Khái quát về kiểm soát thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Khái quát về kiểm soát thu thuế

Theo Henry Fayol (1949), cha đẻ của lý thuyết quản trị hiện đại đúc kết từ năm 1916: “Kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có được thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã được thiết lập hay không, từ đó nhằm chỉ ra các yếu kém và sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không được phép tái diễn”.

Nhấn mạnh đến kiểm soát theo phạm vi rộng, từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến khi các kế hoạch này được thực hiện xong, Anthony và các cộng sự (1989) đã định nghĩa: “Kiểm soát là một quá trình thực hiện một tập hợp các thay đổi nhằm đạt được các mục tiêu đã định”.

Nhìn nhận kiểm soát là chức năng cuối cùng của quản lý, tác giả Dương Hữu Hạnh (2009) nêu quan điểm: “Kiểm soát là tiến trình giám sát và điều chỉnh các hoạt động của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”.

Có nhiều quan điểm khác nhau về kiểm soát, nhưng cơ bản có những điểm sau:

Một là, kiểm soát là chức năng không thể thiếu trong quá trình quản lý một tổ chức.

Hai là, kiểm soát là một quá trình giám sát, điều chỉnh đ ược thực hiện liên tục trong mọi cấp độ và hoạt động của tổ chức, được thực hiện ngay từ khi xác định mục tiêu và lập kế hoạch, cho đến khi đạt được mục tiêu, và có mối quan hệ chặt chẽ với các chức năng khác.

Ba là, mục đích của kiểm soát trong một tổ chức là: Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức; bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng hiệu quả; phát hiện kịp thời các vấn đề và có sự điều chỉnh phù hợp.

Kiểm soát thu thuế là một chức năng quản lý của nhà nước trong lĩnh vực thuế. Đó là việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các luật thuế và các quy trình thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời tiền thuế vào NSNN; đồng thời qua đó đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế. Trên cơ sở đó, có biện pháp hoàn thiện quy trình QLT, phân công, phân nhiệm rõ ràng, chuẩn hóa công tác QLT nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy QLT cũng nh ư chất lượng làm việc của công chức thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)