Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 83 - 85)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.4.2. Những hạn chế

Thứ nhất, về môi trường kiểm soát:

- Chu trình cho vay được xây dựng khá chặt chẽ và nghiêm ngặt, song việc phân công thực hiện chưa có sự chuyên trách cho từng mảng nghiệp vụ dễ đưa đến sự chủ quan và thiếu tính kiểm soát.

- VDB Bình Định chưa có chế độ đãi ngộ thực sự hấp dẫn và phù hợp đối với cán bộ nhân viên để kịp thời động viên, tạo động lực tốt để đội ngũ này thực sự toàn tâm, toàn ý trong công việc.

- Hội đồng quản trị là đại diện của nhà nước tại VDB nhưng xét về thực chất chưa được trao quyền tương ứng. Đa số các vấn đề phát sinh của ngân hàng đều phải báo cáo xin phép Chính phủ, Bộ tài chính. Điều này gây khó khăn trong công tác KSNB đặc biệt là công tác kiểm soát quản lý bởi trách nhiệm quyết định đã không thuộc phạm vi nội bộ của ngân hàng.

- Phòng kiểm tra của VDB Bình Định thuộc Giám đốc chi nhánh điều hành do đó tính độc lập của các cuộc kiểm tra không cao. Điều này có nguy cơ dẫn đến rủ ro kiểm soát, tức là báo cáo kiểm tra không đầy đủ, không đúng, không kịp thời hoặc không đưa ra được biện pháp ngăn chặn và giải quyết phù hợp. Chức năng, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động chưa được thực hiện.

Thứ hai, về đánh giá rủi ro:

- Công tác thẩm định tại VDB Bình Định còn nhiều hạn chế. - Hạn chế trong công tác thực hiện tài sản đảm bảo tiền vay.

- Chưa xây dựng được cơ chế áp dụng mức lãi suất linh hoạt, thả nổi cho từng đối tượng dự án.

- Hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát.

- Không kiểm soát được khách hàng vay vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để phòng ngừa rủi ro.

Thứ ba, về hoạt động kiểm soát:

- Các quy định nội bộ của VDB Bình Định về hoạt động cho vay chưa cụ thể hóa trách nhiệm của các cá nhân đối với việc thẩm định kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo. Ví dụ như trách nhiệm về sự xác thực của các thông tin trên báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra khách hàng, nội dung kiểm tra, định kỳ kiểm tra đối với từng khoản vay và tài sản đảm bảo, việc ghi nhận vào các biên bản kiểm tra và trách nhiệm phải báo cáo cho các cấp có thẩm quyền.

- Hoạt động thẩm định còn nhiều hạn chế về đặc thù của từng dự án, chưa chuyên sâu về lĩnh vực ngành nghề cụ thể của từng dự án.

- Công tác giám sát vốn vay còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên và số liệu hầu như chỉa dựa vào báo cáo của doanh nghiệp.

Thứ tư, về thông tin và truyền thông:

- Mặt dù VDB đã áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong xử lý nghiệp vụ và quản trị ngân hàng nhưng hệ thống báo cáo tín dụng đôi lúc vẫn chưa kịp thời và đảm bảo độ chính xác. Hệ thống cung cấp nhiều loại báo cáo tín dụng khác nhau nhưng thiếu sự phân tích tập trung hay nhấn mạnh những điểm quan trọng để nhà quản lý có thể đánh giá chính xác tình hình thực tế của từng dự án. Các báo cáo chỉ thể hiện số liệu nhiều hơn là chỉ ra các nguyên nhân biến động; ngoài ra chất lượng của hệ thống báo cáo tín dụng còn phụ thuộc vào việc hạch toán nợ vay có đúng tài khoản và chuyển nợ quá hạn có đúng quy định hay không. Điều này chưa được kiểm tra lại chặt chẽ.

- Sự truyền đạt thông tin trong hệ thống VDB còn chưa hiệu quả. Sự thay đổi về chính sách tín dụng, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của ngân hàng có thể được cập nhật, sữa đổi thường xuyên nhưng những người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ lại không có điều kiện để cập nhật chúng một cách kịp thời.

Thứ năm, về giám sát:

- Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra giám sát ngân hàng như thanh tra ngân hàng Nhà nước, ban kiểm tra nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước... chưa đồng bộ. Công tác thanh tra kiểm tra của Hội sở chính đối với Chi nhánh còn chồng chéo, trùng lập, gây lãng phí thời gian và không hiệu quả. Trong khi đó các thủ tục trong quy trình nghiệp vụ của chu trình cho vay chưa được kiểm tra chặt chẽ, chưa được đánh giá lại một cách độc lập khách quan.

- Măc dù các Chi nhánh của hệ thống VDB đều ý thức rằng phải tiến hành kiểm tra kiểm soát nội bộ chặt chẽ, thường xuyên, nhất là hoạt động cho vay, song điều này đã không thực hiện đúng mức. VDB chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ; bộ phận kiểm tra nội bộ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về phát hiện hết các gian lận, sai sót và kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)