Kiểm soát khâu thanh tra, kiểm tra thuế XNK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 63 - 72)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Kiểm soát khâu thanh tra, kiểm tra thuế XNK

Hiện đại hóa hải quan nói chung và kiểm soát thu thuế XNK nói riêng với nền tảng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm thì công tác thanh tra, kiểm tra được xác định là công tác trọng tâm.

Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Điều này được thể hiện ở việc điều động cán bộ công chức hàng năm cho đội ngũ thanh tra, kiểm tra có năng lực, trình độ cao, được đào tạo bài bản.

Chính vì vậy, trong những năm qua chất lượng công tác thanh tra,

(4) (2’) (2”) (3) (1) (1’) Người nộp thuế (tổ chức, cá nhân) Kho bạc Hải quan Ngân hàng Thông quan

kiểm tra có chuyển biến tích cực góp phần tăng thu NSNN; đồng thời, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành tốt pháp luật hải quan, pháp luật thuế của NKHQ, NNT; nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý thuế góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành.

Cơ cấu tổ chức thanh tra, kiểm tra tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định gồm có 01 Phòng nghiệp vụ, 01 Chi cục Kiểm tra sau thông quan và 02 Chi cục Hải quan cửa khẩu.

2.2.2.1. Công tác thanh tra thu thuế XNK

Công tác thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế, về hải quan.

Thực tế hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Bình định không có Phòng Thanh tra. Công tác thanh tra được giao cho Phòng Nghiệp vụ tham mưu, nhân lực phục vụ công tác này rất hạn chế, vì vậy, hằng năm Cục Hải quan tỉnh đều phải tăng cường các công chức có kinh nghiệm từ các bộ phận khác để thực hiện các đợt thanh tra đạt hiệu quả.

Từ năm 2013 về trước, hoạt động của thanh tra chỉ dừng lại ở việc thanh tra, kiểm tra hồ sơ Hải quan của các Chi cục Hải quan trực thuộc nhằm chấn chỉnh nội bộ việc tuân thủ các quy định pháp luật và các quy trình nghiệp vụ; chỉ đạo các đơn vị liên quan kịp thời khắc phục những sai sót, tồn tại trong thực hiện các bước quy trình thủ tục hải quan, việc thực hiện chế độ chính sách XNK.

Từ năm 2014 đến nay, đã thực hiện thanh tra chuyên ngành tại trụ sở DN. Kết quả thanh tra các năm từ 2014 đến 2018 cụ thể tại bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và đột xuất Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tiêu chí

Thanh tra chuyên ngành 1 1 2 3 4

Thanh tra đột xuất 0 1 1 1 1

Thanh tra tại DN 1 1 2 3 4

Số thuế truy thu (triệu đồng) 0 25,3 40 42,7 90,1

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Bình Định)

Qua kết quả tổng hợp cho thấy, công tác thanh tra, kiểm tra về thuế XNK được thực hiện thường xuyên và số lượng các cuộc thanh tra của năm sau cao hơn năm trước. Việc thanh tra tại trụ sở DN được chú trọng và tăng cường hơn qua các năm.

Về nội dung, ngoài việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến công tác hải quan như: Thực hiện chính sách XNK, quy trình thủ tục Hải quan; phân loại hàng hóa đối với một số loại hình hàng hóa XNK, một số mặt hàng trọng điểm, nhạy cảm có thuế suất cao tại các Chi cục Hải quan; việc chấp hành chế độ, chính sách pháp luật về hoạt động XNK của các DN... thì thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế XNK được đặc biệt chú trọng. Qua đó, đã phát hiện và truy thu số tiền thuế lớn và tăng theo các năm.

Có thể thấy, trong những năm gần đây, công tác thanh tra thuế XNK đã phát huy được vai trò trong công tác quản lý thuế, góp phần tăng thu NSNN, chống thất thu thuế, đảm bảo tiêu chí thu đúng, thu đủ.

2.2.2.2. Công tác kiểm tra sau thông quan thuế XNK

Kiểm tra sau thông quan thuế XNK bao gồm công tác phúc tập tờ khai tại các Chi cục Hải quan và công tác kiểm tra sau của Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Kiểm tra sau thông quan nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà DN đã khai, nộp,

xuất trình với cơ quan hải quan; thẩm định việc tuân thủ của DN đối với pháp luật hải quan, pháp luật thuế và các pháp luật khác liên quan đến quản lý hàng hóa XK, NK. Cơ quan hải quan áp dụng phương pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra và hình thức kiểm tra sau thông quan. Trên thực tế tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định, công tác phúc tập tờ khai không đem lại hiệu quả cao như mong muốn, thường chỉ mang tính hình thức, kiểm đếm số lượng chứng từ, chưa đi sâu vào kiểm tra hồ sơ. Tuy nhiên, công tác kiểm tra sau tại Chi cục KTSTQ trong những năm qua đạt được kết quả khá tốt; kết quả công tác kiểm tra thuế XNK thể hiện tại bảng 2.6.

Bảng 2.6. Kết quả công tác kiểm tra thuế XNK (Kiểm tra sau thông quan)

Năm

Phúc tập hồ sơ

(số hồ sơ hải quan) Kiểm tra sau thông quan Số HS phải phúc tập Số HS đã phúc tập Tỷ trọng (%) Số DN kiểm tra tại trụ sở CQHQ Số DN kiểm tra tại trụ sở DN Số tiền thuế truy thu cho NSNN (triệu đồng) 2014 12.840 12.840 100 9 19 1.819 2015 20.135 20.135 100 13 26 3.290 2016 21.840 21.840 100 30 30 5.800 2017 25.536 25.536 100 34 29 2.294 2018 30.204 30.204 100 21 29 1.771

(Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Bình Định)

Theo đó, số lượng DN đã kiểm tra tại trụ sở DN ngày càng tăng từ 19 DN năm 2014 lên 29 DN năm 2018, số tiền thuế truy thu năm 2018 là 1.771 triệu đồng. Để đạt được kết quả như trên, hằng năm, Cục Hải quan tỉnh Bình Định căn cứ kế hoạch kiểm tra sau thông quan đã được Tổng cục Hải quan phê duyệt, chỉ đạo và giao Chi cục KTSTQ bám sát

nhiệm vụ, chỉ tiêu và các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa XNK để kiểm tra tính tuân thủ pháp luật hải quan và chống thất thu thuế cho NSNN. Bên cạnh đó, tập trung phân loại đối tượng là các DN trọng tâm, trọng điểm, lĩnh vực có rủi ro cao, làm rõ các dấu hiệu vi phạm gây thất thu cho ngân sách như loại hình gia công, sản xuất hàng XK, các dự án đầu tư miễn thuế, các trường hợp khai sai mã số, thuế suất, không chấp hành thủ tục khai hải quan... qua đó tổ chức nghiên cứu thu thập, phân tích thông tin, phối hợp với các đơn vị như Phòng nghiệp vụ, Phòng Phòng chống buôn lậu và Xử lý vi phạm, các Chi cục Hải quan để triển khai công tác kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả cao.

2.2.2.3. Về trình tự thủ tục thanh tra/kiểm tra thu thuế tại DN

Các bước cơ bản được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nội dung thanh tra/kiểm tra

- Trước khi tiến hành thanh tra/kiểm tra, phải tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình để tiến hành thanh tra/kiểm tra như: thông tin chung về DN (thời gian hoạt động, vốn điều lệ, ngành nghề, chi nhánh, người đại diện pháp luật, vv…), số TK ngân hàng, tờ khai tháng và tờ khai quyết toán năm của thuế XNK. Thời gian nắm tình hình không quá 15 ngày làm việc. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc nắm tình hình, người nắm tình hình có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin thu thập được, lập báo cáo bằng văn bản gửi người giao nhiệm vụ nắm tình hình. Nội dung báo cáo làm rõ các nội dung: Tổng hợp thông tin đã thu thập được về đối tượng thanh tra; đối chiếu các thông tin kê khai với quy định tại các văn bản thuế liên quan, đồng thời đối chiếu số thuế kê khai với quy mô DN, rút ra những nhận định, đánh giá những nghi vấn, khả năng và dấu hiệu sai phạm về thu, nộp, nợ

thuế; đề xuất những nội dung cần thanh tra/kiểm tra, trong đó nêu rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; những cơ quan, tổ chức, cá nhân cần đến kiểm tra, xác minh.

- Căn cứ thông tin đã thu thập được, công chức được lựa chọn làm Trưởng đoàn thanh tra lập báo cáo đề xuất thành lập đoàn thành tra. Căn cứ báo cáo, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra/kiểm tra, công chức được cử làm Trưởng đoàn thanh tra dự thảo quyết định thanh tra và xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra (trường hợp thanh tra đột xuất thì việc xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra có thể thực hiện sau, nhưng tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra). Đồng thời, lập bảng phân công nhiệm vụ, xem xét nội dung để xác định số ngày dự kiến hoàn thành công tác thanh tra/kiểm tra. Việc phân công giao nhiệm vụ dựa vào năng lực của các thành viên Đoàn thanh tra/kiểm tra để có thể đáp ứng nội dung yêu cầu thanh tra/kiểm tra. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo quyết định thanh tra, người có thẩm quyền ký ban hành quyết định thanh tra. Quyết định thanh tra sau khi ban hành phải được gửi cho đối tượng thanh tra và các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật về thanh tra. Chậm nhất 5 ngày trước ngày công bố quyết định thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có thông báo về việc công bố quyết định thanh tra gửi đối tượng thanh tra.

Bước 2: Tiến hành thanh tra/kiểm tra

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Thời gian thực hiện một cuộc kiểm tra tối đa là 5 ngày làm việc và một cuộc thanh tra tối đa là 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định. Trường hợp trong quá trình thanh tra/kiểm tra, cần phải đối chiếu, xác

minh, thu thập thêm bằng chứng thì có thể gia hạn thời gian nhưng tối đa không quá 5 ngày làm việc đối với kiểm tra và 30 ngày đối với thanh tra. Tất cả các nội dung thanh tra/kiểm tra được xác nhận bằng biên bản chi tiết cho từng nội dung, khoản mục thanh tra/kiểm tra, số liệu này là cơ sở để tổng hợp và lập biên bản chính thức, ban hành kết luận thanh tra/kiểm tra. Quá trình tiến hành thanh tra/kiểm tra đều được ghi vào nhật ký, với mục đích xác định và kiểm soát thời gian cũng như nội dung công việc đã làm của đoàn thanh tra/kiểm tra.

Nội dung thanh tra/kiểm tra thuế XNK đối với DN được thực hiện bằng cách xem xét số liệu và xác lập hồ sơ chứng cứ như sau:

- Kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp:

+ Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp của sổ cái, sổ chi tiết; kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ cái, sổ chi tiết;

+ Kiểm tra tính chính xác, trung thực của các nội dung trên tờ khai Hải quan hàng tháng và quyết toán năm, đối chiếu giữa số kê khai trên tờ khai thuế với sổ sách kế toán.

- Kiểm tra chi tiết:

+ Kiểm tra thủ tục, chế độ kế toán áp dụng; kiểm tra các thủ tục pháp lý về nội dung đăng ký kinh doanh;

+ Đối chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán với sổ kế toán;

+ Kiểm tra nội dung kinh tế ghi trên hoá đơn chứng từ, truy vấn các nội dung có nghi vấn của hoá đơn bán ra;

+ Kiểm tra chứng từ nộp thuế tại DN, đối chiếu số tiền thuế đã nộp từ chứng từ nộp với số liệu trên báo cáo tài chính;

+ Tiến hành lập các biên bản chi tiết theo từng nội dung thanh tra/kiểm tra như: kiểm tra sản lượng tính thuế/phí, giá tính thuế, thuế suất, mức phí làm cơ sở cho lập biên bản kết luận sau thanh tra/kiểm tra. Kết thúc thanh tra/kiểm tra sẽ thiết lập biên bản tổng hợp về tình

hình chấp hành pháp luật về thuế, chế độ kế toán, chế độ hoá đơn, chứng từ. Biên bản sẽ được thông báo công khai cho DN được thanh tra/kiểm tra biết, xác nhận số liệu thanh tra/kiểm tra. Biên bản thanh tra phải có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra. Biên bản thanh tra được lập thành 03 bản, 01 bản gửi đối tượng thanh tra giữ; 02 bản lưu Đoàn thanh tra. Biên bản thanh tra phải ghi rõ số trang và các phụ lục đính kèm (nếu có); Biên bản thanh tra và các phụ lục kèm được đóng dấu giáp lai của đối tượng thanh tra. Trường hợp không đóng dấu giáp lai thì biên bản thanh tra và các phụ lục kèm phải được hai bên ký từng trang.

Bước 3: Kết thúc thanh tra/ kiểm tra và xử lý sai phạm

Căn cứ vào biên bản kết luận các hành vi vi phạm và đề xuất của Đoàn thanh tra/kiểm tra, Lãnh đạo Cục Hải quan sẽ ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về thuế, trong đó bao gồm xử phạt hành vi trốn thuế, kê khai sai, phạt hành chính về thủ tục và phạt chậm nộp thuế. Quyết định xử lý sẽ được gửi đến cho NNT trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký.

Hầu hết các hồ sơ thanh tra/kiểm tra lưu trữ tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định đều thực hiện đầy đủ các bước và các thủ tục trong quy trình trên. Có một số trường hợp bị chậm tiến độ do các nguyên nhân khách quan như: DN nộp công văn xin gia hạn, hồ sơ chuyển sang cơ quan công an chờ kết quả điều tra, hồ sơ chờ chỉ đạo của Tổng cục Hải quan…

Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy các Đoàn thanh tra/kiểm tra thực hiện khâu phân tích trước khi thanh tra/kiểm tra rất sơ sài, không dựa trên đặc thù của từng loại hình DN để tiến hành phân tích rủi ro, gần như tất cả các hồ sơ đều phân tích chung chung ở các chỉ tiêu về sự biến động bất thường của doanh thu, chi phí giữa các năm với nhau, do đó chưa phát hiện rủi ro thực sự của từng loại hình DN khi

phân tích, dẫn đến việc đề xuất thời kỳ thanh tra/kiểm tra và nội dung thanh tra/kiểm tra bị sai lệch, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc thanh tra/kiểm tra.

2.2.2.4. Phương pháp thanh tra/kiểm tra

Thực chất của việc kiểm soát thu thuế XNK đối với hoạt động XNK thông qua công tác thanh tra/kiểm tra là kiểm soát về khối lượng mặt hàng tính thuế và các quy định hiện hành về phương pháp tính thuế. Qua khảo sát hồ sơ và làm việc thực tế, tác giả nhận thấy các Đoàn thanh tra/kiểm tra tại Cục Hải quan tỉnh Bình Định chủ yếu sử dụng phương pháp đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ kế toán, giữa sổ sách và hồ sơ khai thuế, giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết trên các tài khoản.

Qua nghiên cứu hoạt động kiểm soát trong công tác thanh tra/kiểm tra thuế đối với các DN XNK do Cục Hải quan tỉnh Bình Định thực hiện từ năm 2014 đến 2018, tác giả sử dụng 20 hồ sơ đã được thanh tra/kiểm tra, tiến hành phân tích, đánh giá hành vi vi phạm phổ biến. Tổng hợp từ 20 biên bản thanh tra/kiểm tra thuế cho thấy tình hình có các sai phạm thể hiện tại bảng 2.7 như sau:

Bảng 2. 7. Tổng hợp hành vi vi phạm qua thanh tra/kiểm tra thuế XNK

STT Hành vi vi phạm Số DN vi

phạm

1 Khai sai sản lượng tính thuế 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình định (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)