Tình hình nghiên cứu điều trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng n, k đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây điều (anacardium occidentale l ) trồng tại xã cát hanh, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 38 - 44)

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi tập trung tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phân bón cho cây điều và sâu bệnh hại điều.

- Nghiên cứu về phân bón cho cây điều

Điều là cây cho quả lâu năm, hàng năm tiêu hao một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất. Cây càng lớn cho năng suất càng cao, yêu cầu dinh dưỡng ngày một nhiều hơn, đặc biệt là đạm, để ra hoa kết quả. Vì vậy thường xuyên phải bổ sung chất dinh dưỡng cho vườn điều [10].

Mặc dù tỉ lệ dinh dưỡng NPK thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cây điều ở thời kỳ cây con là 3:1:1 (Ohler, 1988), nhưng do đặc thù dinh dưỡng từng vùng đất và các yếu tố khác nên liều lượng cần cung cấp sẽ khác nhau. Nhu cầu phân bón N, P, K của cây điều được trình bày ở bảng 1.4 [7].

Bảng 1.4. Nhu cầu phân bón N, P, K đối với cây điều ở Việt Nam

Tuổi cây (năm)

Nhu cầu dinh dưỡng cần bón (gam/cây/năm) N P2O5 K2O

1 60 20 20

2 125 30 40

3 200 40 60

Theo Phạm Văn Biên và Nguyễn Thanh Bình (1999), bón phân cho điều được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ kiến thiết cơ bản thường kéo dài từ khi trồng đến năm thứ 3. Ở giai đoạn này cây điều rất nhạy cảm với phân bón đặc biệt là đạm (N), do đó tỷ lệ N : P2O5 : K2O = 3:1:1 được coi là thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của điều (Dẫn theo Phan Thanh Hải, 2007) [10]. Lượng phân bón khuyến cáo thời kỳ kiến thiết cơ bản được trình bày ở bảng 1.5.

Bảng 1.5. Liều lƣợng phân bón cho điều thời kỳ kiến thiết cơ bản

Tuổi cây(năm) Số đợt bón/năm Dạng nguyên chất (g/cây/đợt phân bón) Dạng thương phẩm (g/cây/đợt bón) N P2O5 K2O Urê Supe lân KCl 1 4 - 5 9 3 3 20 20 5 2 3 - 4 30 10 10 60 60 15 3 3 90 30 30 180 180 45

(Nguồn: Phạm Văn Biên và Nguyễn Thanh Bình, 1999)

Thời kỳ khai thác, từ năm thứ tư trở đi, lượng phân bón khuyến cáo thời kỳ khai thác được trình bày ở bảng 1.6.

Bảng 1.6. Liều lƣợng phân bón cho điều thời kỳ khai thác

Tuổi cây (năm) Số đợt bón/năm Dạng nguyên chất (g/cây/đợt phân bón) Dạng thương phẩm (g/cây/đợt bón) N P2O5 K2O Urê Super lân KCl 4 1 300 100 100 650 650 150 2 200 130 130 450 800 250

Đỗ Trung Bình và ctv (2010), đã đưa ra liều lượng phân khoáng khuyến

cáo cho điều ở giai đoạn kiến thiết cơ bản qua bảng 1.7, 1.8.

Bảng 1.7.Liều lƣợng phân khoáng khuyến cáo cho điều ở giai đoạn kiến thiết cơ bản trồng trên đất xám Tuổi cây (năm) Lượng phân nguyên chất tính trên gốc/năm (g)

Lượng phân nguyên chất tính trên ha (200

cây)/năm (kg)

Quy ra phân thương phẩm trên ha/năm (kg) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Urea Lân VĐ KCl 1 120 60 90 24 12 18 52 75 30 2 145 72 109 29 14 22 63 90 36 3 180 90 135 36 18 27 78 113 45

Bảng 1.8.Liều lƣợng phân khoáng khuyến cáo cho điều ở giai đoạn kiến thiết cơ bản trồng trên đất đỏ

Tuổi Cây (năm)

Lượng phân nguyên chất tính trên

gốc/năm (g)

Lượng phân nguyên chất tính trên ha

(200 cây)/năm (kg)

Quy ra phân thương phẩm trên ha/năm (kg) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Urea Lân VĐ KCl 1 120 90 60 24 18 12 52 113 20 2 145 108 72 29 22 14 63 135 24 3 180 135 90 36 27 18 78 169 30 (Nguồn: Đỗ Trung Bình và ctv, 2010) [5]

Liều lượng phân bón và cách bón khuyến cáo của vườn điều ghép giai đoạn kinh doanh được thể hiện qua bảng 1.9, 1.10.

Bảng 1.9. Liều lƣợng phân khoáng khuyến cáo cho điều ở giai đoạn kinh doanh trồng trên đất xám

Tuổi cây (năm)

Lượng phân nguyên chất tính trên gốc/năm

(g)

Lượng phân nguyên chất tính trên ha (200

cây)/năm (kg)

Quy ra phân thương phẩm trên ha/năm (kg) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Urea Lân VĐ KCl 4 360 180 270 72 36 54 157 225 90 5 432 216 324 86 43 65 188 270 108 6 520 260 390 104 52 78 226 325 130 từ năm thứ 7 trở lên

Điều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng sinh trưởng và mục tiêu năng suất, tăng thêm lượng bón từ 10 - 15%, theo tỷ lệ (N:P2O5:K2O) là (2:1:1,5)

Bảng 1.10.Liều lƣợng phân khoáng khuyến cáo cho điều ở giai đoạn kinh doanh trồng trên đất đỏ

Tuổi cây (năm)

Lượng phân nguyên chất tính trên

gốc/năm (g)

Lượng phân nguyên chất tính trên ha (200

cây)/năm (kg)

Quy ra phân thương phẩm trên ha/năm (kg) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Urea Lân VĐ KCl 4 360 270 180 72 54 36 157 338 60 5 432 324 216 86 65 43 188 405 72 6 520 390 260 104 78 52 226 488 87 từ năm thứ 7

Điều chỉnh liều lượng tùy theo tình trạng sinh trưởng và mục tiêu năng suất, tăng thêm lượng bón từ 10-15%, theo tỷ lệ (N:P O :K O)

Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu cây có dầu miền Nam (1999) cho thấy mức bón 1,5 kg urê + 1,5 kg super lân + 2,3 kg KCl + 20 kg phân chuồng/gốc cho điều 10 năm tuổi ở Bình Dương, cho năng suất 596 kg hạt/ha so với công thức không bón phân là 341 kg/ha [10].

Theo Hồ Huy Cường (2006), bón phân cho điều với liều lượng (5 kg phân chuồng hoai + 200 gam N + 150 gam P2O5 + 100 gam K2O)/cây đã tác động tích cực đến tỷ lệ chồi ra hoa và chồi hữu hiệu đối với cây điều trên đất đỏ vàng ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Năng suất hạt đạt 3,1 kg/cây (tương đương 1.240 kg/ha), cao nhất trong thí nghiệm và tăng so với đối chứng là 55,0%, lợi nhuận đạt 4,0 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận đạt 1,7 lần (Dẫn theo Nguyễn Thanh Phương, 2007) [23].

Các loại phân bón lá với tỷ lệ N:P:K là 10-55-10, 6-30-30, 20-20-20 cũng làm tăng năng suất hạt điều từ 14,2 - 26,7% (Phạm Văn Biên, 2005). Trên đất đỏ bazan vùng Tây Nguyên, khi bón với liều lượng 690N-150P2O5-210K2O thì năng suất hạt điều tăng 22,8% so với khuyến cáo. Trên đất xám bạc màu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, khi bón phân N, P, K cho điều theo tỷ lệ 3:2:1 thì sau 4 năm trồng năng suất hạt điều tăng 48,98% so với tỷ lệ khuyến cáo là 3:1:1. Nhưng khi nâng lượng phân bón lên tỷ lệ 6:2:2 thì năng suất sau 3 năm trồng tăng 56,9% và sau 4 năm trồng tăng 11,9% so với đối chứng (Phạm Văn Biên, 2005) [2].

Như vậy, cho dù trên loại đất nào đi nữa, khi bón phân NPK cân đối sẽ làm tăng số chồi trên đơn vị đất canh tác, tăng tỷ lệ chồi ra hoa, tăng khả năng đậu quả đối với cây điều. Do đó, năng suất hạt khi thu hoạch đã tăng vượt như đã trình bày ở trên. Quan trọng hơn nữa là những kết quả trên đã cho thấy tỷ lệ hợp lý giữa N, P, K khi bón cho điều hoàn toàn khác nhau trên các loại đất canh tác.

Đối với nước ta đất trồng điều chủ yếu là đất xám, đất đồi và đất cát, nghèo mùn, hàm lượng dinh dưỡng thấp, vì vậy cần bổ sung thêm một lượng phân thích hợp cho cây điều, trong đó tỷ lệ phân NPK thế nào là phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của điều là vấn đề cần được nghiên cứu và ứng dụng.

- Nghiên cứu về sâu, bệnh hại điều

Điều là loài cây lâu năm có nhiều loại sâu bệnh phá hoại, Nguyễn Sĩ Giao (1986) và Premkumar (1988) đã liệt kê một số bệnh thường gặp ở các vườn điều như bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), bệnh khô chết (Corticum salmonicolor), bệnh chết đen chồi non chồi hoa, quả non (Collectotrichum gloeosporioides), bệnh thối cổ rễ (Phytophthora palmivora), gây hại trên mọi bộ phận và mọi lứa tuổi, từ rễ, thân, lá, hoa, quả tạo thành những đợt dịch lớn gây tổn thất nghiêm trọng cho người trồng điều [10].

Theo điều tra của Đường Hồng Dật (1999), tại các tỉnh DHNTB, Tây Nguyên và Nam Bộ có 39 loài sâu thuộc 5 bộ, 17 họ và 33 chi khác nhau và 4 loại bệnh chính như bệnh thối cỗ rễ (Phytophthora palmivora), bệnh thán thư (Colletotrichum gloeospirioides), bệnh khô quả non (Lasiodiplodia theobromae

Giffon & Punith.) và bệnh cháy lá (Pestalozzia dichatea), trong đó các loài sâu, bệnh hại nguy hiểm như sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata Helfer.), bọ xít muỗi (Helopeltis antonii Sign.), bệnh thán thư (Colletotrichum gloeospirioides) [10].

Điều tra của Lương Anh Tuấn (2005) [29], sâu hại điều ở tỉnh Quảng Ngãi có 17 loài, trong đó bọ xít muỗi (Helopeltis antonii Sign.), sâu róm đỏ (Cricula trifenestrata Helfer.), sâu phỏng lá (Acrocercops syngrama Meyrick.) là nguy hiểm nhất. Bệnh hại gồm 11 loại, nguy hiểm nhất là bệnh thán thư

hiện với tần số lớn và đã trở thành dịch là bọ xít muỗi. Có 15 loại bệnh phá hại trên hầu hết các bộ phận của cây điều nhưng trong đó phổ biến và thành dịch phá hại cây điều là bệnh thán thư (cành, hoa, hạt), khô chồi, khô hoa... [24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng n, k đến một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất, chất lượng của cây điều (anacardium occidentale l ) trồng tại xã cát hanh, huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)