NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 103 - 112)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG

NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đề tài vẫn còn hạn chế như sau:

- Đề tài mới chỉ tìm hiểu thực trạng công tác KSNB chu trình cho vay khách hàng doanh nghiệp trên khía cạnh các yếu tố định tính mà chưa phân tích các yếu tố định lượng để làm rõ quá trình và thủ tục kiểm soát.

- Các tiêu chí để đánh giá hệ thống KSNB còn ít và các giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng trên quan điểm của tác giả và chưa có sự thẩm định qua thực tế.

Những hạn chế trên sẽ được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lý luận chung về KSNB được trình bày ở Chương 1 và thực trạng KSNB chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định được trình bày ở Chương 2. Trong nội dung chương 3 này, tác giả đã làm rõ được các nội dung cơ bản sau:

- Tác giả đã trình bày đầy đủ sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện KSNB chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định.

- Trình bày đầy đủ các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại VDB nói chung và VDB Bình Định nói riêng trên các phương diện: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Giám sát và Thông tin và truyền thông. Trong đó, tác giả trình bày rất cụ thể và đầy đủ về nội dung các giải pháp hoàn thiện Hoạt động kiểm soát, đặc biệt là phân chia trách nhiệm hợp lý đến từng cán bộ. Việc lựa chọn giải pháp nào còn phải cân nhắc giữa chi phí thực hiện và hiệu quả mà nó sẽ mang lại sao cho phù hợp nhất với tình hình Chi nhánh.

- Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất các điều kiện cụ thể để thực hiện các giải pháp của tác giả đối với VDB và VDB Bình Định

- Đồng thời, tác giả cũng đã trình làm rõ những hạn chế của nghiên cứu của tác giả và đề xuất định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG

Ngày nay, KSNB được coi là một công cụ hết sức quan trọng để kiểm soát và quản lý các hoạt động. Do đó, hệ thống KSNB được thiết lập trong các tổ chức để đảm bảo các mục tiêu là báo cáo tài chính đáng tin cậy, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, đảm bảo tuân thủ pháp luật. Một hệ thống KSNB mạnh đòi hỏi các yếu tố cấu thành bao gồm môi trường kiểm soát, các hoạt động kiểm soát, đánh giá rủ ro, thông tin và truyền thông và giám sát phải đủ mạnh và phối hợp nhịp nhàng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, luận văn đã nghiên cứu và đạt được những thành công sau:

Thứ nhất: Đóng góp về mặt lý luận

- Tác giả đã làm rõ lịch sử quá trình hình thành và phát triển của KSNB qua các giai đoạn từ sơ khai đến hình thành, phát triển và hiện đại.

- Làm rõ định nghĩa và tầm quan trọng của hệ thống KSNB.

- Hệ thống hóa lý luận về KSNB theo COSO 1992 và sự kế thừa của COSO 2013.

- Hệ thống hóa lý luận về KSNB đối với chu trình cho vay vốn trong các ngân hàng và đặc điểm của hoạt động cho vay có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.

Thứ hai: Đóng góp về mặt thực tiễn từ kết quả nghiên cứu của luận văn

- Tác giả đã tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng KSNB chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định; đánh giá chung về ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm của KSNB chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định.

- Tác giả đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện KSNB chu trình cho vay vốn tại VDB nói chung và VDB Bình Định nói riêng trên các phương diện: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; giám sát và thông tin và truyền thông. Đồng thời, tác giả cũng đã đề xuất các điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp đối với VDB và VDB Bình Định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo COSO 1992 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận BCTC. [2]. Báo cáo Basel (1998) của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng.

[3]. Bộ môn Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2009),

Kiểm soát nội bộ, Nhà xuấn bản Lao động - xã hội, Hồ Chí Minh.

[4]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày 02/3/2012 của Bộ tài chính “Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của

Nhà nước, Hà Nội.

[5]. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[7]. Lương Thị Minh Hiền (2015), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –

Chi nhánh Hải Châu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[8]. Phan Trung Kiên (2014), Giáo trình Kiểm toán, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Thị Phương Linh (2010), Tăng cường kiểm soát tín dụng tại Ngân

hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại

học Kinh tế Đà Nẵng.

[11]. Nguyễn Thị Hương Ly (2013), Hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.

[12]. Phạm Thị Trà My (2011), Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[13]. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân

hàng Nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2011, Hà Nội.

[14]. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2006), Quyết định số 03/2006/QĐ-NHPT ngày 01/7/2006 của Tổng giám đốc VDB về việc thành lập Chi nhánh

NHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.

[15]. Ngân hàng Phát triển (2007), Quyết định số 342/QĐ-NHPT ngày 23/7/2007 của Tổng giám đốc VDB về việc ban hành quy định phân cấp ủy quyền

trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước,

Nội.

[16]. Ngân hàng Phát triển (2008), Sổ tay nghiệp vụ Cho vay đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 653/QĐ-NHPT ngày 22/9/2008 của Tổng giám đốc VDB, Hà Nội.

[17]. Ngân hàng Phát triển (2007), Quy chế cho vay Tín dụng đầu tư số 41/NHPT-

HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội đồng quản lý VDB, Hà Nội.

[18]. Ngân hàng Phát triển (2008), Sổ tay nghiệp vụ Cho vay tín dụng xuất khẩu; Ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-NHPT ngày 04/03/2008 của

Tổng giám đốc VDB, Hà Nội. xuất khẩu của Nhà nước.

[19]. Ngân hàng Phát triển – Chi nhánh Bình Định (2010), Quyết định số 28/QĐ-

NHPT BDI HCNS ngày 29/12/2010 của Giám đốc VDB Bình Định về việc Ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của

các phòng thuộc Chi nhánh, Bình Định

[20]. Ngân hàng Phát triển (2013), Quyết định số 93/QĐ-HĐQL ngày 6/11/2013 về việc sửa đổi bổ sung quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước ban hành theo quyết định 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 và số 46/QĐ-

HĐQL ngày 30/6/2011 của Hội đồng quản lý VDB, Hà Nội.

[21]. Ngân hàng Phát triển (2014), Công văn số 2556/NHPT-TCCB ngày 21/8/2014

của VDB về việc phân loại cán bộ viên chức, Hà Nội.

[22]. Ngân hàng Phát triển (2014), Công văn số 2788/NHPT-TDĐT ngày 12/9/2014 của VDB về việc hướng dẫn thực hiện quy chế cho vay vốn TDĐT của Nhà nước, Hà Nội.

[23]. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật dân sự số

33/2005/QH11 ngày 14/06/2005, Hà Nội.

[24]. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật các tổ chức

tín dụng số 47/2010/QH12, Hà Nội.

[25]. Hồ Ngọc Quý (2010), Giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ

tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, Luận văn

thạc sỹ, Đại học kinh tế thành phố hồ Chí Minh.

[26]. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số: 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân

hàng Phát triển Việt Nam, Hà Nội.

[27]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011

của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà

Nội.

[28]. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển Ngân hàng

phát triển Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội.

[29]. Nguyễn Văn Tiến (2006), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[30]. Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1 :

DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Chức vụ

01 Võ Thanh Đức Giám đốc 02 Lê Văn Lự Phó giám đốc 03 Nguyễn Thị Trinh Lương Phó giám đốc

04 Nguyễn Thị Lan Trưởng phòng Tín dụng 05 Ngô Đình Nam Trưởng phòng HC-QLNS 06 Khưu Đại Vệ Trưởng phòng Kiểm tra 07 Nguyễn Thị Kim Thoa Trưởng phòng TC-KT

08 Bùi Đức Trung Phó phụ trách phòng Tổng hợp 09 Nguyễn Thị Thu Hà Phó trưởng phòng Tín dụng 10 Nguyễn Thị Mỹ Lộc Phó trưởng phòng HC-QLNS 11 Võ Thanh Toàn Phó trưởng phòng Tổng hợp 12 Nguyễn Thị Hạnh Phó trưởng phòng TC-KT 13 Đặng Đức Hùng Chuyên viên Tín dụng 14 Võ Thị Hải Định Chuyên viên Thẩm định 15 Trương Thị Hà Chuyên viên Tín dụng

PHỤ LỤC 2:

CÁC CÂU HỎI CHỦ YẾU KHI PHỎNG VẤN SÂU DÙNG CHO PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA CỦA TÁC GIẢ

Chào Anh (Chị), tôi là Nguyễn Thị Thu Tâm, là học viên cao học tại Trường Đại học Quy Nhơn. Hiện tại, tôi đang thực hiện luận văn nghiên cứu: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Bình Định”. Tôi đang trong quá trình khảo sát nghiên cứu cho luận văn với

mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn đang được áp dụng tại ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định để đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Tôi biết anh (chị) là các chuyên gia về lĩnh vực này nên tôi xin phép được hỏi anh (chị) một số câu hỏi và rất mong nhận được sự góp ý của các anh (chị) để tôi hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Câu hỏi 1: Anh (chị) có nhận xét như thế nào về đặc điểm của Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định?

Mục đích của câu hỏi này, tác giả muốn tham vấn ý kiến chuyên gia về quan điểm của họ trong việc nhận xét về đặc điểm hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn. Để qua đó đề xuất các tiêu thức và cách thức phân loại, đánh giá cho phần đặc điểm hoạt động.

Ở câu hỏi này, tác giả nhận được rất nhiều lời nhận xét khác nhau về đặc điểm hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định.

Phần lớn các ý kiến đều cho rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của VDB Bình Định tương đối bài bản. Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm như về Hệ thống thông tin, giám sát hoạt động cho vay…

Câu hỏi 2: Hỏi các cán bộ quản lý (Ban giám đốc và các trưởng phó phòng nghiệp vụ) về chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định?

Đây là câu hỏi khảo sát của cá nhân tự thực hiện dựa trên số liệu và dữ liệu khảo sát, thu thập từ các văn bản pháp quy của Nhà nước và quy định của VDB. Anh (chị) với vai trò là quản lý hoạt động cho vay, anh (chị) hãy cho biết các câu hỏi như thế này là đúng với thực trạng chưa?, hợp lý chưa?, đầy đủ chưa? và cần bổ sung gì thêm cho hoàn thiện?

Mục đích của câu hỏi này để tham vấn ý kiến chuyên gia về các câu hỏi khảo sát để hoàn thiện bảng hỏi từ phía các chuyên gia quản lý tại VDB Bình Định về hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình cho vay.

Ở câu hỏi này, tác giả nhận được các góp ý liên quan các góp ý về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và phân tích hiệu quả đạt được cho các câu hỏi ở phần 3 của bảng hỏi như các yếu tố: chính sách của VDB, quá trình xét duyệt cấp tín dụng, quản bá hình ảnh, tuyển dụng nhân sự…

Câu hỏi 3: Hỏi các cán bộ quản lý các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại VDB.

Anh (chị) hãy cho ý kiến của mình về các bước trong chu trình cho vay (Hướng dẫn lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân thu nợ) tại VDB Bình Định có ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị hay không?

Ở câu hỏi này, tác giả nhận được câu trả lời là hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với VDB Bình Định chưa hài lòng với thời gian thẩm định xét duyệt cho vay (đối với dự án không thuộc phân cấp phê duyệt của Giám đốc VDB Bình Định). Tuy nhiên, doanh nghiệp hài lòng với thái độ làm việc của VDB Bình Định trong quá trình phối hợp đề thực hiện các bước trong chu trình vay vốn. Nguồn vốn vay của VDB Bình Định đã giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư sản suất kinh doanh điển hình như các dự án: Nhà máy thủy điện Trà Xom – Công ty cổ phần thủy điện Trà Xom, Nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu – Công ty cổ phần chế biến tinh bột sẳn xuất khẩu Bình Định. Tuy nhiên, trong chu trình cho vay tại VDB còn có một số nhược điểm như chưa có hệ thống thanh toán nên VDB không quản lý được nguồn tiền về của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 103 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)