Thấy được giá trị kinh tế của cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu. Tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều (VINACAS, 2007) [11].
Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ NN&PTNN) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS) [11].
Trong suốt 10 năm liền từ 1990 – 1999, cây điều Việt Nam từ chỗ chỉ có vài chục ngàn ha với sản lượng mấy chục ngàn tấn, xuất khẩu nhỏ lẻ, thì năm 1999 Việt Nam đã có sản lượng 100 ngàn tấn điều thô, sản lượng nhân xuất khẩu đạt 28 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 164 triệu USD. Công nghiệp chế biến điều phát triển mạnh mẽ, sản lượng điều thô trong nước bắt đầu không đủ cung cấp cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Do vậy mà năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi [11]. Theo Trần Công Khanh, diện tích, năng suất, sản lượng điều trong nước từ năm 1995 đến năm 2011 được thể hiện qua bảng 1.3.
Số liệu bảng 1.3 cho thấy: Diện tích điều tăng dần từ năm 1995, đạt cao nhất ở năm 2007 (439,9 ngàn ha) và giảm dần (khoảng 20 ngàn ha/năm), đến năm 2011, diện tích điều cả nước chỉ còn 362,6 ngàn ha (Trần Công Khanh và đồng sự, 2012) [18].
Năng suất điều từ năm 1995 – 2011 luôn biến động, thấp nhất là 1998: 0,39 tấn/ha và cao nhất là 2005 : 1,07 tấn/ha, từ năm 2006 trở lại đây, năng suất điều giảm dần cho đến năm 2011 chỉ còn 0,91 tấn/ha [31].
Bảng 1.3. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lƣợng điều từ năm 1995 – 2011 Số TT Năm Diện tích tổng số (1000 ha) Diện tích thu hoạch (1000 ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (1000 tấn) 1 1995 190,4 95,7 0,56 53,5 2 1996 197,1 107,8 0,55 58,5 3 1997 204,4 117,8 0,54 63,2 4 1998 193,5 139,6 0,39 55,1 5 1999 188,1 148,8 0,40 59,7 6 2000 199,2 146,5 0,64 94,1 7 2001 214,5 161,9 0,74 119,4 8 2002 204,6 176,4 0,83 145,7 9 2003 261,4 186,6 0,91 168,9 10 2004 297,5 201,8 0,99 200,3 11 2005 349,6 223,9 1,07 238,3 12 2006 433,0 350,0 1,00 350,0 13 2007 439,9 302,8 1,03 312,4 14 2008 406,7 321,1 0,96 308,5 15 2009 391,4 340,5 0,86 291,9 16 2010 372,6 340,3 0,85 289,9 17 2011 362,6 330,3 0,91 301,7
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam, năm 2012 diện tích điều cả nước khoảng 362,6 ngàn ha, diện tích thu hoạch là 330,3 ngàn ha với tổng sản lượng 289,9 ngàn tấn hạt điều nguyên liệu (Niên giám thống kê, 2013) [51].
USD, cao nhất từ trước tới nay (VINACAS, 2013), trong đó có khoảng 50% sản lượng xuất khẩu là nguồn điều thô nhập nội từ các nước châu Phi, Lào và Campuchia [31].
Xuất khẩu hạt điều năm 2013 đạt 261,0 nghìn tấn với kim ngạch gần 1,7 tỷ USD, tăng 17,9% về lượng và tăng 12,0% về kim ngạch so với năm 2012. Giá xuất khẩu bình quân năm 2013 của hạt điều đạt 6.305 USD/tấn, tăng 31,9% so với năm 2012. Nếu tính cả mặt hàng dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm hạt điều chế biến sâu thì cả năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành điều vào khoảng 1,8 - 1,9 tỷ USD (Cục xuất nhập khẩu, 2014) [31].
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2016, cả nước đã xuất khẩu được 346.844 tấn hạt điều, đạt kim ngạch 2,8 tỷ USD (tăng 5,7% về lượng và tăng 18,3% về kim ngạch so với năm 2015). Với kết quả này, ngành điều Việt Nam sẽ là nông sản chủ lực đầu tiên đánh dấu mốc chiếm 50% tổng giá trị nhân điều xuất khẩu của toàn cầu.
Tính đến năm 2016, nhân hạt điều Việt Nam được xuất khẩu đến 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ chiếm cao nhất (khoảng 35%), kế đến là một số nước châu Âu (25%), Trung Quốc (18%). Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước hiện mới đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu của các doanh nghiệp, do đó, Việt Nam cũng đang nhập khẩu trên 1 triệu tấn hạt điều thô, chủ yếu từ Châu Phi để phục vụ chế biến (VINACAS, 2017)[40].
Theo quy hoạch của Bộ NN&PTNN, quỹ đất dành cho cây điều ở nước ta sẽ vào khoảng 400.000 ha và nâng năng suất lên 2 tấn hạt/ha, để có được 800.000 tấn hạt điều cho các doanh nghiệp. Nếu thị trường ổn định, ngành điều
Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới, chỉ giữ lại 7% tổng sản lượng cho tiêu dùng nội địa và chiếm thị phần hơn 50% thương mại điều toàn cầu. Phần lớn diện tích trồng điều tại Việt Nam tập trung ở miền Nam, với năng suất trung bình 1.06 tấn/ha. Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 450.000 tấn điều thô đến năm 2020, từ diện tích 350.000 ha. Mỹ và Hà Lan là các thị trường xuất khẩu hạt điều chính của Việt Nam trong năm 2016[48].