8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.4.1. Những ưu điểm
Thứ nhất, về môi trường kiểm soát:
- VDB Bình Định đã quy hoạch, đào tạo và tự đào tạo lại đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm nghiệp vụ trong hoạt động cho vay và luôn được Chi nhánh liên tục bổ sung và đào tạo theo xu hướng đổi mới, hiện đại song hành với quá trình hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. VDB Bình Định thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp đào tạo về phân tích tín dụng, quản lý rủi ro tí dụng và đánh giá tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế do ngành tổ chức. Ngoài ra các phòng nghiệp vụ thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng những kiến thức nghiệp
vụ mà phòng mình phụ trách cho toàn thể cán bộ viên chức. Đây là nơi để cán bộ học hỏi, trao đổi kinh nghiệp.
- VDB Bình Định đã thực hiện phân công phân nhiệm rõ ràng mọi phòng ban, cán bộ đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, từng bước hạn chế sự kiêm nhiệm nhiều trong công việc. Các bước thực hiện quy trình chuyên môn được phân lập cụ thể, rõ ràng quá trình xử lý nghiệp vụ được phản ánh trên chứng từ và được kiểm soát chặt chẽ nhằm.
- Về mô hình quản lý tín dụng: VDB Bình Định đã từng bước xây dựng và chuẩn hóa hệ thống chính sách tín dụng, chính sách hàng cụ thể, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn môi trường hoạt động kinh tế, với các đối tượng khách hàng. Hệ thống xét duyệt tín dụng được thực hiện theo các cấp từ Hội sở chính đến các chi nhánh và phân bổ hạn mức phán quyết cho từng cấp theo quy mô hoạt động tín dụng và đặc điểm quản lý của từng chi nhánh. Nếu khoản vay vượt quá hạn mức được phân cấp cho Chi nhánh thì phải đệ trình xin ý kiến của Hội sở chính.
Thứ hai, về đánh giá rủi ro:
Hoạt động cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro nên VDB Bình Định rất chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý các loại rủi ro, đánh giá phân loại tất cả các khách hàng quan hệ vay vốn. Hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá tín dụng đối với khách hàng, nhằm xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng doanh nghiệp lớn của mình và giới hạn này không chỉ bao gồm rủi ro trong hoạt động cho vay mà bao gồm cả rủi ro trong các quan hệ giao dịch khác.
VDB đã đưa vào hệ thống chấm điểm và xếp hạn tín dụng đối với khách hàng vay vốn và xem như là một thước đo rủi ro chung đối với mọi kách hàng. Hệ thống này đã khắc phục được tình trạng cùng một khách hàng có thể vay nhiều Chi nhánh trong hệ thống hoặc cùng một khách hàng không đủ điều kiện vay tại Chi nhánh này nhưng lại được vay tại một chi nhánh khác.
Tại VDB Bình Định việc phân tích đánh giá rủi ro được thực hiện ở tất cả các khâu trong chu trình cho vay, đặc biệt là khâu thẩm định dự án tại phòng Tổng hợp và phòng Tín dụng. Các tiêu chí đánh giá điều kiện vay vốn của dự án được cụ
thể hóa rõ ràng, phù hợp với các quy định của pháp luật, như tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, tính khả thi của dự án, năng lực tài chính của chủ đầu tư …
Thứ ba, về hoạt động kiểm soát:
Hoạt động cho vay tại VDB Bình Định được xây dựng thành quy trình quản lý khá đầy đủ và kỹ càng, mọi hoạt động đều có sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn cụ thể, trong đó:
- Có sự phân công, phân nhiệm giữa cấp xét duyệt nghiệp vụ và những người thực hiện nghiệp vụ.
- Việc thẩm định và phê duyệt cho vay được quy định khá chặt chẽ. Các khâu kiểm soát, xử lý thông tin được quy định rõ ràng dễ thực hiện và kiểm tra. Quy định cụ thể rõ ràng về bảo quản lưu trữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo.
- Quy trình giám sát giải ngân vốn vay chặt chẽ, thực hiện bài bản qua các khâu tín dụng và kế toán đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích. VDB đã ban hành đầy đủ các quy định về quản lý và giám sát hoạt động của chủ đầu tư, áp dụng thống nhất các biểu mẫu hước dẫn thực hiện nghiệp vụ.
- Hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên bởi phòng kiểm tra thuộc Chi nhánh, qua đó đã phát hiện ra nhiều sai sót và đã khắc phục kịp thời, ngăn ngừa rủ ro có thể xảy ra.
Thứ tư, về thông tin truyền thông:
Ban pháp chế của VDB với chức năng cập nhật các quy định của pháp luật trong hoạt động ngân hàng, soạn thảo các mẫu biểu phù hợp về mặt pháp lý để sử dụng trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay và tư vấn cho các lãnh đạo VDB cũng như cán bộ nghiệp vụ về thực hiện các quy định pháp luật hoặc khi phát sinh các vướng mắc trong hoạt động có liên quan đến yếu tố pháp lý.
Cùng với áp dụng công nghệ thông tin trong xử lý nghiệp vụ, tại VDB Bình Định có bộ phận quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin. Việc đối chiếu giữa kế toán với các phòng nghiệp vụ được thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của số liệu. Thông tin được cung cấp kịp thời cho Lãnh đạo chi nhánh.
Thứ năm, về giám sát:
- VDB Bình Định chấp hành đúng các quy định về công tác KSNB, quy định về chức năng, thực hiện nghiêm các đề cương kế hoạch kiểm tra hàng năm, nội dung kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của VDB đã ban hành.
- VDB Bình Định đã thiết lập chính sách quản lý rủi ro tương đối chặt chẽ, việc kiểm soát rủi ro đối với các mặt hoạt động của chu trình cho vay được thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bộ phận, nhiều cấp; từ các chuyên viên, bộ phận kiểm tra nội bộ tại các đơn vị cho đến ban KSNB Hội sở chính, thực hiện kiểm soát ngay trong quá trình thực hiện quy trình.
- Ban lãnh đạoVDB Bình Định đã rất chú trọng đến việc tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách hàng. Quá trình trao đổi thông tin của khách hàng được thực hiện thường xuyên thông qua các thư góp ý.