Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học với phần mềm Excel, Statgraphic 7.0 và Statistix 8.2.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng của đất trƣớc và sau khi thí nghiệm, tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Phân tích đất là một công cụ cơ bản cho phép ta xác định khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho các cây trồng. Thông qua phân tích đất ta có thể biết được cây trồng bị thiếu hụt dinh dưỡng hay bị gây độc bởi nồng độ chất dinh dưỡng quá cao. Có thể nói phân tích đất là cơ sở cho việc bón phân hợp lý, cải thiện điều kiện dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất cao và phẩm chất tốt.
Để tìm hiểu về đặc điểm nông học của đất và khả năng sử dụng chất dinh dưỡng của cây điều chúng tôi tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng của đất trước và sau thí nghiệm để biết được hàm lượng các chất cây cần hấp thụ từ đó đưa ra công thức bón phân hợp lý giúp thu được năng suất cao, đồng thời giúp cải tạo đất. Kết quả phân tích mẫu đất được trình bày ở bảng 3.1.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy hàm lượng các chất trong đất trước và sau thí nghiệm có những thay đổi nhất định, cụ thể như sau:
3.1.1. Độ pH trong đất trước và sau thí nghiệm
Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Theo phân chia của Lê Văn Khoa (2001) pH < 4,5 thì đất thuộc loại rất chua, pH từ 4,5 – 5 thì đất thuộc loại chua vừa, độ pH từ 5 – 5,5 đất thuộc loại chua nhẹ, độ pH từ 5,5 – 6 thì đất thuộc loại gần trung tính và pH > 6 thì đất thuộc loại trung tính.
Độ pH trong đất trước thí nghiệm có trị số là 5,1, đất chua nhẹ. Sau khi thu hoạch độ pH trong đất không có sự thay đổi nhiều, độ pH trong đất ở các
công thức thí nghiệm dao động từ 4,8 – 5,1. Điều này chứng tỏ việc bón phân N, K không gây mất cân đối dinh dưỡng trong đất, không gây chua cho đất.
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng của đất trƣớc và sau thí nghiệm, tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017 TT Tên mẫu pHKCl OM (%) N dt (mg/100g) P2O5 (mg/100g) K2O (mg/100g) I Trƣớc thí nghiệm 5,1 1,39 2,50 2,25 0,58 II Sau thí nghiệm 1 CT 1 5,1 1,48 1,80 1,42 0,46 2 CT 2 5,2 1,52 1,82 1,35 0,50 3 CT 3 5,0 1,80 1,87 1,28 0,41 4 CT 4 5,1 1,84 1,90 1,24 0,45 5 CT 5 4,9 1,89 1,95 1,10 0,40 6 CT6 4,8 1,97 1,98 1,02 0,47
3.1.2. Hàm lượng mùn tổng số (OM) trong đất trước và sau thí nghiệm
Hàm lượng mùn trong đất trước thí nghiệm chiếm 1,39% đất khô, sau thu hoạch hàm lượng mùn trong đất ở các công thức thí nghiệm tăng lên, dao động từ 1,48 – 1,97%. Như vậy, khi bón kết hợp N (2,0 – 3,2 kg Urê/cây) và K (1,0 – 1,3 kg KCl/cây) đồng thời trong lượng phân nền có 20 kg phân chuồng/cây giúp bổ sung lượng mùn cho đất nên không làm ảnh hưởng xấu đến đất mà tăng lượng mùn trong đất. Điều này chứng tỏ khi tăng lượng N, K đã cung cấp thêm dinh dưỡng N, K cho đất giúp cho vi sinh vật chuyển hóa mùn tốt hơn, nó không làm
3.1.3. Hàm lượng nitơ dễ tiêu (Ndt) trong đất trước và sau thí nghiệm
Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất trước thí nghiệm là 2,5 mg/100 g đất. Hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất sau khi thu hoạch ở các công thức thí nghiệm giảm xuống so với trước khi thí nghiệm. Sự biến động về hàm lượng nitơ dễ tiêu ở các công thức từ 1,80 – 1,95 mg/100 g đất, cụ thể ở CT1 là 1,80 mg/100 g đất, CT2 là 1,82 mg/100 g đất, CT3 là 1,87 mg/100 g đất, CT4 là 1,90 mg/100 g đất, CT5 là 1,95 mg/100 g đất, CT6 là 1,98 mg/100 g đất. Điều đó chứng tỏ trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây điều nhu cầu về chất dinh dưỡng rất cao đặc biệt là nitơ dễ tiêu, cây đã lấy từ đất một lượng nitơ lớn làm hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất ở các công thức thí nghiệm giảm xuống so với trước thí nghiệm.
3.1.4. Hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5) trong đất trước và sau thí nghiệm
Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất trước thí nghiệm là 2,25 mg/100 g đất. Sau khi thu hoạch và cây đã hấp thụ thì hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các công thức thí nghiệm giảm xuống, cụ thể ở các CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 lần lượt là 1,42 mg/100 g đất, 1,35 mg/100 g đất, 1,28 mg/100 g đất, 1,24 mg/100 g đất, 1,10 mg/100 g đất, 1,02 mg/100 g đất. Điều đó phản ánh khả năng hấp thu lân dễ tiêu của cây điều ở các công thức thí nghiệm tốt. Như vậy, khi bón phân N, K đã làm cây điều tăng khả năng hấp thu lân dễ tiêu trong đất.
3.1.5. Hàm lượng kali dễ tiêu (K2O) trong đất trước và sau thí nghiệm
Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất trước thí nghiệm đạt trị số 0,58 mg/100 g đất. Hàm lượng kali dễ tiêu trong đất sau khi thu hoạch ở các công thức thí nghiệm đều thấp hơn trước khi bón phân, dao động từ 0,40 – 0,50 mg/100 g đất. Điều này cho thấy khi bón kết hợp N, K có tác dụng tốt đến khả năng hấp thu kali dễ tiêu có trong đất của cây điều.
3.1.6. Nhận xét chung
Nền đất trồng điều trước thí nghiệm thuộc loại đất chua (pH thấp: 5,1), đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất thấp và khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất của cây điều chưa cao. Khi bón hàm lượng N, K khác nhau kết hợp với nền là phân chuồng và lân đã góp phần làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu, tăng lượng mùn trong đất, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây điều.
3.2. Ảnh hƣởng của liều lƣợng N và K đến một số chỉ tiêu hóa sinh trong lá điều thời kỳ kinh doanh, trồng ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
3.2.1. Hàm lượng chất khô tích luỹ trong lá điều
Kết quả phân tích hàm lượng chất khô trong lá điều qua ba giai đoạn sinh trưởng, phát triển được chúng tôi trình bày tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hàm lƣợng chất khô trong lá các giai đoạn sinh truởng, phát triển của cây điều ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức
Giai đoạn ra lá non Giai đoạn ra hoa Giai đoạn ra quả Hàm lượng chất khô (%) CV% Hàm lượng chất khô (%) CV% Hàm lượng chất khô (%) CV% CT1 (ĐC) 38,24 2,25 31,89 0,70 31,74 1,48 CT2 38,37 0,90 32,03 0,77 33,13* 1,47 CT3 40,09 4,55 32,20 1,72 34,52* 1,01 CT4 40,42* 3,86 34,31* 2,03 36,50* 0,88 CT5 40,77* 1,78 35,24* 1,72 38,12* 0,93
Từ kết quả phân tích của bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy:
Giai đoạn cây ra lá non: Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm dao động từ 38,24 – 41,89%. Hàm lượng chất khô trong lá điều cao nhất ở CT6 (41,89%), tiếp đến là CT5 (40,77%) và thấp nhất là CT1(ĐC) (38,24%). Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức còn lại tương đương nhau. Sự sai khác về hàm lượng chất khô giữa CT1(ĐC) với CT4, CT5, CT6 có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với CT2, CT3 không có ý nghĩa thống kê.
Giai đoạn cây ra hoa: Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm đều cao hơn CT1(ĐC). Hàm lượng chất khô trong lá điều ở CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT6 theo xu hướng tăng dần, dao động 31,89 – 35,81%, cao nhất ở CT6 (35,81%), thấp nhất ở CT1(ĐC) 31,89%. Sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với CT4, CT5, CT6 có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tuy nhiên sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với CT2, CT3 không có ý nghĩa thống kê.
Giai đoạn cây ra quả: Hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm dao động từ 31,74 – 39,84%. Trong đó hàm lượng chất khô trong CT6 là cao nhất (39,84%) và thấp nhất là CT1 (31,74%). Sự sai khác về hàm lượng chất khô trong lá giữa CT1(ĐC) với các công thức thí nghiệm còn lại đều có ý nghĩa thống kê.
Tóm lại, hàm lượng chất khô trong lá điều ở các công thức thí nghiệm đều tăng tỷ lệ thuận với mức bón phân kết hợp N, K đặc biệt là mức nitơ và cao hơn so với CT1(ĐC). Điều đó cho thấy việc bón kết hợp 2,0 - 3,2 kg Urê /cây và 1,0 - 1,3 kg KCl /cây có tác động tốt đến quá trình tích lũy chất khô trong lá điều ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
3.2.2. Hàm lượng nước trong lá điều
Hàm lượng nước trong cây thường đạt khoảng 70 – 90% khối lượng của cây, tuy nhiên hàm lượng nước trong cây thay đổi tùy theo loài, mô và các bộ phận của cây. Ngoài ra, hàm lượng nước còn phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển và điều kiện sống của cây.
Kết quả phân tích hàm lượng nước trong lá điều qua ba giai đoạn sinh trưởng, phát triển được chúng tôi trình bày tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hàm lƣợng nƣớc trong lá các giai đoạn sinh truởng, phát triển của cây điều trồng ở Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức
Giai đoạn ra lá non Giai đoạn ra hoa Giai đoạn ra quả
Hàm lượng nước (%) CV% Hàm lượng nước (%) CV% Hàm lượng nước (%) CV% CT1 (ĐC) 61,76* 1,39 68,11* 0,33 68,26* 0,69 CT2 59,91 0,60 67,80* 0,37 65,48* 0,77 CT3 61,63* 2,83 67,97* 0,81 66,87* 0,50 CT4 59,23 2,66 65,69* 1,06 63,50* 0,51 CT5 59,58 1,21 64,76 0,94 61,88* 0,57 CT6 58,11 0,93 64,20 0,45 60,16 1,32
+ Giai đoạn ra lá non: Hàm lượng nước trong lá điều giai đoạn ra lá non dao động từ 58,11 – 61,76%. Công thức thí nghiệm có hàm lượng nước cao nhất là CT1 (61,76%) và CT6 có hàm lượng nước thấp nhất (58,11%). Tuy nhiên, chỉ có CT1 và CT3 là sai khác có có ý nghĩa thống kê với các CT còn lại.
+ Giai đoạn ra hoa: Hàm lượng nước trong lá điều giai đoạn ra hoa dao động từ 64,20 – 68,11%. Công thức thí nghiệm có hàm lượng nước cao nhất là CT1 (68,11%), CT6 có hàm lượng nước thấp nhất (64,20%). Các CT1, CT2, CT3 và CT4 có hàm lượng nước trong lá sai khác có ý nghĩa thống kê với CT5 và CT6.
+ Giai đoạn ra quả: Hàm lượng nước trong lá điều giai đoạn ra quả dao động từ 60,16 – 68,26%. Công thức thí nghiệm có hàm lượng nước cao nhất vẫn là CT1(ĐC) (68,26%), kế đến là CT3 (66,87%), CT6 có hàm lượng nước thấp nhất (60,16%), kế đến là CT5 (61,88%). Các công thức còn lại có hàm lượng nước tương đương nhau. Sự sai khác giữa các công thức với CT6 đều có ý nghĩa thống kê.
Nhận xét: Hàm lượng nước trong lá biến động theo hướng ngược lại với hàm lượng chất khô. Hàm lượng nước ở CT6 qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển là thấp nhất chứng tỏ hàm lượng chất khô trong lá điều ở CT6 được tích lũy nhiều nhất, đây là công thức được bón với liều lượng N, K cao nhất. Công thức thí nghiệm được bón với hàm lượng N, K cao thì khả năng tích lũy chất khô càng cao.
3.2.3. Hàm lượng diệp lục trong lá điều qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. triển.
Quang hợp đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sống của thực vật, là hoạt động cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Vì vậy nếu cây quang hợp
càng mạnh thì khả năng tích lũy chất hữu cơ càng tăng, góp phần tăng năng suất cây trồng [1].
Trong thành phần cấu tạo nên bộ máy quang hợp của cây, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp là nhóm sắc tố lục. Sắc tố lục hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Tế bào nhu mô lá của thực vật bậc cao có chứa DL a và DL b có vai trò quan trọng trong quang hợp. DL a trực tiếp tham gia vào phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, còn DL b làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thụ được cho DL a. Việc xác định hàm lượng, tỷ lệ các dạng DL có trong lá giúp đánh giá được mức độ quang hợp, khả năng tổng hợp các chất hữu cơ của cây [17].
Để tìm hiểu ảnh hưởng của việc bón kết hợp các mức N, K đến hàm lượng diệp lục trong lá qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây điều, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả trình bày ở bảng 3.4, 3.5, 3.6.
3.2.3.1. Hàm lượng diệp lục trong lá điều ở giai đoạn ra lá non
Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục (DL) trong lá điều ở giai đoạn ra lá non được trình bày ở bảng 3.4.
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy:
Về hàm lượng DL a trong lá ở giai đoạn ra lá non của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,02 - 1,47 (mg/g lá tươi), công thức có hàm lượng DL a cao nhất là CT6 (1,47 mg/g lá tươi), kế đến là CT5 (1,46 mg/g lá tươi).... và thấp
Bảng 3.4. Hàm lƣợng diệp lục trong lá giai đoạn ra lá non của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức
Hàm lượng diệp lục trong lá điều giai đoạn ra lá non DL a DL b DL (a+b) Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% CT1 (ĐC) 1,02 2,59 0,37 1,78 1,39 1,95 CT2 1,11 6,75 0,39 11,42 1,50 7,96 CT3 1,39* 2,20 0,46* 11,87 1,85 3,16 CT4 1,33* 10,63 0,44* 9,52 1,76 6,17 CT5 1,46* 6,35 0,44* 3,70 1,89 4,53 CT6 1,47* 6,69 0,54* 6,42 2,00* 6,55 LSD0,05 0,13 0,06 0,14
Về hàm lượng DL b trong lá điều ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,37 – 0,54 mg/g lá tươi. Trong đó công thức có hàm lượng DL b cao nhất là CT6 (0,54 mg/g lá tươi), đây cũng là công thức bón với hàm lượng N, K cao nhất (3,2 kg Urê/cây và 1,3 kg KCl/cây). Công thức có hàm lượng DL b thấp nhất là CT1(ĐC) (0,37 mg/g lá tươi), tiếp đến là CT2 (0,39 mg/g lá tươi). Giống như DL a, hàm lượng DL b trong lá của các công thức CT3, CT4, CT5, CT6 là khác biệt có ý nghĩa so với công thức CT1(ĐC) và CT2.
Còn hàm lượng DL (a+b) của các công thức thí nghiệm dao động từ 1,39 – 2,00 mg/g lá tươi. Hàm lượng DL (a+b) ở các công thức đều cao hơn CT1(ĐC), cao nhất ở CT6 (2,00 mg/g lá tươi), tiếp đến là CT5 (1,89 mg/g lá tươi) và thấp
nhất ở CT1(ĐC) (1,39 mg/g lá tươi), tiếp đến CT2 (1,5 mg/g lá tươi). Sai khác về DL (a+b) giữa CT6 với các công thức còn lại (trừ CT5) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
3.2.3.2. Hàm lượng diệp lục trong lá điều ở giai đoạn ra hoa
Kết quả phân tích hàm lượng DL trong lá điều ở giai đoạn ra hoa được trình bày ở bảng 3.5
Bảng 3.5. Hàm lƣợng diệp lục trong lá giai đoạn ra hoa của cây điều, trồng tại Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, năm 2017
Công thức
Hàm lượng diệp lục trong lá điều giai đoạn ra hoa DL a DL b DL (a+b) Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% Hàm lượng (mg/g lá tươi) CV% CT1 (ĐC) 0,94 5,62 0,30 17,02 1,24 8,28 CT2 1,27* 9,36 0,39 8,60 1,67* 9,03 CT3 1,05 12,19 0,32 8,75 1,36 11,37 CT4 1,09 9,79 0,33 15,47 1,42 10,90 CT5 1,18 4,759 0,37 12,74 1,55* 6,62 CT6 1,38* 11,12 0,42* 10,94 1,80* 11,05 LSD0,05 0,16 0,07 0,22
Kết quả phân tích từ bảng 3.5 cho thấy, hàm lượng DL a của các công thức ở giai đoạn ra hoa có sự khác nhau, cụ thể có sự biến động từ 0,94 – 1,38 mg/g lá tươi. Công thức có hàm lượng DL a cao nhất là CT6 (1,38 mg/g lá tươi)
a ở CT6 và CT2 so với CT1, CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê, nhưng sự sai khác giữa CT6 và CT2 không có ý nghĩa thống kê.
Hàm lượng DL b ở các công thức dao động từ 0,30 – 0,42 mg/g lá tươi. Trong đó, CT6 có hàm lượng DL b cao nhất (0,42 mg/g lá tươi), thấp nhất ở CT1(ĐC) (0,30 mg/g lá tươi). Sự sai khác về hàm lượng DL b giữa CT6 với CT1(ĐC), CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng DL b giữa CT6, CT5 và