Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 100 - 103)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.2.2.1. Về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Thứ nhất: Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các Quy chế, Quy trình nghiệp vụ quản lý cho vay đầu tư của Nhà nước

Hiện nay, VDB đang triển khai thực hiện Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về tín dụng đầu tư của nhà nước và Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước mà thời gian qua VDB đang thực hiện.

Trên cơ sở đó, VDB nhanh chóng triển khai xây dựng và hoàn thiện các quy trình thẩm định, tín dụng, kiểm tra nội bộ, kiểm toán nội bộ cho phù hợp theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, tránh quy định chống chéo giữa các ban nghiệp vụ,

... tạo điều kiện thuận lợi cho các Chi nhánh VDB trong quá trình thực thi các nghiệp vụ.

Thứ hai: VDB cần hoàn thiện tổ chức quản trị của cả hệ thống VDB

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, VDB phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận Kiểm toán nội bộ ở Hội sở chính và Phòng kiểm tra tại ở các Chi nhánh. Mô hình có thể bao gồm: Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát; Bộ phận kiểm tra nội bộ (Phòng kiểm tra) tại các Chi nhánh trực thuộc Ban kiểm soát nội bộ được Tổng Giám đốc chỉ đạo trực tiếp. Trong đó, Ban kiểm toán nội bộ và Phòng Kiểm tra tại các Chi nhánh VDB phải hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn khách quan, đập lập, không phải chịu bất cứ áp lực chi phối nào.

Ngoài ra để hạn chế rủi ro tín dụng quản trị tốt được các rủi ro có thể xay ra, VDB phải xây dựng bộ máy quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó quan trọng nhất là hình thành bộ phận quản lý rủi ro ở Hội sở chính và ở các Chi nhánh. Mô hình quản lý rủi ro có thể bao gồm: Uỷ ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản lý; Ban quản lý rủi ro thuộc cơ quan điều hành ở Trung ương và Phòng quản lý rủi ro tại các Chi nhánh.

Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống thông tin

VDB phải xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro thông qua việc tăng cường thu thập thông tin về khách hàng, dự án, thông tin về kinh tế xã hội; ngành hàng, thị trường … thông qua các kênh thông tin khác nhau; đồng thời phải sàng lọc, xử lý và lưu trữ thông tin cho khoa học, tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ trong toàn hệ thống.

Bên cạnh việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống thông tin để phục vụ công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng thì VDB cũng cần phải thiết lập một hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án. Để công tác thẩm định được có hiệu quả tốt, góp phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng, VDB dựa trên thông tin về doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực đã cho vay trong toàn hệ thống để tổng hợp và cung cấp các thông tin để sử dụng trong quá trình thẩm định.

Xây dựng được hệ thống chấm điểm để đánh giá và xếp loại khách hàng thật sự có chất lượng sẽ giúp ích đáng kể cho cán bộ tín dụng trong quá trình trước, trong và sau khi giải ngân vốn vay. Chính điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của KSNB trong nghiệp vụ cho vay đầu tư của Nhà nước tại VDB. Trên cơ sở tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp hạng nội bộ khách hàng, VDB có thể áp dụng các biện pháp, chính sách tín dụng đối với từng loại khách hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

Thứ tư: Hoàn thiện hơn nữa công tác thanh toán trong nước

VDB đã triển khai công tác thanh toán trong nước, triển khai chương trình VDB online, tuy nhiên vẫn còn ở bước khởi đầu, chưa chuyên nghiệp và chưa phổ biến. Do đó, VDB đa phần không nắm được tài khoản thanh toán của doanh nghiệp vay vốn nên không chủ động trong việc thu nợ từ doanh nghiệp vay vốn. Trong thời gian tới, VDB cần đẩy mạnh công tác thanh toán trong nước theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng đang vay vốn tại VDB, từ đó hỗ trợ cho công tác thu nợ được thuận lợi, VDB có thể chủ động trích từ tài khoản của đơn vị để thu nợ.

Thứ năm: Thực hiện cho vay vốn ngắn hạn đối với các doanh nghiệp đã hoàn thành đầu tư dự án tín dụng đầu tư và đưa vào sử dụng

Điểm bất cập bấy lâu nay và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ đầu tư khi đã hoàn thành đầu tư dự án và đi vào hoạt động là thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì thế nên các chủ đầu tư phải đi vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác để hoạt động, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đã gây nên không ít khó khăn trong việc giám sát của VDB và tiềm ẩn rủi ro không trả được nợ cho VDB. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy các chủ đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và có điều kiện để trả nợ vay tín dụng đầu tư. Trong thời gian tới, VDB cần xem xét cho vay vốn lưu động đối với các đơn vị đang có dư nợ vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

3.2.2.2. Về phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định

Vì hoạt động KSNB của VDB Bình Định đều tuân thủ theo các Quy chế, Quy trình và các văn bản hướng dẫn của VDB, do đó trong phần điều kiện để thực hiện các giải pháp, tác giả tập trung đến các điều kiện để thực hiện giải pháp từ phía VDB. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra điều kiện để thực hiện giải pháp nhằm hoàn

thiện KSNB chu trình cho vay vốn tại VDB Bình Định đó là VDB Bình Định cần xây dựng sơ đồ, lượt đồ phối hợp làm việc giữa các phòng nghiệp vụ một cách chi tiết và chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện chu trình cho vay tại VDB Bình Định (xem sơ đồ chi tiết tại phụ lục số 3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình cho vay vốn tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)