ và lực chọn hình thức phù hợp và hiệu quả nhất.
- Nội dung tự kiểm tra tài chính, kế toán gồm: Kiểm tra các khoản thu ngân sách, thu hoạt động của đơn vị thu đúng thu đủ hay không? kiểm tra các khoản chi ngân sách và chi khác về thủ tục chứng từ, nội dung chi; kiểm tra việc xác định các khoản chênh lệch thu chi hoạt động và trích lập các quỹ; kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cố định, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Công tác kiểm tra kế toán phải được tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm tra.
Để công tác kiểm tra kế toán đạt kết quả cao, phát huy tốt vai trò của mình trong hệ thống kế toán nói riêng và trong công tác quản lý nói chung theo tác giả cần nâng cao công tác kiểm tra nội bộ lẫn công tác kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền như sau:
- Đối với kiểm tra trong nội bộ:
+ Trước hết, chủ tài khoản cần phải nghiên cứu tìm hiểu kiến thức cơ bản về công tác kế toán vì đó là người kiểm tra công việc của kế toán đầu tiên. Việc này một phần giúp lãnh đạo hiểu được các nội dung kế toán trình bày, nắm rõ hơn tình hình tài chính của đơn vị cũng như giúp đơn vị phát hiện được những thiếu sót, kịp thời thực hiện chấn chỉnh lại những sai sót nếu có trong công tác quản lý tài chính, từ đó đưa ra các quyết định thực hiện; một phần tạo tâm lý cho kế toán phải thận trọng, kỹ lưỡng và trung thực trong công việc.
+ Chấn chỉnh công tác tự kiểm tra tài chính kế toán tại đơn vị, để làm được điều này đơn vị cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục thường xuyên để nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc tự kiểm tra tại đơn vị, tuỳ vào khả năng của đơn vị mà bố trí bộ phận kiểm tra kế toán độc lập nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra.
- Đối với đoàn kiểm tra:
+ Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
+ Các đoàn kiểm tra kết luận trong báo cáo kết quả kiểm tra phải được công khai, nội dung rõ ràng, chính xác, chặt chẽ trên cơ sở đối chiếu với chế độ, thể lệ kế toán cũng như các chính sách chế độ quản lý kinh tế, tài chính hiện hành, đồng thời nêu rõ những thiếu sót, tồn tại cần khắc phục.
Như vậy, khi công tác kiểm tra kế toán được thực hiện bởi nhiều đối tượng cả bên trong và bên ngoài đơn vị như đã nêu ở trên một mặt làm cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả hơn một mặt ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm tăng cường hiệu quả quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị.
Xử lý kết quả kiểm tra và công khai kết quả kiểm tra: Căn cứ báo cáo kết quả, cần có quyết định khen thưởng hoặc xử lý sai phạm. Công khai kết quả tự kiểm tra và kết quả xử lý kết luận tự kiểm tra.