6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.4. Tổ chức thông tin trong khâu Lập báo cáo, xét duyệt quyết toán
bảo hiểm xã hội
Hệ thống báo cáo tài chính: là khâu cuối cùng của quá trình dựa trên kết quả tổng hợp của số liệu trên sổ kế toán và hệ thống tài khoản. Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp tình hình kinh tế về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nƣớc; tình hình thu, chi quỹ BHXH trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính trong việc đánh giá tình hình và thực trạng hoạt động của đơn vị.
Báo cáo tài chính phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.
Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu kế hoạch năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nƣớc (Đối với kinh phí NSNN), đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số thực hiện với số kế hoạch và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trƣờng hợp lập báo cáo tài chính có nội dung và phƣơng pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong kế hoạch hoặc khác với
báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trƣớc thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Phƣơng pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính phải đƣợc thực hiện thống nhất ở các đơn vị BHXH, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thu, chi BHXH của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Số liệu trên báo cáo tài chính phải chính xác, trung thực, khách quan và phải đƣợc tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.
Tóm lại, mục tiêu của thông tin kế toán trong chu trình chi BHXH là nhằm hỗ trợ lập dự toán chi BHXH chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời; tiến hành chi trả chế độ BHXH đúng kỳ, chi đủ số, chi kịp thời và chi an toàn tới tận tay từng đối tƣợng; hạn chế những sự lạm dụng gây thất thoát quỹ BHXH.
Kiểm soát thông tin kế toán trong chu trình chi BHXH phải đảm bảo: Công tác xác định nhu cầu về nguồn kinh phí chi trả BHXH phải đƣợc tính toán một cách chính xác, đầy đủ.
Các khoản chi phí đƣợc theo dõi đầy đủ cụ thể cho từng loại chế độ, phân rõ cho từng loại nguồn kinh phí (Nguồn NSNN đảm bảo hay Quỹ BHXH).
Các chứng từ phải đƣợc thể hiện đầy đủ chữ ký xác nhận của từng bộ phận và phê duyệt của ngƣời có thẩm quyền. Các bảng danh sách đối tƣợng hƣởng hàng tháng cần phải có đầy đủ chữ ký của đối tƣợng.
Phƣơng thức chi trả cần áp dụng phù hợp với điều kiện từng địa phƣơng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 cung cấp cho ngƣời đọc cái nhìn bao quát về những vấn đề cần đặt ra để nghiên cứu. Cụ thể, chƣơng 1 đã trình bày những nét chính yếu của lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, đặc điểm thông tin kế toán trong các đơn vị BHXH. Khái quát một số nội dung cơ bản về chi BHXH nhƣ: khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc và chu trình chi BHXH. Từ đó đi vào tìm hiểu tổ chức thông tin kế toán trong chu trình chi BHXH nhƣ: tổ chức thông tin trong các khâu lập dự toán chi BHXH; tổ chức chi chế độ BHXH hàng tháng, một lần, ốm đau – thai sản; lập báo cáo, xét duyệt quyết toán chi BHXH; thẩm định, xét duyệt chi các chế độ BHXH.
Chƣơng 2 sẽ nghiên cứu thực trạng tổ chức thông tin kế toán trong chu trình chi BHXH tại BHXH tỉnh Bình Định – một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CHU TRÌNH CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI